Đề mục thiền của thiền sinh là gì
ĐỀ MỤC THIỀN CỦA THIỀN SINH LÀ GÌ:
CHÚ TÂM VÀO PHỒNG (XẸP) HAY CHÚ TÂM VÀO PHÔN❓
––––––––––––––––––––––––––––––
CHÁNH KINH: KHÔNG PHÓNG DẬT ĐƯỢC GỌI LÀ TỐI THƯỢNG TRONG TẤT CẢ THIỆN PHÁP
––––––––––––––––––––––––––––––
🔹 Này các Tỷ–kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.
🔹 Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng?
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào.. không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên–đàn đỏ được gọi là tối thượng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào… không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng.
⇛⇛⇛Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào… không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào… không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào… không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào… không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
🔹 Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng.
⇛⇛⇛ Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: AN 10.15 Appamādasutta – Aṅguttara Nikāya – II. Phẩm Hộ Trì – 10.15. Không Phóng Dật
––––––––––––––––––––––––––––––
TÍCH TRUYỆN PHÁP CÚ 26 – HAI HUYNH ÐỆ
––––––––––––––––––––––––––––––
Tinh cần giữa phóng dật…
Phật nói Pháp Cú này khi ngụ tại Kỳ Viên, liên quan đến hai huynh đệ.
Có hai Tỳ–kheo nhận đề mục thiền quán từ Phật xong, lui vào rừng ẩn cư.
Sáng sớm người thứ nhất lo mang củi, nhúm lò than và suốt canh một ngồi tán gẫu với các cận sự và Sa–di.
Người kia thì tinh cần chánh niệm lo tọa thiền, khuyên bạn chớ nên buông lung vì tứ khổ luôn chực sẵn ở đó chờ người buông lung như ngôi nhà của mình vậy, và không thể được ân huệ của chư Phật với lòng tráo trở. Nhưng vị Tỳ–kheo lười biếng không nghe.
Thấy không thể khuyên nhắc gì bạn mình, vị kia vẫn hết mình an trú trong chánh niệm, tiếp tục ngồi thiền.
Vị Tỳ–kheo lười ngồi sưởi hết canh một, rồi đứng dậy trở về tinh xá cùng lúc với vị kia vừa kinh hành xong trở về liêu. Ðã vậy ông còn lên giọng răn dạy vị huynh đệ của mình:
– Anh thực là biếng nhác, lui vào rừng chỉ để nằm dài và ngủ khì. Nhận đề mục thiền quán từ Thế Tôn đáng lý anh phải thức dậy và nổ lực tọa thiền mới đúng chứ!
Buông ra những lời dạy khôn xong, ông ta vào liêu đến chỗ mình điềm nhiên nằm xuống và ngủ liền.
Còn vị kia, sau khi kinh hành suốt canh một, nghỉ trong canh hai thức dậy vào canh cuối và dốc hết sức tọa thiền. Sống chánh niệm như thế chẳng bao lâu vị Tỳ–kheo tinh cần chứng A–la–hán cùng các thần thông.
Còn vị lười biếng kia phí hết thì giờ trong sự buông lung.
Mãn thời gian an cư, cả hai đi đến Thế Tôn, đảnh lễ cung kính và ngồi xuống một bên. Phật thăm hỏi họ và bảo:
– Ta tin các ông đã sống tinh cần chánh niệm, miên mật hành thiền. Chắc các ông đạt được quả thánh ?
Tỳ–kheo lười lẹ miệng thưa:
– Bạch Thế Tôn, ông kia chẳng tinh cần chút nào cả. Từ lúc rời Phật chỉ có nằm và ngủ.
– Còn ông thì sao ?
– Bạch Thế Tôn, vừa sáng sớm con đã mang củi nhúm lò than và ngồi sưởi trong canh một. Con không phí thì giờ để ngủ.
– Ông đã phí thời giờ sống buông lung mà còn dám bảo là mình siêng năng. Ông đã sai quấy sống buông lung thay vì sống tinh cần chánh niệm. So với con của ta như con tuấn mã, ông như con ngựa hèn yếu.
Rồi Thế Tôn đọc Pháp Cú:
(29) Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê,
Người trí như tuấn mã,
Bỏ sau con ngựa hèn.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Tích truyện Pháp cú
––––––––––––––––––––––––––––––
KINH PHÁP CÚ – PHẨM KHÔNG PHÓNG DẬT
––––––––––––––––––––––––––––––
21. “Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.”
22. “Biết rõ sai biệt ấy,
Người trí không phóng dật,
Hoan hỷ, không phóng dật,
An vui hạnh bậc Thánh.”
23. “Người hằng tu thiền định,
Thường kiên trì tinh tấn.
Bậc trí hưởng Niết Bàn,
Ách an tịnh vô thượng.”
24. “Nỗ lực, giữ chánh niệm,
Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp,
Ai sống không phóng dật,
Tiếng lành ngày tăng trưởng.”
25. “Nỗ lực, không phóng dật,
Tự điều, khéo chế ngự.
Bậc trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn.”
26. “Họ ngu si thiếu trí,
Chuyên sống đời phóng dật.
Người trí, không phóng dật,
Như giữ tài sản quý.”
27. “Chớ sống đời phóng dật,
Chớ mê say dục lạc.
Không phóng dật, thiền định,
Ðạt được an lạc lớn.”
28. “Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
Không sầu, nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu, đất bằng.”
29. “Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê.
Người trí như ngựa phi,
Bỏ sau con ngựa hèn.”
30. “Ðế Thích không phóng dật,
Ðạt ngôi vị Thiên chủ.
Không phóng dật, được khen;
Phóng dật, thường bị trách.”
31. “Vui thích không phóng dật,
Tỷ kheo sợ phóng dật,
Bước tới như lửa hừng,
Thiêu kiết sử lớn nhỏ.”
32. “Vui thích không phóng dật,
Tỷ kheo sợ phóng dật,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết Bàn.”
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya – Kinh Pháp Cú
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB