Chẳng có gì là quan trọng cả bởi bản chất sinh diệt

CHẲNG CÓ GÌ LÀ QUAN TRỌNG CẢ BỞI BẢN CHẤT SINH DIỆT

https://www.facebook.com/share/gTMkKAJsANBGwZZE/

–––––––––––––––

🔸 VA: Bạch thưa sư: con xin được trình pháp.

Khoảng 2–3 hôm trước ngồi thiền, thân nhẹ nhàng, tâm quan sát phòng xẹp có lúc bám sát có lúc phóng tâm, suy nghĩ (khoảng 3–4 phút) sau đó tâm chánh niệm xuất hiện ghi nhận phóng tâm, tâm suy nghĩ sâu đó đưa tâm quay lại với đề mục quan sát phòng xẹp ở bụng.

Hôm nay tâm quan sát phòng xẹp được nhiều hơn, tâm suy nghĩ hay phóng tâm ít hơn những hôm trước (kéo dài 1–2 phút), thân bắt đầu cảm thấy đau đớn ở chân rất nhiều. Khi quan sát cơn đau tâm cảm thấy cơn đau đi chuyển không đứng yên, từ lúc cơn đau bắt đầu xuất hiện, mạnh dần lên đến một mức độ nhất định rồi tan đi, cơn đau khác lại sanh ra cứ tiếp nối như vậy.

Có lúc tâm thả lỏng thì theo dõi cơn đau rất tốt, có lúc tâm phản ứng mạnh mẽ với cơn đau thì cơn đau lại càng mạnh mẽ hơn và đã nhiều lần tâm đầu hàng với cơn đau.

Xin sư từ bi chỉ dạy cách để tâm chiến thắng cơn đau?

Con xin chân thành tri ân sư.🙏🙏🙏

🔹 Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

① Đây không phải là trình pháp, đây chỉ là kể chuyện những gì đã xảy ra mà thôi.

Trình pháp là khi thấy hiện tượng (đối tượng) khởi sinh thì

⑴ có niệm thầm hướng tâm (tâm sở Tầm vitaka) vào đối tượng đó kịp thời không hay không có niệm thầm hướng tâm vào đối tượng;

⑵ có quan sát kỹ lưỡng – chà sát, chìm sâu (tâm sở Tứ vicara) – vào đối tượng đó với chánh niệm sammāsati và chánh tinh tấn sammāvayamā không, hay chỉ biết một cách qua loa, hời hợt, vội chạy theo các đối tượng khác loại;

⑶ khi quán sát ghi nhận kỹ lưỡng có tác ý chú tâm (như lý tác ý yoniso manasikāra) vào sự thay đổi (sinh – diệt) của đối tượng, tức có hiểu biết về bản chất của đối tượng đó là vô thường khổ vô ngã không?

Nếu có đủ 3 việc trên là thực hành đúng, cần lặp đi lặp lại, nếu chưa có đủ cả 3, lúc thiếu điều này, lúc thiếu điều kia thì phải sửa lại việc tu tập thực hành cho đúng và đủ.

Tu tập sai so với khuôn mẫu chỉ dẫn quán sát 3 bước như trên thì khi trình pháp sẽ chỉ kể lể hết chuyện nọ sang chuyện kia đã xảy ra đối với bản thân mà thôi, chứ không thể trình bày được cách thức quán sát ghi nhận những hiện tượng đã xảy ra vào lúc đó để có được minh sát tuệ về danh – sắc (ngũ uẩn), về nhân duyên, về bản chất chung vô thường khổ vô ngã của chúng.

② Thiền minh sát khi quán sát cơn đau là để thấy rõ bản chất của cái đau chỉ là thọ khổ, nó là vô thường, nó là vô ngã, thông qua sự thực chứng sự thay đổi về cường độ đau, về vị trí đau, về kiểu cách đau… do sự xúc chạm của tứ đại với thân căn, chứ đâu phải là để chiến thắng cơn đau. Chúng tôi không dạy những điều ngớ ngẩn như vậy về chiến thắng cơn đau! Chiến thắng trong minh sát tu tập là sự vun bồi phát triển tuệ giác (ánh sáng minh sát tuệ) về bản chất vô ngã của cái đau để xua tan bóng tối vô minh, để phá hủy ảo tưởng về “tôi” đau, cái đau “của tôi”, “tôi” chiến thắng (hay “tôi” không thể chịu nổi) cơn đau…

③ Bất cứ điều gì (tốt hay xấu, dễ chịu hay khó chịu, bình thường hay đặc biệt…) xảy ra – trên thân thọ tâm pháp – đều không có gì là quan trọng cả vì chúng tất cả đã sinh ra đều diệt đi.

Trên đời này chẳng có gì là quan trọng cả bởi bản chất sinh diệt do nhân duyên >>> chẳng có gì là đáng được chấp thủ, bám víu bởi sự trống rỗng vô cốt lõi thường hằng >>> tất cả đều không quan trọng, đáng nhàm chán, đáng xả ly >>> đó là giải thoát nhất thời trong từng khoảnh khắc ghi nhận kịp thời và đúng đắn >>> khi ghi nhận như vậy một cách kịp thời, liên tục, vững chắc, thì các tầng tuệ minh sát sẽ ngày càng thuần thục, chín muồi >>> dẫn đến sinh khởi thánh đạo quả tuệ, dần qua 4 bậc, để thành tựu thánh đạo quả Alahán >>> đoạn tận mọi lậu hoặc không còn dư sót >>> chấm dứt nhân tái sinh luân hồi trong Tam giới >>> giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não >>> vô thủ chấp Bát Niết Bàn – hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.

သာဓု! 𝔰𝔞̄𝔡𝔥𝔲! Sādhu! Lành thay!

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường Bát Thánh Đạo, tu tập viên mãn Minh sát Tứ niệm xứ, dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 28/10/2024