Con cá vàng mồm thối (Pháp cú 334 – 337)
CON CÁ VÀNG MỒM THỐI (PHÁP CÚ 334 – 337)
Chuyện cá vàng Kapilamaccha
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ viên, trong trường hợp của cá vàng Kapilamaccha.
Chuyện quá khứ
1A. Thầy Tỳ Kheo Tự Phụ – Ðảng Cướp
Thuở xưa, thời đức Phật Ca-diếp nhập Niết-bàn, có hai anh em một gia đình quý tộc xuất gia làm Sa-môn. Người anh tên Sodhana và người em tên Kapila. Cả người mẹ Sàdhinì và cô em gái Tàpanà cũng xuất gia làm Tỳ-kheo ni. Khi xuất gia, cả hai anh em đều làm tròn bổn phận với bậc thầy thế độ và các vị Giáo thọ một cách thành kính. Một ngày nọ, họ hỏi thầy:
– Bạch thầy, trong tôn giáo này có bao nhiêu bổn phận chánh yếu?
– Có hai bổn phận: học và thiền.
Nghe thế, người anh cả nghĩ thầm: “Ta sẽ hoàn thành bổn phận thiền”. Và thầy ở lại bên vị Bổn sư năm năm. Nhận một đề mục thiền dẫn đến quả Tuệ giác, thầy vào rừng và sau khi nỗ lực hết sức mình, thầy chứng A-la-hán.
Người em nói: “Ta còn trẻ, khi nào già, ta sẽ thiền”. Thầy chọn bổn phận học tập. Thầy học thông Tam tạng, do đó thầy có đông đồ chúng và được nhiều lợi dưỡng. Say sưa với kiến thức đa văn của mình và bị ma tham danh chi phối, thầy trở nên tự phụ. Thầy hay sửa lưng người khác. Khi người ta nói đúng thầy bảo sai, khi người ta nói sai thầy bảo đúng, việc có tội thầy nói là vô tội, việc vô tội cho là có tội.
Các vị Sa-môn hiền đức vẫn hay khuyên thầy:
– Này huynh Kapila, đừng nói như vậy.
Các vị nhắc thầy về điều luật, về Phật pháp. Nhưng Kapila trả lời:
– Các ông biết được gì? Hỡi những con cá rỗng?
Thầy lại tiếp tục nhục mạ người.
Các vị Sa-môn kể lại với thầy Sodhana. Thầy Sodhana khuyên em:
– Này Kapila, với cương vị Tỳ-kheo, em nên cư xử đúng đắn. Em đừng khinh thường, bác bỏ các lời khuyên chân thật, và nói năng theo cách của em như thế.
Nhưng thầy Kapila chẳng màng gì đến lời khuyên của anh. Thầy Sodhana kiên nhẫn khuyên hai, ba lần thầy Kapila cũng không đếm xỉa gì đến. Thầy chỉ còn biết nói:
– Này sư đệ, em sẽ mang tiếng xấu vì những hành động thầy nữa.
Thầy Kapila cư xử xấu và kết hợp một số đồ chúng cũng tệ như thầy. Ngày nọ, thầy tự nói: “Ta sẽ trùng tuyên Luật tạng tại Pháp đường”. Thầy cầm quạt, lên tòa ngồi, tuyên đọc Luật với câu hỏi thường lệ.
– Thưa các đại đức, chúng đã nhóm, có ai cần phát lồ?
Các vị Tỳ-kheo nghĩ thầm: “Trả lời ông ấy chẳng ích lợi gì”. Tất cả yên lặng. Kapila tiếp:
– Này chư huynh, ở đây không có Giáo lý cũng không có Giáo luật, các vị có nghe đọc luật cũng như không nghe thôi.
Nói rồi Kapila xuống tòa. Như thế, thầy đã làm chậm trễ việc giảng dạy giáo pháp của đức Phật Ca-diếp.
Trong đời ấy, Trưởng lão Sodhana vào Niết-bàn. Kapila với thái độ như thế đã vào ngục A-tỳ. Cả mẹ và em gái thầy theo chế nhạo các vị Sa-môn hiền đức, cũng rơi vào địa ngục.
Thời ấy, có năm trăm tên cướp, một ngày kia chúng bị rượt bắt, phải vào rừng ẩn náu. Chúng không tìm được nơi nương thân, và khi gặp một vị ẩn sĩ, chúng vái chào và thưa:
– Bạch Ngài, hãy cho chúng con nương tựa.
Vị ấy trả lời:
– Không có nơi nương tựa nào bằng đạo đức. Tất cả các anh có thể giữ năm giới được không?
– Thưa được.
Chúng bằng lòng thọ năm giới cấm.
Tôn giả ẩn sĩ khuyên họ:
– Hôm nay các anh đã thọ giới, cho dù mạng sống bị đe dọa đi nữa, các anh cũng không được phạm giới hay có tư tưởng ác.
– Ðược thôi.
Các tên cướp hứa sẽ giữ giới luật đã thọ.
Dân làng đuổi theo tận nơi bọn cướp ẩn náu, và giết chết hết tất cả. Chúng được tái sinh lên cõi trời, tên cầm đầu bọn cướp thành vị thiên chủ cai quản các vị kia. Sau khi tái sinh nhiều lần nơi các cõi trời, lúc ở cõi cao lúc cõi thấp suốt vô số kiếp trôi qua trong thời kỳ giữa hai vị Phật, chúng lại tái sinh trong đời Phật hiện tại vào một làng chài lưới có năm trăm gia đình gần thành Xá-vệ.
Vị Thiên chủ đầu thai vào nhà ông xã trưởng làng, những vị còn lại đầu thai trong các nhà kia. Như thế cùng một ngày tất cả năm trăm vị đầu thai và đều sanh ra một lượt. Ông xã trưởng nghĩ thầm: “Không biết hôm nay trong làng có các cậu bé khác chào đời hay không?”. Cho người kiểm tra khắp làng ông được biết tất cả đều tái sinh vào một nơi. “Các cậu này sẽ là bạn của con trai ta”. Ông nghĩ vậy rồi gởi thực phẩm đến nhà nuôi hết các cậu bé. Chúng lớn lên, chơi đùa với nhau, kết bạn thân cho đến lúc cùng trưởng thành. Chàng trai lớn nhất trở nên một người danh tiếng, được trọng vọng, làm thủ lãnh cả nhóm.
Kapila thọ khổ trong ngục A-tỳ suốt vô số kiếp trôi qua trong thời gian giữa hai vị Phật, và do dư báo của nghiệp ác, lúc ấy tái sinh làm con cá nơi dòng sông Aciravatì. Mình cá màu vàng óng nhưng hơi thở hôi thối vô cùng.
Chuyện hiện tại:
1B. Nhóm Dân Chài Và Con Cá Hôi
Một ngày kia, đám bạn thanh niên ấy bảo nhau:
– Ta hãy tung lưới kiếm ít cá.
Họ lấy lưới quăng xuống sông, xui khiến thế nào con cá vàng lọt vào lưới. Khi dân làng trông thấy cá, họ mừng rỡ kêu lên:
– Các con chúng ta lần đầu bủa lưới, đã tóm được chú cá vàng. Thế nào đức vua cũng ban thưởng một cách hậu hỷ.
Ðám bạn thanh niên ném con cá lên thuyền, đi yết kiến đức vua. Thấy con cá, vua hỏi:
– Cái gì đấy?
Ðám thanh niên tâu:
– Tâu đại vương, đây là một con cá.
Nhận ra đó là một con cá vàng, vua nghĩ thầm: “Ðức Thế Tôn sẽ biết vì sao con cá này màu vàng”. Vua liền ra lệnh mang cá đi đến ra mắt đức Thế Tôn. Cá vừa mở miệng ngáp, cả tinh xá Kỳ Viên tràn ngập mùi hôi thối. Vua bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn, vì duyên cớ gì con cá này có màu vàng? Và tại sao hơi thở nó hôi thối đến thế?
– Ðại vương, vào thời Phật Ca-diếp, con cá ấy là một vị Tỳ-kheo tên Kapila, đa văn, được đồ chúng theo đông đảo. Do vì buông lung theo lợi dưỡng, ông ấy đã chửi mắng, lăng mạc các Tỳ-kheo không theo mình. Ông gây chậm trễ việc truyền bá giáo pháp đức Phật Ca-diếp và bị đọa vào ngục A-tỳ. Sau, từ dư báo nghiệp ác, lại đầu thai làm con cá. Do nhân duyên giảng dạy giáo pháp Phật, đọc tụng kinh điển tán thán Phật trong thời gian khá lâu, mình cá mới có màu vàng ấy. Còn hơi thở thối vì ông đã chửi mắng lăng mạ các Tỳ-kheo. Ðại vương, Như Lai sẽ khiến ông ấy kể về chính mình đây.
– Bạch Thế Tôn, xin Ngài dùng mọi cách để ông ấy tự kể về mình.
Ðức Phật hỏi con cá:
– Ngươi có phải là Kapila?
– Bạch Thế Tôn vâng, con là Kapila.
– Ngươi từ đâu đến?
– Bạch Thế Tôn, con từ ngục A-tỳ đến.
– Còn anh ngươi, Sodhana, ra sao rồi?
– Bạch Thế Tôn, anh ấy đã nhập Niết-bàn.
– Mẹ ngươi, bà Sàdhini đâu?
– Bạch Thế Tôn, người bị đọa địa ngục.
– Còn em gái ngươi, Tàpanà, thì sao?
– Cô ấy cũng đọa địa ngục, Bạch Thế Tôn!
– Giờ ngươi đi đâu?
– Bạch Thế Tôn, ngục A-tỳ.
Nói xong, lòng đầy ăn năn, cá đập đầu chết ngay tại chỗ, bị tái sanh trong ngục A-tỳ. Thính chúng vây quanh đều xúc động, lông tóc dựng ngược cả lên. Ðức Thế Tôn thấy tâm họ thuần phục, bèn giảng bài pháp thích hợp:
Hằng sống trong chánh kiến,
Hằng tu hạnh thanh tịnh,
Ðấy hạt ngọc sang đẹp,
Quý hơn trong tất cả.
Nói kệ rồi, đức Phật giảng tỉ mỉ toàn bài kinh “Kapila”; sau này được chép trong tập Suta Nipàta. Ngài nói kệ tiếp:
(334) Người sống đời phóng dật,
Ái tăng như dây leo,
Nhảy đời này đời khác,
Như vượn tham quả rừng.
(335) Ai sống trong đời này,
Bị ái dục buộc ràng,
Sầu khổ sẽ tăng trưởng,
Như cỏ bị gặp mưa.
(336) Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu rơi khỏi người ấy,
Như giọt nước lá sen.
(337) Ðây điều lành Ta dạy,
Các người tụ họp đây,
Hãy nhổ tận gốc ái,
Như thổ gốc cỏ bỉ,
Chớ để ma phái hoại,
Như dòng nước cỏ lau.
The Story of Kapila the Fish
While residing at the Jetavana monastery, the Buddha uttered Verses (334), (335), (336) and (337) of this book, with reference to a fish with a lovely, golden colour and a stinking mouth.
During the time of Kassapa Buddha, there was a bhikkhu named Kapila, who was very learned in the Pitakas. Because of his great learning he gained much fame and fortune; he also became very conceited and was full of contempt for other bhikkhus. When other bhikkhus pointed out to him, what was proper or not proper he invariably retorted, “How much do you know?” implying that he knew much more than those bhikkhus. In course of time, all good bhikkhus shunned him and only the bad ones gathered round him. On one sabbath day, while the bhikkhus were reciting the Fundamental Precepts for the bhikkhus (i.e., the Patimokkha) Kapila said, “There is no such thing as Sutta, Abhidhamma, or Vinaya. It makes no difference whether you have a chance to listen to the Patimokkha or not, ” etc., and left the congregation of the bhikkhus. Thus, Kapila was a hindrance to the development and growth of the Teaching (Sasana).
For this evil deed, Kapila had to suffer in niraya between the time of Kassapa Buddha and Gotama Buddha. Later, he was reborn as a fish in the Aciravati River. That fish, as mentioned above, had a very beautiful golden body, but his mouth had a very horrid, offensive smell. One day, that fish was caught by some fishermen, and because it was so beautiful, they took it in a boat to the king. The king, in his turn took the fish to the Buddha. When the fish opened its mouth, the horrid and offensive smell spread all around. The king then asked the Buddha why such a beautiful fish should have such a horrid and offensive smell. To the king and the audience, the Buddha explained, “O king! During the time of Kassapa Buddha there was a very learned bhikkhu who taught the Dhamma to others. Because of that good deed, when he was reborn in another existence, even as a fish, he was endowed with a golden body. But that bhikkhu was very greedy, proud and very contemptuous of others; he also disregarded the Disciplines and abused other bhikkhus. For these evil deeds, he was reborn in niraya, and now, he has become a beautiful fish with a mouth that stinks.” The Buddha then turned to the fish and asked whether it knew where it would be going in its next existence. The fish answered that it would have to go again to niraya and it was filled with great despair. As predicted, on its death the fish was reborn in niraya, to undergo another term of continuous torment.
All those present hearing about the fish got alarmed. To then, the Buddha gave a discourse on the benefits of combining learning with practice.
Then the Buddha spoke in verse as follows:
Verse 334: In a man who is unmindful craving grows like a creeper. He runs from birth to birth, like a monkey seeking fruits in the forest.
Verse 335: In this world, sorrow grows in one who is overwhelmed by this vile craving that clings to the senses, just as well-watered birana grass grows luxuriantly.
Verse 336: In this world, sorrow falls away from one who overcomes this vile craving that is difficult to get rid of, just as water drops fall away from a lotus leaf.
Verse 337: Therefore, I will deliver this worthy discourse to all of you who have assembled here. Dig up the root of craving just as one who wishes to have the fragrant root digs up the birana grass. Do not let Mara destroy you again and again, as the flood destroys the reed.
http://www.tipitaka.net/tipitaka/
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB