Pravāraṇā Day (17 Oct 2024)
·
Pravāraṇā Day (17 Oct 2024)
–––––––––––––––
Hôm nay 17.10.2024 là ngày cuối kỳ trăng tròn (ngày rằm) 15 tháng Thadingyut, theo Lịch Phật giáo Myanmar, là ngày lễ Bố tát Uposatha (tụng đọc Giới Bổn Patimokkha mỗi tháng hai lần vào ngày 14 hoặc 15 cuối kỳ trăng khuyết và cuối kỳ trăng tròn) – Nhưng đây là ngày Bố tát Uposatha đặc biệt duy nhất trong năm khi chư Tỳ khưu không tụng đọc Giới Bổn Patimokkha (trong lễ tăng sự Samgha Uposatha), mà thay vào đó là Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ (Lễ Mời Phê Bình).
Trong Lễ Tự Tứ này các vị Tỳ khưu sau khi trải qua ba tháng An cư mùa mưa, trọn vẹn, không bị đứt đoạn, mời các vị Tỳ khưu còn lại phê bình, khiển trách mình nếu có bất kỳ lỗi lầm nào
① được thấy,
② được nghe,
③ nghi ngờ,
chúng đều có thể được nêu ra, hoàn toàn vì mục đích
❶ sống hòa hợp cùng nhau,
❷ tẩy sạch các vết nhơ, tội lỗi, và
❸ tôn vinh giới luật.
Đây cũng chính là ngày kết thúc kỳ an cư mùa mưa 3 tháng hàng năm, và chư Tỳ khưu sẽ có thêm một tuổi hạ (tuổi Đạo: tính từ khi thọ giới Tỳ khưu: mỗi kỳ an cư mùa mưa tính một tuổi hạ).
Đây cũng chính là ngày chuẩn bị cho một tháng Kathina duy nhất trong một năm (bắt đầu từ ngày mai, ngày đầu tiên kỳ trăng khuyết, cho đến ngày cuối kỳ trăng tròn của tháng tiếp sau), để các thí chủ có thể tổ chức Đại lễ cúng dường Y Kathina tới Tăng đoàn Sangha tại những nơi có vị tỳ khưu an trú không đứt đoạn 3 tháng an cư mùa mưa đợt đầu.
Đây cũng chính là ngày Lễ Thadingyut, còn được gọi là Lễ hội Anh sáng, đánh dấu sự kết thúc của Kỳ an cư mùa mưa, và là Lễ hội kỷ niệm ngày Đức Phật trở về trần thế từ cung trời Đao Lợi – Tāvatiṃsa (Tam thập tam thiên) nơi Ngài đã dành ba tháng an cư mùa mưa để giảng dạy Abhidhamma – Vi Diệu Pháp, thiêng liêng cao thượng cho mẹ ngài và chư thiên khác. Đây là Lễ hội lớn thứ hai sau Lễ hội Thingyan đón mừng năm mới cổ truyền Myanmar.
Chúng ta cùng vui mừng tùy hỷ với mọi công đức phước báu bởi công phu thực hành tu tập Giới Định Tuệ của chư Tỳ khưu, sa di, nữ tu, cũng như công đức phước báu bởi các thiện pháp bố thí hộ trì, trì giới, cung kính phục vụ Tam bảo, tu tập Tâm và Tuệ của tất cả các thiện nam tín nữ trong suốt thời gian qua.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho tất cả chúng ta luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
––––––––––––––––––––––––––––––
Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ (Lễ Mời Phê Bình)
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
https://ehipassiko.info/pavarana–le–moi–phe–binh/
––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày 15 (hoặc 14 tuỳ theo chu kỳ) kỳ trăng tròn sau 3 tháng an cư (ngày rằm tháng 9 âm lịch), là ngày kết thúc Vassa – kỳ An cư mùa mưa, thay vì Lễ Uposatha tụng đọc Patimoka (Giới luật) như thường lệ là buổi lễ Pavāraṇā. Đây là buổi Lễ mỗi năm một lần.
Theo Ngài Sayadaw U Pandita trong cuốn ” On the Path to Freedom” thì “Pavāraṇā” có nghĩa là “Lời mời”, và đã trở thành tên gọi cho buổi họp mặt cuối kỳ An cư mùa mưa, khi các thành viên của Sangha (Tăng đoàn) – những người đã liên tục ở cùng nhau suốt ba tháng, có thể tự thấm thía những lời khiển trách giữa họ với nhau. Sự xưng tội lẫn nhau đã được kêu mời nhân dịp chia tay theo truyền thống của Sangha.
Trong buổi lễ Pavarana (lễ Tự Tứ) này, các vị Tỳ khưu sau khi trải qua ba tháng An cư mùa mưa, trọn vẹn, không bị đứt đoạn, mời các vị Tỳ khưu còn lại khiển trách mình. Hoàn toàn vì mục đích tẩy sạch các vết nhơ, vị Tỳ khưu tự hạ mình để tiếp nhận lời khiển trách và tạo cơ hội để các vị Tỳ khưu khác chỉ ra các lỗi lầm của mình. Đức Thế Tôn đã cho phép các vị Tỳ khưu mời các vị khác hoặc tự hạ mình nhận sự phê phán, vì vậy, nếu có bất kỳ lỗi lầm nào được thấy, được nghe, hoặc nghi ngờ, chúng đều có thể được nêu ra.
Trong Phật giáo, điều này cần được giảng dạy và hướng dẫn. Nếu các thành viên giữ im lặng, họ sẽ không thể trao đổi giữa họ với nhau, thay vào đó, họ bị cách ly. Cũng ví như các động vật, họ sẽ không thể học và thảo luận về Pháp, và không thể nói cái gì là tốt hoặc xấu.
Đức Thế Tôn đã tự bắt đầu truyền thống này. Thửa đó Đức Thế Tôn đang ở khu nhà người mẹ của Migara, tại công viên East, gần Savatthi, và cùng với Ngài là hội chúng gồm năm trăm vị Tỳ khưu, tất cả đều là các vị Arahat. Khi đó, trong dịp lễ Pavarana, từ chỗ ngồi trên khoản trống, quan sát thính chúng đạo hữu thinh lặng, Ngài đã ngỏ lời với họ:
– Này các Tỳ khưu, ta mời các ông, các ông có điều gì ở đây chê trách ta trong lời nói và việc làm không?
Như vậy, rất rõ ràng là Đức Phật đã đánh giá cao sự xưng tội lẫn nhau giữa các thành viên Tăng đoàn.
Lời mời (Pavareti) lẫn nhau này có còn hiệu lực sau buổi lễ không? Vẫn có hiệu lực.
Tại sao chúng ta lại cần đến Lời mời như vậy?
Không ai là hoàn hảo trên thế giới này. Do vậy, cần mời người khác chỉ lỗi cho mình, và trong tinh thần xây dựng.
Nếu đồng sự giữ im lặng không chỉ ra các vết nhơ, họ được coi là nhẫn tâm đối với vị Tỳ khưu liên quan. Họ cần phải hiểu rằng, nếu họ không thảo luận các lỗi lầm của các vị Tỳ khưu, các vị này sẽ có kết cục thảm hại.
Do vậy, với lòng nhân hậu đối với vị Tỳ khưu, họ cần phải thực hiện việc phê bình. Đồng thời, họ cũng cần phải ghi nhớ rằng sự phê phán thiếu xây dựng sẽ chỉ gây nên sự lăng mạ mà thôi.
Khi đã sống cùng nhau trong cùng một Tu viện suốt cả ba hoặc bốn tháng, các vị Tỳ khưu có thể thấy, nghe, hoặc nghi ngờ các vết nhơ nơi các vị khác. Do vậy, họ có trách nhiệm lấp đầy khoảng trống, sửa chũa các khiếm quyết, loại bỏ sự bất đồng giữa mọi người. Điều này chỉ thích hợp khi mỗi xúc cảm phát sinh trong khi sống cùng nhau phải được bộc lộ trong tinh thần hòa hợp, anh em.
Do vậy, với tâm từ tới các vị Tỳ khưu đồng sự, các vị Tỳ khưu cần phải đáp ứng lời yêu cầu phê bình trong tinh thần xây dựng. Bằng cách này, vị Tỳ khưu liên quan sẽ có được lợi ích bởi việc phát hiện các lỗi lầm và sửa chũa chúng kịp thời.
Để thành tựu Pavarana – tự dâng hiến bản thân tới Tăng đoàn và mở đường cho các lời khiển trách, vị Tỳ khưu cần tuyên bố:
” Kính thưa các Ngài trong Tăng đoàn, xin mời, hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghi ngờ. Các Ngài hãy khiển trách tôi với tâm từ. Tôi gắng xin sửa chữa.
Lần thứ nhì,….
Lần thứ ba… “
Như vậy vị Tỳ khưu sẽ được sám hối và trở thành trong sạch.
Có thể cách tu dưỡng này cũng nên được làm cho thích hợp hơn trong các lĩnh vực khác của cuộc sống để mang lại lợi ích.
Một thiền sinh đã thử áp dụng phương pháp này trong trường học, và đã không thành công vì các học sinh đã không sống cùng nhau cả ngày lẫn đêm, đủ lâu để thấy lối lầm của người khác.
Mỗi khi giáo viên chỉ ra lỗi lầm của học sinh, các học sinh cũng cần phải chỉ ra lỗi lầm của giáo viên.
Không có nhiều giáo viên có thể chịu đụng được lời phê bình. Sự sẵn sàng đáp ứng các đánh giá của người ngoài để thanh tịnh hóa theo cách thức như vậy là phẩm chất của bậc Thiện tri thức – Kalyanamitta.
(TK Viên Phúc lược dịch từ ” On the Path to Freedom” của Ngài Sayasaw U Pandita)
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB