Ai mang gánh nặng ngũ uẩn?
AI MANG GÁNH NẶNG NGŨ UẨN?
–––––––––––––––
“Này các Tỳ–kheo! Ai đang mang gánh nặng?
‘Người’ là kẻ đang mang gánh nặng. ‘Người’ kêu bằng tên Tissa hay tên Datta, hay tên gì gì đó. ‘Người’ thuộc về dòng dõi Kanhayana hay Vacchayana, hay dòng dõi gì gì đó.”
Có nghĩa rằng người mang gánh nặng là một ‘Người (puggala)’ mang tên Tissa hay Datta, con cháu của gia tộc Kanhayana hay Vacchayana gì đó. Cũng giống những cái tên chúng ta thường gặp trong kinh điển như Kaccāyana, Mahākassapa,
Kondaññā,…vậy.
Ở đây mặc dù Đức Phật đề cập từ āyasmā, có nghĩa là ‘tôn giả’. Nhưng những gì Đức Phật muốn nói là tất cả chúng sanh, bao gồm cả nam cư sĩ, nữ cư sĩ, … và thậm chí cả ngạ quỷ nữa.
Vì lẽ tất cả mọi chúng sanh đều phải mang cái gánh nặng năm uẩn của chúng. Trong cách nói thông thường thì mọi người đều đang mang gánh nặng.
Ở đây nếu như đã mặc nhiên công nhận, năm uẩn là gánh nặng và Người là phu mang vác (gánh nặng), câu hỏi phát sanh là liệu năm uẩn có khác biệt với Người hay không.
Atta hay cái ngã, như Đức Phật nhìn nhận là puggala, tức cá nhân, người, chúng sanh, như vậy suy ra Người là một và năm uẩn là khác?
Tất nhiên sự suy đoán này chỉ hé lộ cho thấy tính cách chấp ngã của người hỏi mà thôi.
Giáo lý của Đức Phật về Vô Ngã (anatta) đã quá rõ như ánh sáng ban ngày. Nếu triết lý của Đức Phật là một triết lý hữu Ngã (atta) thời giáo lý của ngài sẽ không khác gì với những giáo lý đang lưu hành trong thời của ngài, trong trường hợp đó Đạo Phật không cần thiết phải có mặt trong cuộc đời này làm gì.
Có một niềm tin ngoài Phật Giáo cho rằng năm uẩn là atta (tự ngã). Tuy nhiên, một niềm tin khác thì quả quyết rằng năm uẩn không phải là atta, mà atta hiện hữu như một thực thể vật chất riêng biệt ở một nơi nào đó.
Đạo Phật phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của atta bất kể là nó có (hiện hữu) khác biệt hay không khác biệt với năm uẩn hay không.
Theo cách dùng phổ thông và thói quen Đức Phật sử dụng từ Người (puggala) hay chúng sanh (satta).
Thỉnh thoảng cũng có khi ngài dùng những ám chỉ theo ngữ pháp như Chính Ta (atta) và Những Người Khác (para) nhằm phân biệt người này với người kia.
Chẳng hạn, trong câu: attā hi attano nātho; ko hi paro natho (Ta là đấng cứu độ của ta; không một ai khác là đấng cứu độ của ta cả.), atta ở đây không mang nghĩa khái niệm triết lý mà chỉ đơn thuần như đại từ ‘Ta’ hay ‘Tôi’.
Cũng có trường hợp dùng ‘atta’ khác, đó là atta được dùng như một đại từ nhân xưng trong câu nói như: attanaṁ eva paṭhamaṁ paṭirūpe nivesaye (Trước hết hãy tự đặt mình vào chỗ thích hợp).
Cũng có những cách dùng khác như atta saraṇa (nương nhờ chính mình) và anaññā saraṇa (chớ nương tựa ai khác ngoài chính mình) ở đây atta và aññā được dùng như những đại danh từ.
Theo Đức Phật có bốn loại người, đó là:
người hành động vì lợi mình, không lợi người;
người hành động vì lợi ích của cả hai;
người hành động không vì lợi mình cũng không vì lợi người, và
người hành động không vì lợi mình, mà vì lợi người.
Ở đây, Đức Phật dùng những từ attahita (lợi mình) và parahita (lợi người), trong đó atta muốn nói đến ‘cái ta’ theo lối đại từ chứ không phải ‘cái ta’ theo triết lý.
Những quan niệm sai lầm phát sanh theo hàm nghĩa của ngữ pháp, vì vậy đó là những tà kiến. Điều này được trình bày trong Bộ Luận Kathā Vatthu (Những Điểm Dị Biệt) và trong Kinh Anurādha của Tương Ưng.
“Này Anurādha! Ông nghĩ thế nào: Sắc (rūpa) là một chúng sanh?”
“Bạch Đức Thế Tôn, Rūpa không phải là một chúng sanh.”
“Thọ (vedanā), … Tưởng (saññā) …, Thức (viññāṇa) là một chúng sanh?
“Thưa không, bạch Đức Thế Tôn, chúng không phải là một chúng sanh.”
Cách vấn đáp này cho thấy không có ai để chúng ta có thể gọi là một người hay một chúng sanh dù có liên hệ với năm uẩn của người ấy hay không.
Trong Kinh Đức Phật tuyên bố rằng giáo lý của ngài chỉ liên quan đến khổ (dukkha) và sự giải thoát khỏi những khổ đau do năm uẩn tạo ra, chứ ngài không thuyết về sự hiện hữu vĩnh hằng của cá nhân (puggala), của chúng sanh (satta) hay của tự ngã (atta).
I. CÂU TRẢ LỜI CỦA VAJIRĀ CHO MA VƯƠNG
Ma vương hỏi:
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
Ai tạo ra các chúng sanh?
Đấng Sáng Tạo hiện ở đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Về đâu hữu tình diệt?
Trước những câu hỏi này Trưởng lão Ni Vajirā, một bậc thánh A–la–hán, đã trả lời như sau:
“– ⑴ Này Ma Vương, ông nghĩ cái gì là một chúng sanh? Những gì ông nghĩ là tà kiến, hay không phải là tà kiến? Cái thường được nghĩ như một chúng sanh thực sự chỉ là một đống các Uẩn (khanddha) nằm trong trạng thái thay đổi không ngừng, hay gọi cách khác là các Hành (saṅkhāras). Ông không thể tìm thấy một chúng sanh nào trong các Hành ấy.
⑵ Tôi sẽ cho ông một thí dụ. Khi bánh xe, trục xe và các bộ phận khác được lắp ráp lại, sự tập hợp (của các bộ phận) này được biết đến bằng từ chiếc xe. Cũng vậy, khi năm thành phần — sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) — tập hợp lại với nhau. Sự tập hợp ấy được định danh là một chúng sanh.
⑶ Thực sự, chỉ có khổ được sanh, khổ tồn tại, và khổ diệt, ngoài khổ không gì sanh, ngoài khổ không gì diệt.”
Khi chúng ta nói một người nào đó sanh, cách diễn đạt ấy không phải muốn nói đến một cá nhân con người, mà nói đến cái khổ cố hữu trong năm uẩn.
Như vậy, những gì được gọi là ‘người’ thực chất không phải là ‘người’ mà (là) một gánh khổ.
Cũng vậy, những gì diệt cũng chỉ là gánh khổ nằm cố hữu trong năm uẩn diệt chứ không phải người.
Vì thế, trong bài Kinh Gánh Nặng này, khi Đức Phật nói kẻ mang gánh nặng là người, cách diễn đạt ấy chỉ chiều theo cách dùng chung của thế gian mà thôi.
Bằng từ ‘người’ Đức Phật muốn nói tới năm uẩn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng có ‘người’ ngoài năm uẩn.
II. PUGGALA (NGƯỜI) CHỈ LÀ MỘT CÁI TÊN
Khi một vật được đặt tên, việc đặt tên này gọi là paññatta hay chế định.
Từ người (puggala) chỉ được dùng cho những mục đích thuật ngữ, tức dùng như một tên gọi cho năm uẩn.
Như vậy nó chỉ là một cái tên.
Để làm cho mọi vật được hiểu chúng ta phải cần đến cách dùng chế định (paññatta) này.
Nếu chúng ta nói rằng gánh nặng năm uẩn này được mang bởi năm uẩn, nói thế sẽ quá trừu tượng, và rất ít người hiểu được ý nghĩa mà nó chuyên chở.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB