Bốn chấp thủ

(1) BỐN CHẤP THỦ

–––––––––––––––

Chấp thủ được thể hiện theo bốn cách:

(1) Dục Thủ (kāmupādāna)

(2) Kiến Thủ (diṭṭhupādāna)

(3) Giới Cấm Thủ (sīlabbatupādāna)

(4) Ngã Luận Thủ (attavadupādāna)

1. DỤC THỦ (KĀMUPĀDĀNA)

Dính mắc hay chấp thủ vào các dục trần là dục thủ.

Cảm thọ lạc phát sanh khi chúng ta tiếp xúc với các dục trần. Do những cảm thọ lạc này, một ước muốn hưởng thụ khởi lên trong chúng ta. Sau đó chúng ta dính mắc vào các dục trần ấy. Sự dính mắc này có thể liên hệ với các cảm thọ kích thích bên trong chúng ta, hay cũng có thể là do các cảm thọ từ bên ngòai thúc đẩy.

Khi một người nam khát khao một người nữ, hoặc ngược lại, đây là sự hấp dẫn giữa các giới tính. Đây là một ví dụ về sự chấp đắm mãnh liệt.

Chúng ta khát khao những cảm thọ lạc mà chúng ta xúc chạm trong hiện tại cũng như những cảm thọ lạc mà chúng ta hy vọng sẽ được xúc chạm trong tương lai. Chúng ta mong muốn có được những điều khó có, và khi chúng ta có được những điều không dễ gì có ấy, chúng ta không thể chia tay với nó.

Đây là sự dính mắc vào Dục Hữu (kāmabhava), sự hiện hữu trong cõi dục.

Tuy nhiên những khát khao của chúng ta không dừng lại ở đó. Chúng muốn vượt qua cả danh uẩn lẫn sắc uẩn.

Khi chúng ta dính mắc vào chúng, trong chúng ta đã phát triển một sự chấp thủ vào Sắc Hữu (rūpabhava), tức sự hiện hữu trong cõi thiền sắc giới, và Vô Sắc Hữu (arūpabhava), tức sự hiện hữu trong cõi thiền vô sắc. Chúng cũng là Dục Thủ (kāmupādāna).

2. KIẾN THỦ (DIṬṬHUPĀDĀNA)

Dính mắc hay chấp thủ vào các tà kiến, vào các niềm tin sai lạc là Kiến Thủ. Nói chung chúng ta bị lôi cuốn vào các ý thức hệ. Vì vậy việc chúng ta, bằng cách này hay cách khác, bị dính mắc vào ý thức hệ này hay ý thức hệ nọ, ở mức độ vừa phải hay mãnh liệt, là điều không có gì bất thường cả.

Tuy nhiên, ở đây trong trường hợp đặc biệt này, chúng ta chỉ quan tâm đến những ý thức hệ nay niềm tin sai lầm. Có những niềm tin sai lầm về đạo đức và về sự hiện hữu của một cái ngã hay linh hồn.

Đầu tiên, sẽ để qua một bên hai loại niềm tin sai lạc này vì nó sẽ được bàn đến riêng rẽ ở phần sau.

Niềm tin cho rằng không có nghiệp (kamma), dù là nghiệp thiện hay bất thiện, không có kết quả của nghiệp, và không có đời sau được xếp vào loại Kiến Thủ (diṭṭhupādāna).

3. GIỚI CẤM THỦ (SĪLABBATUPĀDĀNA)

Dính mắc hay chấp thủ vào các pháp hành không đưa đến sự chấm dứt sanh tử luân hồi và chứng đắc Niếtbàn là Giới Cấm Thủ (sīlabbatupādāna).

Sīlabbata có nghĩa là thực hiện những nghi lễ không phù hợp với đạo lộ thanh tịnh. Nó bao gồm cả việc thực hành hạnh con bò và hạnh con chó xuất phát từ niềm tin cho rằng nhờ ăn ở, cư xử giống như bò và chó như vậy một người sẽ đạt được sự giải thoát khỏi khổ;

những niềm tin tương tự khác liên quan đến việc tôn thờ các con vật như thờ bò, thờ chó, thờ chư thiên, thờ ngọc hoàng thượng đế, thờ phạm thiên, hay thờ các đấng quyền năng đại loại như vậy với quan niệm sẽ được giải thoát khỏi những thống khổ của kiếp người, đều được sắp vào Giới Cấm Thủ.

Lại nữa niềm tin cho rằng mọi tội lỗi của con người sẽ được cứu chuộc nếu họ tắm trong nước sông Hằng hay thực hiện các nghi lễ hiến tế súc vật là một ví dụ khác về Giới Cấm Thủ.

Nói tóm lại, tất cả những giáo điều và pháp hành ngoài Bát Chánh Đạo không thể được xem như những thiện nghiệp dẫn đến sự chấm dứt mọi hình thức của khổ đau.

4. NGÃ LUẬN THỦ (ATTAVADUPĀDĀNA)

Dính mắc hay chấp thủ vào ý niệm về tự ngã được gọi là Ngã Luận Thủ (attavādupādāna). Có rất nhiều lý thuyết về nguồn gốc của sự sống.

Một số lý thuyết liên hệ đến niềm tin cho rằng có một mẩu vật chất – sống cư trú trong thân. Con người tồn tại khi vật thể này đang còn sống, nhưng sự sống của con người sẽ chấm dứt ngay khi nó chết.

Cách suy nghĩ này là Đoạn Kiến

(ucchedadiṭṭhi), một quan niệm cho rằng sự hiện hữu chấm dứt hoàn toàn cùng với sự chết, hay nói cách khác chết là hết.

Đây cũng là chủ thuyết hư vô (nihilism).

Một ý thức hệ khác là Thường Kiến (sassatadiṭṭhi), cho rằng bản ngã hay linh hồn bất khả hoại, và vì thế nó tồn tại vĩnh hằng, vào lúc chết tự nó sẽ di chuyển vào một cái thân khác. Đây là chủ thuyết bất diệt hay còn gọi là Thường Kiến.

Trong những phân tích cùng tột, bốn chấp thủ này (dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ) có thể được rút lại còn tham ái (taṇhā) và tà kiến (diṭṭhi), trong đó dục thủ thuộc về tham ái, và ba thủ còn lại — kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ — thuộc tà kiến. Dục thủ dựa trên các dục trần trong khi kiến thủ, giới cấm thủ, và ngã luận thủ dựa trên tà tư duy.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.

–––––––––––––––

FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

(1) bốn chấp thủ, FB

(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB

(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB

(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB

(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB

⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB

⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB

(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB

(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB

(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

Chế định và chân đế (phần 1), FB

Chế định và chân đế (phần 2), FB

(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB

⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB

Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB

Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB

Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB

Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB

Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB

Bài viết liên quan

    • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
    • Tôi nguyện, Web, FB
    • Tại sao Myanmar, Web, FB
    • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
    • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
    • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
    • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
    • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24/7/2024