Bình minh đầu tiên tại CẦN THƠ – VN
Sādhu sādhu sādhu! Anumodami!
Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, // Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, // Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ // Buddhānubhāvena vināsamentu //
Do nhờ oai lực của đức Phật, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh đều tiêu tan.
Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, // Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, // Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ // Dhammānubhāvena vināsamentu//
Do nhờ oai lực của giáo Pháp, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh đều tiêu tan.
Yaṁ dunnimittaṁ avamaṅgalañ ca, // Yo cāmanāpo sakuṇassa saddo, // Pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ, // Saṁghanubhāvena vināsamentu//
Do nhờ oai lực của Tăng chúng, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh đều tiêu tan.
Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, // Sabba–Buddhānubhāvena, Sadā sukhī bhavantu te//
Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả các chư Phật, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, // Sabba–Dhammānubhāvena, Sada sukhī bhavantu te//
Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả các Pháp, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
Bhavatu sabbamaṅgalaṁ, Rakkhantu sabbadevatā, // Sabba–Saṁghānubhāvena, Sadā sukhī bhavantu te. //
Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả Tăng chúng, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
Sabbītiyo vivajjantu, soko rogo vinassatu;
mā te bhavan–tvan–tarāyā, sukhī dīghā’yuko bhava.
Nguyện cho quý đạo hữu tránh khỏi tất cả những nạn.
Nguyện cho quý vị được dứt khỏi sầu muộn, bệnh tật.
Nguyện cho những sự nguy khốn không có khởi sanh đến tới quý vị.
Nguyện cho quý vị có được sự an vui, và được sống lâu.
Abhi–vādana–sīlissa, niccaṃ vuḍḍhā–pacāyino;
cattāro dhammā vaḍḍhanti, āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ.
Cả bốn pháp là sống lâu, sắc tốt, an vui và sức mạnh được tăng trưởng đối với quý đạo hữu thí chủ thường quen kính lễ cúng dường các bậc trưởng thượng đáng kính.
Idaṁ me puññaṁ āsava–kkhayā’va’haṁ hotu.
Nguyện cho phước thiện này của tôi sẽ là duyên lành đoạn tận mọi lậu hoặc phiền não.
Idaṁ me puññaṁ Nibbānassa paccayo hotu.
Nguyện cho phước thiện này của tôi sẽ là duyên lành tới Niết bàn.
Imaṁ no puñña bhāgaṁ sabba–sattānaṁ dema (bhājema).
Chúng tôi xin chia sẻ hồi hướng các phước thiện này tới tất cả mọi chúng sinh.
Sabbe sattā sukhitā hontu.
Nguyện cho tất cả mọi chúng sinh luôn được an vui hạnh phúc.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
BÌNH MINH ĐẦU TIÊN TẠI CẦN THƠ – VN
Thật là nhiều Hoan hỷ với Tấm lòng Cao Quý của gia đình Thí chủ Dhammadinnā Bạch Phượng Dâng Cúng Dường vật thực và trú xứ đến Thiền sư Sumangala Viên Phúc đến từ Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery tại Yangon và Taunggyi Myanmar, đã quang lâm về Việt nam hướng dẫn các khóa thiền minh sát tứ niệm xứ theo truyền thống Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw, để góp phần mang lại lợi ích thiết thực tới các thiện nam tín nữ hữu duyên đang tầm cầu con đường thực hành dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được tự do thật sự, hạnh phúc thật sự – Niết bàn.
Sadhu! Sadhu! Sadhu!
Cần Thơ 13. 11. 2024
*************************
Dāna – Từ Thiện – Bố Thí – Cúng Dường Với Sự Hiểu Biết
“icchitaṃ paṭṭhitaṃ tuyhaṃ samijjhatu”
“ Nguyện cho ước muốn của người hãy trở thành sự thật.”
******************************
Bố Thí, Cúng Dường – Dāna: Nghĩa là cho, dâng hiến, tặng, biếu, cúng dường, bố thí (Hán Việt: Bố là khắp, thí là cho. Bố thí là cho khắp tất cả.)
⚀ Có bốn ý nghĩa:
1– Trạng thái: có trạng thái là dứt bỏ (cāga lakkhaṇa).
2– Phận sự: loại trừ tham luyến (đối với vật thí) (sampatti rasa).
3– Thành tựu: không dính mắc (vật thí) (virāga paccupaṭṭhāna).
4– Nhân cần thiết: có vật thí (dānavatthupadaṭṭhāna).
⚀ Bố Thí Sự – Dānakamma: Được gọi là bố thí do đủ bốn điều kiện:
1– Có người cho.
2– Có tác ý (cetanā) đem cho.
3– Có vật đem cho.
4– Có người thọ nhận.
⚀ Có năm yếu tố giúp cho bố thí tăng trưởng lợi ích:
a– Người cho có giới hạnh, hành trì đúng pháp.
b– Người nhận là người có giới đức trong sạch.
c– Vật thí hợp pháp.
d– Hoan hỷ trước, trong và sau khi bố thí.
e– Người cho có niềm tin vào luật nhân quả.
⚀ Tác Ý – Cetanā:
Bố thí Không có Tác Ý cetanā – giống như loại chữ viết trên nước, nên quả phước khi hình thành trở nên bé nhỏ.
Bố thí Có Tác Ý cetanā – ví như loại chữ viết trên cát hoặc chữ khắc trên đá, nó hình thành quả bố thí đáng hài lòng, thích ý.
⚀ Bố Thí, Cúng Dường Đến Cá Nhân – Puggalikadāna: Bố thí, cúng dường đến riêng một người. Có 14 đối tượng như sau:
1– Cúng dường đến (dānaṃ deti) Đức Như Lai, bậc A la hán Chánh Đẳng giác.
2– Cúng dường đến vị Độc giác Phật.
3– Cúng dường đến bậc A la hán, đệ tử Như Lai.
4– Cúng dường đến vị trên con đường chứng quả A la hán.
5– Cúng dường đến vị chứng quả Bất Lai.
6– Cúng dường đến vị trên con đường chứng quả Bất Lai.
7– Cúng dường đến vị chứng quả Nhất Lai.
8– Cúng dường đến vị trên đường chứng quả Nhất Lai.
9– Cúng dường đến vị chứng quả Dự lưu.
10– Cúng dường đến vị trên đường chứng quả Dự lưu.
11– Cúng dường đến vị ngoại học (bāhiraka) đã ly tham trong các dục vọng.
12– Cúng dường đến phàm phu gìn giữ giới luật.
13– Cúng dường đến phàm phu ác giới.
14– Cúng dường đến các loại bàng sanh. (Trung bộ kinh III, kinh Cúng dường phân biệt – dakkhiṇavibhaṇgasutta).
⚀ Bố Thí, Cúng Dường Đến Tăng Chúng – Saṅgahadāna: Có 7 loại cúng dường đến Tăng chúng:
1. Cúng dường đến cả hai Tăng chúng (Tỳ khưu và Tỳ khưu ni) với Đức Phật là vị lãnh đạo.
2. Cúng dường đến cả hai Tăng chúng, sau khi Đức Phật viên tịch (parinibbāna).
3. Cúng dường đến chúng Tỳ khưu Tăng.
4. Cúng dường đến chúng Tỳ khưu Ni.
5. Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu và Tỳ khưu Ni như vầy”.
6. Cúng dường và nói rằng; “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu như vầy”.
7. Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu Ni như vầy”.
⚀ Bố thí tài vật (āmisadāna) và ⚀ Bố thí pháp (Dhammadāna):
Bố thí cơm, nước, y phục.. hay bố thí tứ sự (paccayadāna) là bố thí tài vật.
Bố thí Pháp là giảng dạy chánh pháp.
“Cho ăn là cho lực. Cho mặc là cho sắc. Cho xe là cho lạc. Cho đèn là cho mắt. Ai cho chỗ trú xứ. Người ấy cho tất cả. Ai giảng dạy Chánh pháp. Vị ấy cho bất tử”. (Kinh Kiṃ Dadasutta)
” Này các Tỳ khưu, có hai loại bố thí, thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp… Tối thắng trong hai loại bố thí này là bố thí pháp”.
⚀ Dưới đây là một số khái niệm cơ bản về Bố thí – Cúng dường:
1– Bố thí (vật) dư thừa (ucchiṭṭha dāna) và bố thí (vật) không dư thừa (anucchiṭṭha dāna):
Một người chỉ có một vật dụng duy nhất (một bát canh, một manh áo), tuy có giá trị chẳng là bao, nhưng với người ấy là cần thiết, cho vật cần thiết như thế là bố thí vật không dư thừa (anucchiṭṭha dāna) và cũng là tối thượng thí (aggadāna).
2– Bố thí (vật chính) (aparivāra dāna) và bố thí có phụ tùng (saparivāra dāna):
Bố thí chỉ có vật chính, không có đính kèm những vật phụ thuộc, như bố thí y không có kim, chỉ…đính kèm, hay khi bố thí cơm nhưng không có vật thực khác đi kèm, gọi là aparivāra dāna. Bố thí ngoài vật chính còn có những vật khác đính kèm theo, gọi là saparivāra dāna.
3– Bố thí hữu lậu (vattanissita dāna) và vô lậu thí (vivattanissita dāna):
Bố thí có sự mong cầu thụ hưởng những lạc thú thế gian, gọi là hữu lậu thí. Loại bố thí này còn gọi là “nô lệ thí”, vì tâm người cho đang làm nô lệ cho dục lạc thế gian, nói cách khác: “người ấy đang bị ái dục sai khiến”. Bố thí với tâm nguyện đạt được đạo, quả Níp bàn, là vô lậu thí, hay bố thí không bị trói buộc (bhujissa dāna).
4– Bố thí (vật thí) không trong sạch (sāvajja dāna) và bố thí (vật thí) trong sạch (anavajja dāna):
Hai cách bố thí này còn có tên gọi là: bố thí hợp pháp (dhammiya dāna) và bố thí phi pháp (adhammiya dāna). Chữ savajja nghĩa là “đang quở trách”. Ở đây, vật thí không trong sạch là nói đến vật thí phát sanh không đúng pháp, như giết con vật rồi đem cúng dường, hoặc vật thí này phát sanh từ nghề nghiệp có tội, như đánh bắt cá rồi dùng số tiền này mua sắm vật cúng dường.
5– Bố thí có nắm giữ (parāmaṭṭha dāna) và bố thí không nắm giữ (aparāmaṭṭha dāna):
Bố thí vì danh dự dòng dõi, hoặc để khoa trương hay để được khen ngợi… là bố thí dính líu đến mạn. Bố thí mong cầu những lạc thú thế gian, là bố thí dính líu đến ái. Bố thí để sanh về cõi trời vì cho rằng cõi trời an lạc thường hằng, là bố thí dính líu đến tà kiến.Những cách bố thí như trên, gọi là bố thí có dính mắc. Ngược lại bố thí chỉ mong chứng Nípbàn là bố thí không dính mắc hay vô lậu bố thí (vivattanissata dāna).
6– Hợp trí thí (ñāṇasampayutta dāna) và ly trí thí (ñāṇavippayutta dāna):
Bố thí hiểu được nguyên nhân cùng kết quả của hành động thiện này, gọi là hợp trí thí.
Khi thực hành bố thí có thể hiểu kết quả của thiện sự này một cách chung chung như: “bố thí thí phát sanh tài sản”, nhưng cụ thể là loại tài sản nào?.
Một số khác thì có sự hiểu biết hơn, trả lời rằng: “Cho ăn là cho lực, nên kết quả là có sức mạnh. Cho mặc là cho sắc, nên có quả là sắc đẹp…”.
Nhưng phần lớn không quan tâm đến nhân phát sanh”việc bố thí này”, tức là không biết “động lực nào khiến người ấy bố thí ?”, họ chỉ hiểu chung chung:”bố thí là làm phước thế thôi”.
Nhận thức được “do động lực nào khởi sanh tác ý này: do lòng từ bi, do có đức tin, do sự cung kính…” là hiểu về nhân, phát sanh tác ý trước khi cho.
Những người khi thực hiện bố thí mà không hiểu biết nhân quả, gọi là bố thí ly trí.
7– Trực tiếp thí (sāhatthaka dāna) và gián tiếp thí (ahatthaka dāna):
Chữ hattha nghĩa là “cánh tay”, cho với cánh tay là trực tiếp thí, sai bảo hay nhờ người khác làm, gọi là gián tiếp thí.
8– Bố thí chu đáo (sakkacca dāna) và bố thí không chu đáo (asakkacca dāna):
Thí sự được chuẩn bị tốt đẹp, gọi là bố thí chu đáo.
9– Hỷ thí (somanassa dāna) và xả thí (upekkhā dāna):
Bố thí với tâm vui thích là hỷ thí, bố thí với tâm thản nhiên là xả thí.
10– Hữu trợ thí (sasaṅkhārika dāna) và vô trợ thí (asaṅkhārika dāna):
Hữu trợ thí là bố thí có sự kích thích tác động đến, hoặc có sự nài xin của người khác trong khi người cho còn lưỡng lự,
hay khi bố thí vì miễn cưỡng phải làm. Nên ghi nhận rằng: “Một sự yêu cầu chưa hẳn dẫn đến hữu trợ thí. Như một người chưa có ý miệm bố thí, chợt có người đến quyên góp từ thiện, anh cho ngay không do dự, hành động như thế là vô trợ thí”.
11– Bố thí của bậc có trí (sappurisa dāna) và bố thí của người không có trí (asappurisa dāna):
Bậc có trí thường thực hiện:
a– Bố thí chu đáo (sakkacca dāna).
b– Bố thí có suy xét (cittikatvā deti).
c– Bố thí tự tay làm (sahattha dāna).
d– Bố thí vật không đáng quăng bỏ.
e– Bố thí nghĩ đến tương lai (anāgata diṭṭhikaṃ deti). – A.iii, 171.
Năm cách bố thí khác được thực hiện bởi người có trí (sappurisa) là:
a– Bố thí với niềm tin (saddhā dāna).
b– Bố thí chu đáo.
c– Bố thí hợp thời (kāla dāna).
d– Bố thí với tâm tế độ (anuggahitacitto dānaṃ).
e– Bố thí không hại mình, hại người (attānañ ca parañ ca anupahacca dānaṃ). – A.iii, 172.
Với năm cách bố thí này, mỗi cách đều mang lại đại tài sản sung mãn, ngoài ra:
– Bố thí với đức tin (saddhā) sẽ có dung mạo xinh đẹp, dung sắc thù thắng như hoa sen.
– Bố thí chu đáo (sakkacca dāna), sẽ được mọi người nghe theo lời và phục vụ với tâm hiểu biết (aññacittaṃ).
– Bố thí hợp thời (kāla dāna), các vật dụng (atthā) lợi ích sẽ đến đúng lúc và sung túc (pacurā).
– Bố thí với tâm tế độ (anuggaha dāna), sẽ thọ hưởng đầy đủ năm dục tăng trưởng (là sắc tốt, tiếng du dương, hương thơm, vị ngon ngọt và thân xúc chạm êm ái).
– Bố thí không hại mình, hại người (anupaghāta dāna), tài sản của người này hoàn toàn tránh khỏi năm tai hoạ (nước, lửa, vua, trộm đạo và kẻ thù nghịch hay người thừa tự) làm hư họai. – A.iii, 172.
12– Bố thí do nghĩ đến “sự tái sanh trong tương lai” là nhân khiến bố thí (dānupapattiyo):
Tám nhân bố thí do nghĩ đến sự tái sanh trong tương lai (“Này các tỳ khưu, có tám thọ sanh do bố thí (dānupapattiyo)”) và sự thành tựu quả theo ý muốn sanh từ bố thí có bốn điều:
a– Có bố thí.
b – Có ước nguyện.
c– Là người giữ giới.
d– Có tâm hướng đến thanh tịnh (là có sự niệm tưởng ân đức bố thí):
1– Khi thấy một người được giàu có sung túc như Vua, quan, các đại phú gia, nên bố thí với mong muốn: “sau khi thân hoại mệnh chung, sẽ tái sanh trở thành Vua, quan, bậc đại phú gia”. Người có ước muốn như vậy, an trú tâm trong ước muốn phàm phu ấy, không tu tập hướng thượng, sau khi thân hoại mệnh chung, thành tựu được ước nguyện này.
2– Khi được nghe các vị chư Thiên bốn Đại vương (catumahārājika) được sống lâu, có dung sắc, nhiều an lạc, nên bố thí với mong muốn, kiếp sau trở thành chư thiên cõi Bốn Đại Vương…. thành tựu được ước nguyện này.
3– Khi được nghe các vị chư thiên cõi Đạo lợi (Tāvatiṃsa)… thành tựu được ước nguyện này.
4– Khi được nghe các vị chư thiên ở cõi Dạma (Yāmā)… thành tựu được ước nguyện này.
5– Khi được nghe các vị chư thiên cõi trời Đâu Suất (Tusita)… thành tựu được ước nguyện này.
6– Khi được nghe các vị chư thiên cõi Hóa lạc (Nimmānarati)… thành tựu được ước nguyện này.
7– Khi được nghe các vị chư thiên cõi Tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī)… thành tựu được ước nguyện này.
8– Khi được nghe các vị Phạm chúng thiên (brahmapārisajjabhūmi)… thành tựu được ước nguyện này.
13– Bố thí Ba–la–mật (Dāna Pāramitā):
Khi cho một vật gì đến người nhận, dù trực tiếp hay gián tiếp
nếu nghĩ “ta là người cho” là bị tà kiến chi phối,
nếu nghĩ “đây là sự bố thí của ta” là bị tham chi phối,
nếu nghĩ “đối tượng này nhận vật thí của ta” thì bị ngã mạn chi phối.
Sự bố thí bị tà kiến (diṭṭhi), ái (taṅhā), ngã mạn (māna) chi phối, khi “có sự dính mắc trong tâm”, gọi là bố thí cầu phước, là bố thí mong cầu thụ hưởng những tài sản, an lạc trong thế gian.
Khi ý nghĩ về “người cho, người nhận không có trong tâm” thì thí sự này là “dứt bỏ”.
Khi người phật tử hành pháp bố thí, có ý nghĩ rằng: “ta không còn là chủ vật thí này, ta không dính mắc với vật thí, không dính mắc với đối tượng thọ nhận (vật thí)”, không có ái, ngã mạn và tà kiến tham dự, thí sự ấy trở thành “dứt bỏ”.
Khi người cho có tâm “lìa bỏ trọn vẹn (pariccāga)” vật thí, cho dù đối tượng thọ thí có ân đức thấp, ngang bằng hay cao hơn người cho, hành động “đem cho” ấy với mục đích là ra khỏi sanh tử luân hồi được gọi là bố thí ba la mật.
Nói cách khác, bố thí ba la mật hàm ý dứt bỏ trong tâm trọn vẹn những gì thuộc thế gian.
Bố thí những gì thuộc ngoại thân gọi là bố thí bậc hạ, bố thí những gì thuộc nội thân (không ảnh hưởng đến tính mạng) gọi là bố thí bậc trung, bố thí những gì thuộc nội thân có thể mệnh chung, hay ngay cả sinh mạng là bố thí bậc thượng.
(TK Viên Phúc Biên soạn theo: Bố Thí Độ – Dāna Pāramitā – Tỳ khưu Chánh Minh)
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB