Về Trường Hợp Tôn Giả Channa

– Câu hỏi 2: Về trường hợp Tôn giả Channa (Xa-nặc) đắc Thánh quả A-la-hán sau khi được dạy Pháp Duyên Khởi thì sao?

– Mahasi Sayadaw:

Theo một số vị thầy, thì dường như không thể hoàn thành việc thực hành thiền Minh sát nếu không học Pháp Duyên Khởi, là cách để họ tiếp cận nó. Điều đó thực sự đã làm thối chí các hành giả, và làm hỏng giáo pháp của Đức Phật (Sāsana). Kinh Uẩn-Khandha Vagga Sutta (S.III.I V 6), là bài kinh dựa vào đó các vị đặt căn bản cho lời dạy của mình.

Bài kinh nói rằng sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả Xa-nặc phải nhận hình phạt gọi là Phạm Đàn (Brahma-danda, dưới sự trừng phạt này, ngài bị tẩy chay – nghĩa là không ai nói chuyện với ngài nữa, và ngài cũng không được các bạn đồng phạm hạnh dạy dỗ). Sau đó ngài rất hối lỗi, và thực hành theo lời chỉ dạy của chư tăng, quán tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hiện tượng, dù đó là thân, thọ, tâm, hay pháp.

Tuy nhiên, do ảo tưởng về tự ngã sâu dày, ngài không thể hiểu nổi vô ngã. Ngài trở nên lúng túng, sợ thấy cái ngã của mình không còn hiện hữu, và đánh dấu hỏi ai là sẽ người chịu trách nhiệm cho những hành động hay nghiệp họ đã làm trừ phi người làm (tự ngã, cái tôi) hiện hữu. Như vậy, ngài lại quay trở về với ngã kiến (tin rằng có một tự ngã). Điều này được đề cập trong Chú giải như sau:

Chú giải nói rằng Tôn giả Xa-nặc đã phát triển Minh sát mà không tìm thấy nhân của các hiện tượng hay không thấy quy luật nhân quả. Minh sát yếu ớt (Dubbala Vipasanā) này, thay vì giúp ngài loại trừ ảo tưởng về tự ngã, lại làm phát sinh đoạn kiến (tin rằng không có nhân của mọi hiện tượng, chết là hết), và lo cho cái ngã này sẽ bị huỷ diệt khi sự rỗng không của các pháp xảy ra với ngài. Ở đây, khi nói Minh sát yếu ớt (dubbala Vipasanā) là muốn nói rằng đó không phải là Minh sát thực được phát triển do quan sát các hiện tượng sanh và diệt trong từng sát-na, mà chỉ là Minh sát tưởng tượng.

Minh sát như vậy trong Chú giải gọi là Dubbala Vipassanā – khiếp nhược Minh sát. Minh sát thực được phát triển một cách hệ thống dưới hình thức Danh sắc phân tích trí (Nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa), Thâm nhập nhân quả trí (Paccāya-pariggaha-ñāṇa), v.v… Minh sát thực như vậy gọi là Taruṇa vipassanā (Minh sát còn non), nghĩa là còn trong giai đoạn đầu của nó, chứ không phải Dubbala Vipassanā (Minh sát yếu ớt).

Xét về loại Minh sát yếu ớt này để cho quý vị thấy rõ và không nên làm thối chí những hành giả đang thực hành Minh sát thực bằng cách quan sát theo hệ thống các hiện tượngtâm vật lý hay danh và sắc từ sát-na này đến sát-na khác, nói rằng anh hay chị không nên hành mà không có kiến thức về Pháp Duyên Khởi – Paticca-samuppāda. Nếu ai nói như thế là họ đang làm tiêu hoại giáo pháp của Đức Phật.

Khi định trở nên mạnh mẽ nhờ quan sát các hiện tượng (danh sắc) ngay sát-na chúng nảy sanh, hành giả bắt đầu phân biệt giữa danh và sắc. Rồi, tiếp liền sau đó bằng sự Minh sát vào nhân sanh của các hiện tượng: chẳng hạn, tâm thấy (nhãn thức) là kết quả của sự tiếp xúc giữa con mắt và cảnh sắc; tâm nghe (nhĩ thức) được tạo ra bởi sự kết hợp của tai và âm thanh; do ý định muốn đi, hành động đi xảy ra; tham khởi sanh do người ta không quan sát đối tượng; do tham mà một cố gắng được thực hiện để hoàn thành nó; nhờ thiện nghiệp (Kamma) người ta có thể thọ hưởng những thiện quả, v.v…

Kế tiếp, tuệ này được theo sau bởi sự thể nhập hay Minh sát vào tính chất vô thường, khổ và vô ngã (tuệ thẩm sát tam tướng). Không có sự thể nhập vào quy luật nhân – quả, thì không thể nào thực chứng được vô thường, v.v… Vì thế, mặc dù người ta không học Pháp Duyên Khởi chi tiết trước khi thực hành, họ cũng không đến nỗi bị lúng túng giống như Tôn giả Xa-nặc đã bị.

Sau đó, Tôn giả Xa-nặc trở thành một vị A-la-hán do đã vượt qua sự lúng túng ngay sau khi nghe Pháp Duyên Khởi do Tôn giả Ananda dạy. Vì thế một hành giả, thực hành dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, có thể đáp ứng được nhu cầu về tri kiến do lắng nghe lời chỉ dẫn của người thầy. Trong lúc thực hành cũng vậy, bất cứ sự lầm lẫn, lúng túng hay vấn đề gì phát sanh, một hành giả, với sự giúp đỡ của người thầy, có thể giải quyết được. Như thế, hành giả thực hành dưới sự hướng dẫn của người thầy thậm chí không cần phải quan tâm về nhu cầu kiến thức. Nếu người ấy có bất cứ điều gì liên quan đến kiến thức, hãy xem xét những gợi ý của tôi.

Do đó, kết luận đưa ra ở đây là người ta có thể hoàn thành tri kiến cần phải có nếu họ biết rằng tất cả các hiện tượng tâm vật lý hay danh – sắc đều phải chịu vô thường, khổ và vô ngã. Hơn nữa, Chú giải cũng nói tri kiến hay kiến thức cần phải có, có thể được thoả mãn nếu người ta từng nghe về bốn sự thực cao quý (Tứ Thánh Đế – Khổ, Tập, Diệt, Đạo Đế).

Thêm nữa, theo Mahā-tika, Phụ Chú giải của bộ Thanh Tịnh Đạo, nếu một người biết rằng không có gì ngoài nhân và quả, thời họ được xem như đã có tri kiến cần phải có liên quan đến Pháp Duyên Khởi. Ngay cả nếu người ấy không học gì cả trước đây, họ vẫn có thể học khi bắt đầu thực hành rằng không có gì ngoài danh và sắc, những hiện tượng vốn phải bị chi phối bởi quy luật nhân và quả, và phải chịu vô thường, khổ và vô ngã, và rằng mục đích của việc thực hành là để biết về chúng. Như vậy, tri kiến cần phải có có thể được thoả mãn bằng cách học từ một vị thầy (thiền sư).

 

Bài viết liên quan

  • Thiền Sư Ta-Ma-Nê-Chô Và Cuốn Sách “Phỏng Vấn Thiền Sư Mahasi”, Web, FB
  • Đôi Nét Về Thiền Sư Mahasi Sayadaw, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB 
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB