Nếu thấy được đặc tánh vô thường, khổ, thì vô ngã sẽ xuất hiện
Nếu thấy được đặc tánh vô thường, khổ, thì vô ngã sẽ xuất hiện. Nhưng tại sao, trước khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, các vị Ẩn Sĩ có trí tuệ biết được vô thường, khổ vẫn tái sanh vào cõi vô sắc (vẫn còn ý niệm và cái ngã)? Vậy giáo Pháp của Đức Phật có điều chi đặc biệt?
Khi sắc được phân tách thành các yếu tố của vật chất, khái niệm về sắc sẽ biến mất. Một số người cho rằng, khi tuệ diệt sanh khởi, thì tuệ quán vô ngã sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, trí tuệ thông thường này không thể đưa tới lòng tin về pháp vô ngã, vì dầu cho các sắc đã bị biến diệt, thì họ vẫn còn bám víu vào cái tôi. Nếu ý niệm về sắc vẫn còn hiện hữu trong ý thức, họ sẽ không thể nhận ra vô ngã.
Trong cõi vô sắc, các vị Phạm Thiên không có sắc thân, nhưng họ vẫn có ý thức, họ xem đó là cái ngã của mình, và các vị ấy không có khái niệm về vô ngã. Người ta có thể diệt trừ ý niệm về sắc thân, nhưng họ vẫn chấp lấy ý niệm về tâm thức. Cần phải nhớ rằng, ngay khi đạt được sự hiểu biết khái niệm về vô ngã, người ta vẫn chưa có sự hiểu biết chắc chắn trong thực tại tối hậu (paramattha). Chỉ khi quán chiếu sự sanh diệt của năm thủ uẩn, tự mình có được kinh nghiệm thực chứng về tánh không thể kiểm soát của chúng, thì lúc đó, người ta mới có thể nói chắc chắn rằng mình biết được tánh vô ngã.
Thời kỳ không có giáo Pháp của Đức Phật, Đức Bồ–tát ẩn sĩ Sarabhaṅga có thể giảng dạy về vô thường, về khổ, nhưng không thể dạy về vô ngã, vì nó rất khó để giải thích. Đức Phật giải thích về pháp Vô Ngã cho nhóm năm vị Tỳ–khưu bằng cách thuyết về vô thường và khổ trước.
Tánh vô thường mà những người ngoài giáo Pháp của Đức Phật biết chỉ là cơ bản. Khi một chiếc bình bị bể, họ được nhắc nhở rằng, nó là vô thường. Khi một người vấp té và bị thương, người ta có thể tự nhủ rằng, cuộc sống là khổ. Nhưng những cái biết đó chỉ ở mức hiểu biết trên bề mặt khái niệm, khó có thể biết rõ ràng. Trên thực tế, cái biết rõ ràng về sự thật tuyệt đối của vô thường và khổ chỉ được biết đến thông qua hành thiền minh sát.
Tuy nhiên, người ta không nên nản lòng. Trong bài giảng đầu tiên Quyển số 9, Kinh Tăng Chi Bộ, có dạy rằng:
“Aniccasaññā bhāvetabbā asmimānasamugghātāya.”
“Cần phải tu tập tưởng vô thường để diệt trừ cái ngã.” (AN 9.1)
Nếu vô thường được thấy biết thì vỗ ngã cũng được thấy biết. Các Chú giải cũng giải thích rằng, một khi nhận biết được vô thường, thì khổ và vô ngã cũng có thể được nhận ra.
Giảng giải Kinh Vị Giữ Giới (Sīlavantasutta)
Mahāsi Sayādawyi
Soạn dịch Dhana Pālaka
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB