Có tám sự thể hiện của pháp thế gian

Atthime bhikkhave lokadhamme lokam anupari vuttanti; lokosa ime attha lokadhamme anu pari vuttati.

“Này các Tỳ–kheo, tám sự thể hiện của pháp thế gian luôn đi theo tất cả mọi hữu tình chúng sanh (sattavā), hay gọi cách khác là Loka, và tất cả hữu tình chúng sanh này cũng luôn đi theo các Pháp thế gian. (Trích đoạn từ Kinh Lokadhamma – pháp thế gian)

Có tám sự thể hiện của pháp thế gian, và chúng luôn đi theo các hữu tình chúng sanh. Nếu một người đi dưới ánh nắng mặt trời, cái bóng của người ấy luôn luôn đi theo anh ta; anh ta không thể ngăn cái bóng không cho đi theo anh ta được. Các pháp thế gian này cũng luôn luôn đi theo các chúng sanh giống như cái bóng vậy. Và theo cách tương tự, các hữu tình chúng sanh cũng luôn luôn đuổi theo các pháp thế gian.

Lokadhamma – pháp thế gian:

Được lợi (lābho), mất lợi (alābho);

Được danh (yāso), mất danh (ayāsa);

Bị chê (nindā), được khen (pasamsā);

Hạnh phúc (sukha) và khổ đau (dukkha).

ĐỨC PHẬT VÀ CÁC BẬC A LA HÁN CŨNG GẶP CÁC PHÁP THẾ GIAN

Đối với người bình thường, pháp thế gian là sự nếm trải chung. Nhưng đối với các bậc Thánh A–la–hán, bậc đã tẩy sạch các phiền não kiết sử, cũng phải chịu sự tác động của các pháp thế gian mặc dù các ngài có thể đón nhận chúng với thái độ tự tại, thản nhiên. Vì thế trong Mangala Sutta (Hạnh Phúc Kinh) Đức Phật dạy:

“Khi xúc chạm việc đời

Tâm không động, không sầu,

Tự tại và vô nhiễm

Là phúc lành cao thượng.”

Đức Phật và các vị A–la–hán dù đã diệt sạch mọi phiền não, nhưng do vẫn còn sống trong cuộc đời này các vị cũng vẫn phải chịu sự tác động của các pháp thế gian không sao tránh khỏi. Bao lâu chưa nhập Vô Dư Niết Bàn, các vị vẫn phải chịu sự tác động của các pháp thế gian như mọi người vậy. Tuy nhiên, tâm của các vị không bị ảnh hưởng khi những thăng trầm của cuộc đời tấn công, vì các vị có khả năng giữ cho tâm mình vững chắc. Các vị không quá vui khi thành công đến, cũng không chán chường, thất vọng khi những nghịch cảnh hỏi thăm.

Nói gì đến các bậc thánh, ngay cả một người bình thường (puthujjhana) cũng có thể chịu đựng được sự tấn công của các pháp thế gian đến một mức độ nào đó nếu họ thường xuyên tư duy trên pháp (dhamma). để tự bảo vệ mình khỏi những quả xấu của pháp thế gian, không có cách nào khác ngoài tư duy trên pháp mà chúng ta nương tựa. Tất nhiên chúng ta vẫn phải cố gắng hết sức để chiến đấu với sự tấn công của các pháp thế gian bằng mọi phương tiện thực tiễn có thể được. Nhưng nếu những nỗ lực này thất bại, chúng ta nên nương tựa vào Pháp.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể đương đầu được với các pháp thế gian dù đã áp dụng cách nương tựa pháp (đó là hành thiền) bạn nên chấp nhận những cuộc tấn công ấy với thái độ buông xả, càng nhiều càng tốt. Bạn nên chấp nhận chúng như một vấn đề tự nhiên với lòng kham nhẫn và chịu đựng. Bạn phải nghĩ rằng những sự thể hiện của pháp thế gian là một thực tế hiển nhiên mà ngay cả các bậc Thánh như đức Phật cũng phải gặp và chấp nhận. Các bậc thánh đã chấp nhận những cuộc tấn công của chúng với thái độ kham nhẫn và chịu đựng, chúng ta phải đi theo bước chân của các vị. Trau dồi thái độ chấp nhận này thực sự rất quan trọng.

PHÚC LÀNH CAO THƯỢNG

Tất nhiên, mọi hạnh phúc (mangala) đều cao quý, vì chúng là phúc lành. Nhưng hạnh phúc đặc biệt này được xếp hạng cao nhất vì chỉ các bậc thánh A–la–hán mới có được đầy đủ. Bậc Thánh A–la–hán không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các pháp thế gian, hay nói cách khác trước những thăng trầm của cuộc đời, các ngài vẫn giữ được tâm an tịnh và vững chắc; và sự vững chắc của tâm này có nghĩa là hạnh phúc. Khi thuyết giảng Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) Đức Phật đã đặt hạnh phúc này ở cuối bởi vì nó là cao quý nhất trong tất cả hạnh phúc.

Người hành thiền nên cố gắng để có được loại hạnh phúc này. đây là loại hạnh phúc gần gũi với việc hành thiền nhất, vì khi người hành thiền ghi nhận sự sanh và diệt liên tục của các pháp (hiện tượng thân và tâm) và suy xét trên tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng, đến một lúc nào đó, vị ấy nhận ra rằng, suy cho cùng thì không có cái gọi là một người sống hay một người chết, vì sống và chết cũng chỉ là sự cấu hợp của các uẩn nằm dưới sự cai trị của vô thường, khổ, vô ngã, nhờ đó người hành thiền có thể chấp nhận được sự tấn công của các pháp thế gian một cách kham nhẫn và hiểu biết.

Ngược lại, người không hành thiền sẽ nghĩ bản chất của các pháp là thường hằng, đem lại niềm vui thích; và họ cũng sẽ nghĩ thân của họ là chính họ. Vì thế, họ vui mừng và phấn khích khi được những điều tốt đẹp của cuộc sống, và chán chường, tuyệt vọng khi những điều xấu đến.

Trích lược trong: Pháp Thế Gian

Đại Trưởng Lão Mahasi Sayadaw

Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 26/10/2024