Trống rỗng, vô nghĩa?

TRỐNG RỖNG, VÔ NGHĨA?

NL: NL hay bị rơi vào cảm giác cuộc sống vô nghĩa và thấy chán mọi thứ thầy ạ. Có những lúc NL thấy được tại sao người ta có thể tự tử, vì chính bản thân NL rất sợ mỗi buổi sáng thức dậy, lại thấy cuộc sống nhàm chán lại tiếp diễn.

@: Cảm giác trống rỗng và vô nghĩa từ cuộc sống là đang trực tiếp kinh nghiệm sự thực tuyệt đối. Khi có trí tuệ thấy, biết và chấp nhận sự thật này thì không còn sợ hãi hay yêu thích mà chỉ còn là an nhiên tự tại với thực tại mầu nhiệm cùng bản tính vô thường, khổ không, vô ngã.

Cần tìm đến cuội nguồn trí tuệ tâm linh để có được cái nhìn thấu suốt sự thật, để không còn bị bám víu, chấp thủ vào những cảm giác nhất thời, những giá trị vật chất tinh thần tạm bợ giả tạo.

Cuộc sống thực sự trống rỗng và nhàm chán, và con người chỉ còn biết đeo bám, truy tầm những cảm giác hoan lạc nhất thời, những giá trị chế định bởi lòng tham vô đáy của loài người. Vì bị những tham ái vô tận này che mờ mà tâm trí không thể nhận ra sự quí hiếm, mầu nhiệm của từng giây phút cuộc sống:

bởi được sinh ra làm người là điều hi hữu (sinh ra làm người là khó ví như con rùa mù, 100 năm mới nổi lên mặt biển mà đâm trúng lỗ tròn trong tấm gỗ trôi dạt trên biển);

bởi được làm người có đầy đủ giác quan là điều may mắn (có biết bao người mong chỉ một lần trong đời nhìn thấy khuôn mặt người người cha người mẹ của mình?);

bởi được làm người không bị thương tật, ốm yếu là điều hiếm hoi (có bao người đang từng phút cam chịu đau đớn không phương thuốc, không tiền bạc cứu chữa?);

bởi được làm người có đủ cơm ăn áo mặc, có mái nhà che nắng che mưa là điều quí hiếm (cảnh ngày ăn nửa bữa, sống vô gia cư không phải là quá khó để thấy ngay ngày nay);

bởi được gặp Phật Pháp tinh kiết là điều phước lành cao thượng (trong số gần tám tỷ con người trong vũ trụ bao la này có bao người biết được Giáo Pháp do Đức Phật truyền dạy về chân lý về sự Khổ, chân lý về nguyên nhân sự Khổ, chân lý về sự tận diệt Khổ, chân lý về con đường chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn sự Khổ?)…,

Vậy hãy thấy và hãy biết những điều này để biết trân quí từng giây phút quí hiếm vô giá của cuộc sống mỏng manh, vô thường, ngắn ngủi mà mỗi chúng ta “đang là” trong vũ trụ vô tận này, và cũng vì vậy mà có ý thức sử dụng trí tuệ để làm những việc lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây.

Trong Tâm Từ

Tỳ Khưu Viên Phúc.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 19 tháng 7, 2015