Tập đế – câu truyện kinh cảm tham ái dẫn đến tái sanh làm dạ xoa, bò, chó, thằn lằn… trong thời hiện đại

(41) TẬP ĐẾ – CÂU TRUYỆN KINH CẢM THAM ÁI DẪN ĐẾN TÁI SANH LÀM DẠ XOA, BÒ, CHÓ, THẰN LẰN… TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

–––––––––––––––

… chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trừ phi ái (taṇhā) được bứng gốc hoàn toàn, bằng không sự tái sanh trong những hiện hữu mới là điều không thể tránh khỏi.

KIẾP SỐNG KHỦNG KHIẾP KHI LÀM DẠ–XOA KHI LÀM BÒ

–––––––––––––––

Khoảng năm 1300 (theo lịch Miến) trong tu viện Payāgyi của Mandalay có một Tăng sinh tên là U Ar Seinna lưu trú. Vị sư này là người có tầm vóc, nước da sáng sủa và có đầy đủ niềm tin trong Pháp (Dhamma).

Sư cũng còn là một tăng sinh giỏi, chuyên tâm nghiên cứu văn học Tam Tạng Thánh Điển.

Một hôm trong khi đang rửa bát vị sư ấy gọi các bạn đồng tu, “Bạch chư đại đức, tôi mong các đại đức hãy bảo trọng, hãy có hành vi cư xử tốt trong khi các đại đức còn đang sống nhờ vào đồ ăn khất thực của các thí chủ. Tôi cũng đang sống một cuộc sống không dễ duôi, vì đã có những kinh nghiệm bản thân trong ba kiếp sống vừa qua.”

Một trong những bạn đồng tu của vị sư ấy mới tò mò hỏi về những tiền kiếp của vị ấy và được vị ấy kể lại như sau:

“Tôi đã chết từ kiếp người và trở thành một nữ dạ xoa. Tôi cực kỳ đau khổ trong kiếp đó. Không có gì để ăn, không có nơi tươm tất để ở, cứ phải lang thang đây đó để tìm một chỗ tạm trú.

Từ kiếp dạ xoa ấy tôi tái sanh làm một con bò kéo xe; tôi được nhốt chung chuồng với một bạn đồng kéo mà mũi của hắn luôn chảy ra một thứ nước hôi thối. Mùi nước mũi của nó trở nên không thể chịu đựng nổi, tôi đã húc vào nó để nó tránh xa tôi ra.

Ông chủ đã đánh tôi vì tội này, nghĩ rằng tôi đang dở thói bắt nạt con bò ấy, và hống hách với nó.

Khi tôi chết từ kiếp đó, tôi lại tái sanh làm người và rất lấy làm kinh cảm (kinh động với cảm xúc tâm linh), nên giờ đây tôi biết chấp nhận cuộc sống của một vị Tỳ–kheo.”

Câu chuyện này cũng được dùng để nhấn mạnh đến sự kiện rằng bao lâu tham ái (taṇhā) còn tồn tại, tái sanh chắc chắn sẽ xảy ra.

Nó cũng chỉ ra cho chúng ta thấy kiếp sống của một dạ xoa khủng khiếp như thế nào và, do thiếu khả năng truyền đạt, một con bò có thể bị người ta hiểu lầm và hậu quả là phải chịu sự ngược đãi ra sao.

Những giải thích này cũng được dùng để đánh thức sự kinh cảm tâm linh nơi chúng ta nữa vậy.

ĐƯỢC TÁI SANH LÀM NGƯỜI TRỞ LẠI SAU KHI LÀM BÒ VÀ CHÓ

–––––––––––––––

Khoảng năm 1300 ME (Lịch Miến), vị Trưởng Lão trụ trì của một ngôi chùa làng ở huyện Monywā bị một thủ lĩnh quân phiến loạn buộc tội ngài đã “ngược đãi” những thuộc cấp của y và bắn chết ngài.

Vị Trưởng lão ấy hiện giờ đang ở trong cõi người, là một vị Tỳ–kheo trở lại. Nghe nói rằng vị ấy thậm chí còn đậu các kỳ thi kinh điển nữa. Vị Tỳkheo này kể lại rằng:

“Sau khi bị bắn chết tôi đã tái sanh làm một con bò, rồi sau đó làm một con chó và hiện nay làm người trở lại.”

Chúng ta thấy, từ mức của một vị Tỳ–kheo trong kiếp người đi xuống mức của một con bò rồi một con chó dường như rất là thoái hoá.

Nhưng đây là sự thật, nếu tham ái (taṇhā) vẫn chưa được đoạn trừ, việc đi xuống nấc thang của sự hiện hữu thấp hơn là điều có thể xảy ra.

Như trường hợp của vị Tỳ–kheo Tissa thời Đức Phật trở thành một con rệp do luyến ái tấm y mới chưa mặc của mình chẳng hạn.

Vì thế, hiểu rằng bất kỳ ai, với tham ái (taṇhā) chưa đoạn trừ (và như thế tà kiến–diṭṭhi, hoài nghi – viccikicchā cũng còn nguyên vẹn), vẫn phải chịu sự tái sanh.

Điều thiết yếu là làm sao phấn đấu để đoạn trừ hoàn toàn tham ái hay ít nhất, cũng phải hành làm sao để diệt trừ tà kiến và hoài nghi.

THẬM CHÍ CÓ THỂ TÁI SANH LÀM THẰN LẰN

–––––––––––––––

Khoảng năm 1323 M.E. ở làng Pha Aung We gần Daik–u, có xuất hiện một đứa bé trai lạ, nó nói rằng trước đây nó là một vị sư trú ngụ trong một ngôi chùa ở làng Ywā Waing cách đó khoảng hai dặm.

Đứa bé thông minh với trí nhớ rất tốt. Khi người ta đưa nó đến ngôi chùa mà nó nói đã từng ở đó, nó có vẻ biết hết tất cả mọi thứ trong ngôi chùa và có thể nhận dạng từng vật rồi nhắc lại đúng tên của những thí thủ dâng cúng nó. Những gì nó nói được thấy là hoàn toàn chính xác.

Đứa bé còn nói sau khi chết trong kiếp làm Tỳkheo ấy nó tái sanh làm một con thằn lằn. Rồi trong kiếp làm thằn lằn, nó thọ nạn khi nhảy từ chùa sang cây dừa kế bên. Nó trượt cái cây và rơi xuống đất gãy xương đùi. Vết thương khiến cho nó chết.

Khi nó chết, nó cỡi trên một chiếc xe bò của một người nông dân từ ngôi làng Pha Aung, mà cánh đồng của ông gần ngôi chùa nó ở, và ở lại trong nhà người nông dân ấy.

Những gì đứa bé nói về việc cỡi trên chiếc xe bò là sự xuất hiện của thú tướng (gati nimitta), dấu hiệu về nơi đến (tái sanh) lúc cận tử.

Câu chuyện này cũng khiến cho chúng ta hiểu được rằng khi tham ái còn thì sự tái sanh hay hiện hữu mới sẽ xảy ra, và nên biết sợ hãi với điều này để lo tu tập Thánh Đạo đoạn trừ tham ái.

Lý do tại sao chúng tôi đưa ra những câu chuyện của thời hiện đại này là, bởi vì có một số người chủ trương rằng không có gì gọi là đời sau cả. Một số khác thì lưỡng lự, bối rối, không thể đi đến kết luận là có hay không có đời sau.

Bất chấp những giải thích rõ ràng trong kinh điển về những kiếp sống mới, nhiều người vẫn hoài nghi về những sự thật này.

Vì thế, để khơi dậy đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp trong đời sau, và để giữ vững được sự tin tưởng ấy, chúng tôi đưa ra những câu chuyện này vậy.

Như đã nói ở trên, do tham ái (taṇhā) mà có tái sanh, nên Đức Thế Tôn đã dạy, “Chính sự đói khát này, chính tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia.”

Ngài cũng đưa ra sự giải thích rõ ràng về taṇhā hay tham ái.

Thế nào là tham ái này?

Trước tiên, có sự khát khao đối với các dục lạc.

Thứ hai, có sự dính mắc vào niềm tin về sự thường hằng.

Và thứ ba có sự chấp giữ vào quan niệm cho rằng không có đời sau.

Ba loại ái này là chân lý hay sự thực về nguồn gốc của khổ (tập đế).

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 25/9/2024