Không rời xa hành xứ của mình, không rời xa tứ niệm xứ

KHÔNG RỜI XA HÀNH XỨ CỦA MÌNH

KHÔNG RỜI XA TỨ NIỆM XỨ

––––––––––––––––––––––––––––––

– Thuở xưa, này các Tỷ–kheo, một con chim ưng cái thình lình vồ xuống và chụp lấy một con chim cút.

Rồi này các Tỷ–kheo, con chim cút bị con chim ưng cái bắt, than khóc như sau:

“– Như thế này, thật bất hạnh cho tôi! Thật thiếu công đức cho tôi! Vì rằng tôi đã đi không phải chỗ hành xứ của mình, đi vào cảnh giới của người khác. Nếu tôi đi trong chỗ hành xứ của tôi, trong cảnh giới của cha mẹ tôi, thời con chim ưng này không thể hơn tôi, nếu phải đánh nhau”.

“– Này Chim cút, thế nào là chỗ hành xứ của ngươi, thế nào là cảnh giới của cha mẹ ngươi?”

“– Là vạt đất được lưỡi cày xới lên”.

Rồi này các Tỷ–kheo, con chim ưng cái không có siết mạnh sức mạnh của mình, không có bóp chặt sức mạnh của mình, thả con chim cút rồi nói:

“– Hãy đi, này Chim cút. Sau khi đi tại chỗ ấy, ta sẽ không thả cho ngươi”.

Rồi này các Tỷ–kheo, con chim cút đi đến vạt đất được lưỡi cày xới lên, leo lên một hòn đất lớn, đứng trên ấy và nói với con chim ưng:

“– Này, hãy đến ta, Chim ưng! Này, hãy đến ta, này Chim ưng!”

Rồi này các Tỷ–kheo, con chim ưng cái siết mạnh sức mạnh của mình, bóp chặt sức mạnh của mình, xếp cả hai cánh, thình lình vồ lấy con chim cút. Này các Tỷ–kheo, khi con chim cút biết được: “Con chim ưng này đang vồ mạnh xuống ta”, liền nấp sau hòn đất ấy. Này các Tỷ–kheo, ở đây, con chim ưng bị bể ngực.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, đối với ai đi tới chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác. Do vậy, này các Tỷ–kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ–kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.

Này các Tỷ–kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỷ–kheo? Chỗ nào là cảnh giới của người khác? Chính là năm dục công đức. Thế nào là năm?

Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận thức … Có các hương do mũi nhận thức … Có các vị do lưỡi nhận thức … Có các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ–kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỷ–kheo, chỗ cảnh giới của người khác.

Này các Tỷ–kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ–kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.

Và này các Tỷ–kheo, chỗ nào là chỗ hành xứ của Tỷ–kheo? Chỗ nào là cảnh giới của cha mẹ? Chính là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú, quán thọ trên các thọ…; trú, quán tâm trên tâm…; trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ–kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: SN 47.6 – Sakuṇagghisutta – Chương 47: Tương Ưng Niệm Xứ – I: Phẩm Ambapāli – 47.6. Con Chim Ưng (Sakunagghi)

–––––––––––––––––––––––––––––

—Này các Tỷ–kheo, tại núi chúa Tuyết sơn có khoảnh đất gồ ghề, không thăng bằng, chỗ ấy không có các loài vượn, loài người qua lại.

Này các Tỷ–kheo, tại núi chúa Tuyết sơn có những khoảng đất ghồ ghề, không bằng phẳng, chỗ ấy chỉ có loài vượn qua lại, không có loài người.

Tại núi chúa Tuyết sơn, có những khoảnh đất bằng phẳng, khả ái. Tại chỗ ấy có các loài vượn và loài người qua lại. Tại đấy, này các Tỷ–kheo, những người thợ săn đặt các bẫy nhựa (lepam) trên những con đường có vượn qua lại để bắt các con vượn. Ở đây, này các Tỷ–kheo, những con vượn nào tánh không ngu si, không tham ăn, thấy bẫy nhựa ấy liền tránh xa. Còn con vượn nào ngu si, tham ăn, thấy bẫy nhựa ấy, thò tay nắm lấy và bị dính vào đấy. “Ta sẽ gỡ bàn tay ra”, nó thò bàn tay thứ hai nắm lấy và bị dính ở đấy. “Ta sẽ gỡ hai tay ra”, nó giơ chân nắm lấy và bị dính ở đấy. “Ta sẽ gỡ hai bàn tay và bàn chân ra”, nó giơ bàn chân thứ hai nắm lấy và bị dính ở đấy. “Ta sẽ gỡ cả hai tay và hai chân”, nó dùng miệng ngậm lấy và bị mắc dính ở đấy.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, con vượn bị bắt năm chỗ, liền rên la nằm xuống, rơi vào bất hạnh, rơi vào khổ não, bị người thợ săn muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ–kheo, người thợ săn đâm chết nó, nướng nó trên đống than củi, và ra đi, theo sở thích của mình.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, là người đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ–kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác, Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là không phải chỗ hành xứ của Tỷ–kheo, chỗ cảnh giới của người khác? Tức là năm dục công đức. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn … Các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ–kheo, đây không phải là chỗ hành xứ của Tỷ–kheo, là chỗ cảnh giới của người khác.

Này các Tỷ–kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ–kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến chỗ cảnh giới của cha mẹ mình, Ác ma không nắm được cơ hội, Ác ma không nắm được đối tượng.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là hành xứ của Tỷ–kheo, là cảnh giới của cha mẹ mình? Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời…; trú, quán thọ trên các cảm thọ…; trú, quán tâm trên tâm…; trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ–kheo, đây là chỗ hành xứ của Tỷ–kheo, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: SN 47.7 – Makkaṭasutta – Chương 47: Tương Ưng Niệm Xứ – I: Phẩm Ambapāli – 47.7. Con Vượn

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11/4/2023