Thánh đạo trí tiến hoá từ minh sát trí như thế nào

THÁNH ĐẠO TRÍ TIẾN HOÁ TỪ MINH SÁT TRÍ NHƯ THẾ NÀO?

https://www.facebook.com/share/p/vVmvpMkuCUePa2H8/

–––––––––––––––

Đặc biệt phải lưu ý ở đây rằng đạo trí siêu thế không phải từ không mà có.

Cũng như tâm kế tiếp sanh lên từ tâm đi trước như thế nào thì theo tính đồng nhất, đạo trí cũng có thể nói là sanh lên từ minh sát trí.

Như vậy những phiền não như (tà) kiến, hoài nghi,…vốn đã bị minh sát trí làm cho suy yếu không thể nào còn ngăn che việc thấy Niết–bàn được nữa. Bằng nhưng từ “vô trần, ly cấu” kinh muốn nói tới sự không còn khả năng ngăn che Niết–bàn của tham dục (rāga), v.v này nữa vậy.

Kinh Brahmāyu, một bài kinh thuộc Trung Bộ (Majjhima Paṇṇāsa) mô tả ba đạo thấp (tu–đà–hoàn, tư–đà–hàm, a–na–hàm) là pháp nhãn (dhamma cakkhu).

Tuy nhiên, cũng trong Trung Bộ Kinh, bài Kinh Giáo Giới La–Hầu–La, thì cả bốn đạo và bốn quả đều được mô tả như pháp nhãn.

Do đó, khi những chứng đắc cao hơn này được tuyên bố như “vô trần, ly cấu,” thì điều đó có nghĩa rằng kāma (dục), rāga (tham) và vyāpāda (sân) đã bị minh sát trí làm cho suy yếu đến mức không thể nào còn ngăn che việc thấy Niết–bàn được nữa.

Sở dĩ chúng tôi phải tốn sức đào sâu vào những điểm này là để làm cho mọi người hiểu một cách dễ dàng rằng thánh đạo trí không từ không mà có, mà tiến hoá từ minh sát trí nhờ các điều kiện đã đầy đủ (pakatupanissaya, thường cận y duyên, trợ giúp bằng cách thường làm trở thành thói quen).

Câu hỏi có thể phát sanh là: pháp nhãn hay nói cách khác nhập lưu thánh đạo trí này khởi lên như thế nào?

Trí này khởi lên do nhận thức được rằng “pháp nào có bản chất sanh thời cũng có bản chất diệt.”

Về vấn đề này, có hai cách nhận thức.

⒜ Vào sát na sanh diệt trí (udayabbaya ñāṇa) phát triển, nhìn thấy các hiện tượng sanh lên và diệt ngay lập tức, người hành thiền ngộ ra rằng những gì sanh lên đều phải tan hoại. Đây là sự nhận thức bằng minh sát trí (vipassanā ñāṇa).

⒝ Khi hành xả trí (saṅkharūpakkhā nāṇa) được thiết lập đầy đủ, trong lúc ghi nhận tiến trình hoại diệt liên tục của danh (nāma) và sắc (rūpa), người hành thiền sẽ đến một giai đoạn ở đây danh, sắc và các hành xuất hiện để rồi tan biến vào một trạng thái diệt hoàn toàn. Đây là sự nhận thức trạng thái tịnh lạc của Niết–bàn bằng chứng ngộ thực sự, khi tất cả mọi hiện tượng sanh lên đều đi đến sự diệt hoàn toàn. Đây gọi là sự nhận thức bằng thánh đạo trí (ariya magga ñāṇa).

>>> Pháp nhãn hay nhập lưu trí được phát triển bằng loại nhận thức thứ hai.

Vì lý do đó, khi tất cả các hành danh và sắc đều tan biến vào một trạng thái diệt hoàn toàn, sự chứng đắc nhập lưu thánh đạo đã được biểu lộ một cách rõ ràng.

Một khi đã chứng ngộ bằng nhập lưu trí, tri kiến vốn nhận thức rằng “các pháp sanh để rồi diệt” tồn tại một cách vững chắc, không gì có thể lay chuyển (bất động).

Chính vì vậy, Kinh Giáo Giới La–Hầu–La mới mô tả sự chứng ngộ của tất cả bốn đạo trí với cùng những từ “pháp nhãn vô trần, ly cấu đã khởi lên: rằng các pháp có bản chất sanh đều có bản chất diệt.”

Tất cả danh sắc đều diệt khi Niết–bàn trở thành đối tượng của đạo trí (magga ñāṇa).

Chú giải Cūlaniddesa tuyên bố rằng: “Bằng phương tiện nhập lưu trí, bốn tâm tương ưng tà kiến (diṭṭhi sampayutta), và một tâm sanh cùng với hoài nghi (vichikiccāsahagata), cả năm tâm bất thiện này đều diệt,” song có số người lại dạy hoặc viết sách cố gắng bác bẻ lại lời tuyên bố này.

“Vào sátna nhập lưu đạo và nhập lưu quả, tất cả danh–sắc và các hành được nhận thức đã diệt.”

Dường hư họ cho rằng “đối tượng của đạo quả nhập lưu chỉ là sự diệt của năm tâm bất thiện này. Đây là một quan niệm rất sai lầm, lý do đơn giản là Niết–bàn không phải là sự diệt một phần của bất thiện (akusala), cũng không phải là sự diệt một phần của các pháp danh–sắc.

Thực sự như vậy, Niết–bàn có nghĩa là sự diệt hoàn toàn của tam luân (vatta), đó là phiền não luân, nghiệp luân, và quả luân, sự diệt hoàn toàn của tất cả các hành danh và sắc, tất cả các pháp hữu vi.

Như vậy đối với câu hỏi “thánh đạo lấy gì làm đối tượng của nó?” câu trả lời sẽ là thánh đạo có đối tượng của nó là Niết–bàn, và Niết–bàn như vừa giải thích, là sự diệt hoàn toàn của tất cả danh–sắc hữu vi.

Như vậy, sự quả quyết cho rằng, “Vào sát na chứng đạo quả nhập lưu, người ta chỉ nhận thức sự lao vào diệt của đối tượng biết cũng như tâm hay biết,” là một lời tuyên bố có căn cứ về những gì đã được qua sát thực sự.

Một nghiên cứu cẩn thận về bài kinh Ajita trong Pārāyana vagga mà sự giải thích đã được đưa ra trong chú giải Cūlaniddesa vừa nói, sẽ hé lộ cho chúng ta thấy lời tuyên bố ở đây: “Trong trạng thái bình yên của Niết–bàn này tất cả danh và sắc đều diệt.”

Hơn nữa, nếu đặt vấn đề, “Niết–Bàn là đối tượng của nhập lưu đạo có giống như Niếtbàn là đối tượng của các đạo cao hơn khác hay không?” câu trả lời sẽ là “Có, hoàn toàn như nhau, không có gì khác cả.”

Nếu nhập lưu đạo lấy sự diệt của năm tâm bất thiện là đối tượng của nó và các đạo khác lấy sự diệt của các tâm tương ứng mà chúng đã diệt, thời các đối tượng của bốn đạo sẽ là bốn Niết–bàn khác nhau.

Tuy nhiên, không có sự khác nhau như vậy và do đó hiển nhiên rằng đối tượng của tất cả bốn đạo chỉ là một Niết–bàn duy nhất mà thôi.

Vì những lý do chúng tôi vừa nêu này, lời tuyên bố: “đối tượng của nhập lưu đạo chỉ là sự diệt của năm tâm bất thiện” là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Sở dĩ chúng tôi phải nói ra ngoài đề tài chính một chút là nhằm chỉ ra một số những quan niệm sai lầm cho mọi người thấy.

Bây giờ tôi sẽ trở lại với đề tài chính bằng cách lập lại ý nghĩa của đoạn Kinh:

Trong lúc bài pháp đang được thuyết giảng hay vừa được thuyết giảng xong, pháp nhãn vô trần, ly cấu hay gọi cách khác nhập lưu thánh đạo trí đã khởi lên cho Tôn–giả Kiều Trần Như, “Pháp nào có bản chất sanh pháp ấy có bản chất diệt.”

PHẢI CHĂNG ĐẮC ĐẠO TRÍ LÀ NHỜ BIẾT THƯỞNG THỨC BÀI KINH?

Đây là một điểm cần tranh luận.

Phải chăng đó là một sự thực? rằng trong đoạn kinh vừa dẫn, không hề đề cập đến việc Tôn–giả Kiều Trần Như đã tiến hành tu tập minh sát.

Nói khác hơn kinh chỉ nói rằng pháp nhãn đã khởi lên trong lúc Đức Thế Tôn đang thuyết giảng hay vừa thuyết giảng xong bài kinh. Như vậy, liệu có thể nói rằng nhập lưu thánh đạo trí phát triển là do biết thưởng thức và hoan hỷ với bài kinh không?

Trong trường hợp đó, tất cả những chi tiết về cách Tôn–giả Kiều Trần Như đã tự mình tiến hành tu tập minh sát là thực sự thừa thãi. Đây là một điểm cần tranh luận.

Những chi tiết hoàn toàn không thừa thãi. Chính trong Kinh Chuyển Pháp Luân đã nói rõ rằng bát thánh đạo phải được tu tập.

Ngoài ra, sự giải thích của chú giải về chánh định (sammādiṭṭhi) cũng nói rằng khổ đế (dukkha saccā) và tập đế (samudaya saccā) phải được tuệ tri bằng cách quán trên chúng, và chỉ khi đạo đi trước hay minh sát đạo đã được hoàn thành đầy đủ thánh đạo trí mới khởi lên.

Chú giải cũng xác định rõ là không quán bất kỳ một trong bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm, và pháp), thì chắc chắn không thể nào đạt đến minh sát tuệ (vipassanā paññā) và thánh đạo tuệ (ariya paññā). (Tham khảo lại Phần Ba của tập sách này).

Kinh điển Pāḷi cũng nói rõ rằng chánh niệm đạo (sammā sati magga) chỉ có thể phát triển bằng sự tu tập tứ niệm xứ.

Vì những lý do này, chúng ta có thể tin chắc rằng không tu tập minh sát đạo thì thánh đạo không thể nào phát sanh.

Những chi tiết này được đưa ra để làm cho mọi người dễ hiểu hơn việc thiền minh sát có thể được tu tập trong lúc nghe pháp như thế nào.

Do đó, phải chấp nhận rằng, nhờ hành theo một trong những pháp môn thiền đã giải thích ở trên Tôn–giả Kiều Trần Như đã lập tức đắc đạo quả nhập lưu.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ “Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân” – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

–––––––––––––––

🍀 Nên đọc thật kỹ và nhớ thuộc những lời hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ trong bài giảng của Ngài Mahasi Sayadaw vì hiếm có vị nào trao truyền những kinh nghiệm thực chứng pháp hành một cách sâu sắc, toàn diện nhưng vô cùng dễ hiểu để có thể áp dụng trực tiếp ngay vào đời sống hàng ngày, chứ không phải chỉ có lý luận xuông, với một trí tuệ uyên bác như Ngài.

Điều quan trọng nhất ở đây là cần nỗ lực ghi nhớ, thuộc lòng những lời hướng dẫn thực hành trong các bài giảng này.

Rất hiếm người có thể gắn liền pháp thực hành Minh sát Tứ niệm xứ vào trong các bài giảng Kinh như Ngài!

Sādhu! Lành thay!

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

–––––––––––––––

‘… Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.

Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền tập (Minh sát Tứ niệm xứ).”

– Mahasi Sayadaw.

FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 23/10/2024