Chúng ta cần sự nỗ lực liên tục mang tính cam kết

“Tuy nhiên, nếu chúng ta không thực hành, thì chúng ta không còn nhớ được ý nghĩa của vimutti — một ý nghĩa không bị giới hạn trong từ ngữ, mà là kinh nghiệm của việc được giải thoát khỏi sự dằn vặt nội tâm và nhờ vậy, thoát khỏi sự dày vò của các mô thức hành vi khó khăn, thậm chí gây mê đắm, nghiện ngập của chính mình, những gì bị thúc đẩy bởi các trạng thái tâm không thể chịu đựng được. Nếu bạn nghĩ rằng sự mô tả này là phóng đại quá mức thì có lẽ bạn đã không quan sát bản thân mình đủ kỹ lưỡng.

Nếu bạn quan sát chính mình trong bất kỳ ngày nào, quan sát sít sao sự sinh khởi của ham muốn và ghét bỏ, chẳng hạn như một chuỗi liên tiếp của sự xao lãng, thiếu kiên nhẫn, ảo tưởng, mất tinh thần và tự phán xét bản thân, thì bạn sẽ bắt đầu hiểu rằng cái tâm thông thường hằng ngày này đang bị cuốn vào một chuỗi các trạng thái tâm biến đổi vô cùng mau lẹ, mà phần lớn những trạng thái đó thực sự khó có thể chịu đựng nổi và khiến bạn phải thực hiện bất kỳ hành động nào mà bạn tin rằng nó sẽ mang lại cho mình sự nhẹ nhõm.

Chúng ta vẫn luôn cho tình huống này là lẽ hiển nhiên mà chẳng bao giờ hoài nghi, nhưng khi khả năng vimutti hay giải thoát nội tâm có thể được sinh khởi trong chúng ta, thì chúng ta sẽ hoàn toàn hiểu tại sao giải thoát nội tâm được coi là trạng thái đẹp đẽ nhất trong tất cả các trạng thái tâm.

Việc một người để cho những phiền não vi phạm, ám ảnh hoặc vi tế giành quyền kiểm soát, và không làm bất cứ điều gì để chống lại chúng, được gọi là papatita, “sự suy đồi” hoặc sụp đổ. Người ấy không còn được Dhamma Vinaya hộ trì, nâng đỡ và bảo vệ. Người ấy đánh mất cơ hội chứng đạt những mức độ giải thoát cao hơn.

Đức Phật đã nói về điều này trong bài kinh Papatita (Papatita Sutta), Bài Kinh về Sự Suy Đồi, thuộc Aṇguttara Nikāya. Tên bài Kinh là papatita gồm tiền tố pa thể hiện sự nhấn mạnh; và patita có nghĩa là “đổ nhào, sụp đổ hoặc trượt chân.” Do vậy, sự suy đồi mà papatita nói tới là cực kỳ nghiêm trọng, thảm khốc. Nếu chúng ta không thực hành, sự suy đồi của chúng ta sẽ trở thành thảm họa. Sự suy đồi đó sẽ dẫn tới khổ đau, cho cả những người khác cũng như cho chính mình.

Bằng cách quy y Đức Phật, lắng nghe những lời dạy của Ngài và sau đó áp dụng chúng cho chính mình, chúng ta sẽ sống theo một chuẩn mực cao hơn. Nhưng chúng ta cần sự nỗ lực liên tục mang tính cam kết, vì chừng nào vẫn còn là một kẻ phàm phu chưa được giải thoát hay puthujjana, thì chúng ta chắc chắn không tránh khỏi việc tiếp tục xa rời Dhamma Vinaya hết lần này đến lần khác. Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ chỉ có thể bắt đầu lại và tiếp tục kiên trì cố gắng.”

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 16/4/2025