Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ

THẤT GIÁC CHI – 7 YẾU TỐ GIÁC NGỘ

❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅

Pháp thoại hướng dẫn thiền sinh Việt Nam tu tập thiền minh sát vipassana tại Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, 18 – 23/5/2018 bởi Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

youtube

❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅❅

“7 yếu tố dẫn đến giác ngộ hay Thất Giác Chi, đó là: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Thư Thái Giác Chi, Ðịnh Giác Chi và Xả Giác Chi.

Những trạng thái tâm hay còn gọi là tâm sở này là nguyên nhân chính đưa đến giác ngộ đạo quả.

Khi chúng hiện diện trong tâm thiền sinh thì thiền sinh cần phải tinh tấn thêm vì có thể nói rằng thời điểm giác ngộ đã gần kề.

Hơn nữa, Thất Giác Chi còn được gọi là “đạo và quả tâm”.

Khi thiền sinh giác ngộ chân lý hay giác ngộ Niết Bàn, thì một tâm phát khởi trong họ, gọi là đạo tâm. Tiếp theo đó là quả tâm.

Ðó là những gì xảy ra khi tâm chuyển sự chú ý của nó từ thế giới điều kiện sang Niết Bàn thực tại vô điều kiện.

Kết quả của sự chuyển tâm này là phiền não được nhổ tận gốc rễ, và tâm từ nay không còn giống như trước nữa.

Khi hành thiền để tạo điều kiện cho đạo và quả tâm, thiền sinh phải hiểu biết bảy nguyên nhân phát sanh quả bồ đề, hay Thất Giác Chi, có thể dùng chúng để quân bình việc hành thiền của mình.

Dùng tinh tấn giác chi, hỷ giác chi và trạch pháp giác chi để nâng đỡ tâm khi tâm bị thối chuyển, xuống tinh thần, và dùng thư thái giác chi, định giác chi và xả giác chi để an định tâm khi tâm quá phấn chấn.”

(Ngay Trong Kiếp Sống Này – U Pandita Sayadaw)

 

Video liên quan:

Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành

Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada

 

THẾ NÀO LÀ “GIÁC CHI”️❓

–”Giác chi, giác chi”, bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là giác chi?

– Này Tỷ–kheo, chúng đưa đến giác ngộ, do vậy, chúng được gọi là các giác chi.

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

❶ tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❷ tu tập trạch pháp giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❸ tu tập tinh tấn giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❹ tu tập hỷ giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❺ tu tập khinh an giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❻ tu tập định giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

❼ tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

Do vị ấy tu tập bảy giác chi này,

⚀ tâm được giải thoát khỏi dục lậu,

⚁ tâm được giải thoát khỏi hữu lậu,

⚂ tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu.

Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”.

Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Chúng đưa đến giác ngộ, này Tỷ–kheo, nên chúng được gọi là giác chi.

 

TU TẬP PHÁP NÀO KHIẾN CHO MINH VÀ GIẢI THOÁT ĐƯỢC VIÊN MÃN️❓

️❓ – Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

– Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

❓ – Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

– Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

❓ – Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn?

– Này Kundaliya, ba thiện hành (sucaritàni) được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

❓ – Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

– Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

⭕ Nhưng này Kundaliya, hộ trì căn tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

Ở đây, này Kundaliya, Tỷ–kheo khi mắt thấy sắc khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục (ràga) khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và khi mắt thấy sắc không khả ý, không có tuyệt vọng (manku), tâm không có dao động, ý không có chán nản (àdìnamànaso), tâm không có tức tối (avyàpannàcetaso). Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ–kheo khi

tai nghe tiếng…

mũi ngửi hương…

lưỡi nếm vị…

thân cảm xúc…

Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ–kheo khi ý biết pháp khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Và Tỷ–kheo khi ý biết pháp không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Này Kundaliya, khi nào Tỷ–kheo,

① mắt thấy sắc, đối với sắc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát…

② khi tai nghe tiếng…

③ khi mũi ngửi hương…

④ khi lưỡi nếm vị…

⑤ khi thân cảm xúc…

⑥ khi ý biết pháp, đối với các pháp khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát.

Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

⭕ Và này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn?

Ở đây, này Kundaliya, Tỷ–kheo

① đoạn tận thân ác hành, tu tập thân thiện hành;

② đoạn tận khẩu ác hành, tu tập khẩu thiện hành;

③ đoạn tận ý ác hành, tu tập ý thiện hành.

Này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

⭕ Và này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

Ở đây, này Kundaliya, Tỷ–kheo sống

① quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời,

② quán thọ trên các thọ…

③ quán tâm trên các tâm…

④ quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

⭕ Và này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

Ở đây, này Kundaliya, Tỷ–kheo

① tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;

② tu tập trạch pháp giác chi…

③ tu tập tinh tấn giác chi…

④ tu tập hỷ giác chi…

⑤ tu tập khinh an giác chi…

⑥ tu tập định giác chi…

⑦ tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

Khi được nói vậy, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Chúng con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y Tăng chúng tỳ–khưu. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [46] Chương II Tương Ưng Giác Chi (a) – I. Phẩm Núi

Bài viết liên quan

  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?A, Web, FB
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, FB
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì?, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 13 tháng 2, 2020