Vô duyên và hữu duyên

Vô Duyên Và Hữu Duyên

https://www.facebook.com/100033802904584/posts/1236963990773686/?mibextid=CDWPTG

Anh Danh

PHẬT PHÁP BỊ LỖI THỜI RỒI Ư?!

Có người viết nguyên văn như vầy (tui copy&paste):

“Tại sao chúng ta cứ đem kinh Phật ra để quy chiếu con người… trong khi Đức Phật và chúng ta cách nhau hơn 26 thế kỷ… những vấn đề của chúng ta đang đối diện đã không xảy ra thời Đức Phật tại thế…!!! Một công thức Tứ diệu đế… nhưng áp dụng cho 2 trường hợp khác nhau sẽ cho 2 kết quả khác nhau…???!!! Tại sao ta cứ muốn Đáp án của 2 thời đại cho ra một con số…???!!! Its never came true…!!!”

Lập luận có vẻ rất vững chắc, nhưng thật ra rất thiếu căn cứ hiểu biết về Phật Pháp căn bản.

🙏🙏Pháp, Dhamma là những sự thật, những quy luật của tự nhiên được Đức Phật nhìn thấy rồi dạy lại cho chúng sanh.

Vì là tự nhiên, nên dù đã 26 thế kỷ, quy luật đó vẫn y chang như vậy từ khi Đức Phật chưa xuất hiện, cho đến khi Đức Phật xuất hiện, và sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn cho đến hiện nay. Xã hội loài người có thể thay đổi, nhưng quy luật tự nhiên vô thường, khổ, vô ngã vẫn y nguyên, cũng như bao đời nay mặt trời vẫn mọc ở hướng đông.

Có vấn đề nào trong số này: Sinh, lão, bệnh, tử, nhân quả…, con người thời đại ngày nay phải đối mặt mà thời Đức Phật chưa có?!

🙏🙏Trong Tứ Diệu Đế, phần đầu tiên Đức Phật dạy về Khổ Đế, sự thật về khổ. Sự thật ấy suốt 26 thế kỷ qua, cho đến nay, chúng sanh vẫn vô thường, khổ, vô ngã, có điều gì khác nhau?!

Ở phần Tập Đế, Đức Phật chỉ ra tham ái chính là nguyên nhân gây đau khổ cho chúng sinh. Đến nay, đã 26 thế kỷ, chúng sinh vẫn tham ái y chang, không một chút nào khác biệt.

Mỗi căn bệnh đều có nguyên nhân và phương thuốc đặc trị.

Căn bệnh đau khổ, có nguyên nhân từ tham ái, được chữa trị bằng phương án đặc trị trí tuệ, cắt tham ái, phương thuốc Bát Thánh Đạo xưa nay vẫn hiệu quả. Đó chính là Diệt Đế, Đạo Đế, sự thật thứ ba, thứ tư. Minh chứng là hàng ngàn vị đệ tử thời Đức Phật đã “uống thuốc” và “hết bệnh”. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, vẫn còn rất nhiều vị “uống thuốc” rồi “hết bệnh”. Ở thời cận đại ngày này, vẫn còn nhiều vị chịu “uống thuốc” đúng thuốc, đúng liều và cũng đã “hết bệnh”.

🙏🙏Một phương thuốc áp dụng cho 2 người, nhưng có người khỏi bệnh, có người chưa khỏi.

Có 4 kiểu bệnh nhân chính:

Kiểu 1: Vừa đủ phước gặp đúng thầy thuốc giỏi, vừa đủ trí để biết phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, nên hết bệnh.

Kiểu 2: Đủ phước gặp đúng thầy thuốc giỏi, nhưng thiếu trí nên nghĩ mình giỏi hơn bác sĩ, nên không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tự ý sửa toa thuốc, kết quả hết… thuốc chữa.

Kiểu 3: Vừa thiếu phước gặp phải lang băm, vừa thiếu trí nên không nhận ra đó là lang băm, nên khờ khạo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của lang băm, nên cũng hết… thuốc chữa.

Kiểu 4: Giống kiểu 3, nhưng nặng hơn. Kiểu này nghĩ mình giỏi, biết hết, biết tuốt, nên không chịu gặp bác sĩ, cũng không nghe lời ai tư vấn, nên không biết mình có bệnh, cũng không có thuốc chữa đặc trị, kết quả hết… cứu. Mà gặp ai đi tìm thầy, tìm thuốc thì hay chê cười người ta, cản đường người ta.

Nếu không khỏi bệnh, hãy tự hỏi mình là kiểu bệnh nhân nào?

🙏🙏Ở thời Đức Phật 1+1=2; vậy thời nay 1+1=? Có gì lạ khi đáp án của 2 thời đại vẫn cùng một con số.

Thời Newton, lực hút trái đất hút xuống, chẳng lẽ thời đại ngày nay, lực hút trái đất hướng lên vì xã hội loài người phát triển?! Cũng vậy những quy luật tự nhiên ấy vẫn vậy, phương thuốc của Đức Phật, Dhamma vẫn hiệu quả như thế.

Thay vì chê bai Phật Pháp lỗi thời, hãy tự hỏi: “Mình có đủ phước để uống được phương thuốc nhiệm mầu đó không?”

🙏🙏Nếu Phật Pháp lỗi thời, không áp dụng được cho thời đại ngày nay, tại sao Google phải bỏ công sức, tiền bạc để lặn lội về phương Đông tìm kiếm, rồi đem về Chánh Niệm (Mindfulness) cho chính Google. Chương trình đó, bây giờ đã được phát triển toàn cầu.

Ai là người chỉ dạy phương pháp Chánh Niệm đầu tiên trên thế giới này?

Nhìn vào Google và các tập đoàn đa quốc gia đang học chương trình Search Inside Yourself, có thể nhận ra ngay Phật Pháp bị lỗi thời hay đang là xu hướng?

Chúc tất cả những ai đọc được tút này, đều được gặp đúng thầy, đúng thuốc và chịu khiêm tốn tuân theo chỉ định của thầy thuốc ấy.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 26/9/2024