Dục ái (kāma taṇhā): một trong ba ái – nguồn gốc khổ, tức tập đế, chân lý thứ hai trong tứ thánh đế

(42) DỤC ÁI (KĀMA TAṆHĀ): MỘT TRONG BA ÁI – NGUỒN GỐC KHỔ, TỨC TẬP ĐẾ, CHÂN LÝ THỨ HAI TRONG TỨ THÁNH ĐẾ

–––––––––––––––

… do tham ái (taṇhā) mà có tái sanh, nên Đức Thế Tôn đã dạy, “Chính sự đói khát này, chính tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia.”

Ngài cũng đưa ra sự giải thích rõ ràng về taṇhā hay tham ái.

Thế nào là tham ái này?

① Trước tiên, có sự khát khao đối với các dục lạc.

② Thứ hai, có sự dính mắc vào niềm tin về sự thường hằng.

③ Thứ ba có sự chấp giữ vào quan niệm cho rằng không có đời sau.

Ba loại ái này là chân lý hay sự thực về nguồn gốc của khổ (tập đế).

① DỤC ÁI (KĀMA TAṆHĀ)

–––––––––––––––

Trong ba loại ái này, dục ái (kāma taṇhā) là lòng khao khát các dục trần khả ái, thuộc bản thân mình hay đối với người khác.

Khát ái nảy sanh khi thấy một cảnh sắc đẹp là dục ái (kāma taṇhā).

Ở đây cảnh sắc không chỉ liên quan đến diện mạo, màu sắc…, mà con liên quan đến toàn bộ hình dáng, thân thể của người đàn ông hay đàn bà vốn tác dụng như căn bản của sự thấy, những y phục họ mặc và những vật khác thuộc về cô ta hay anh ta.

Cũng vậy, đối với các cảnh trần khác như âm thanh, mùi, vị, đàn ông, đàn bà…, tạo ra những cảnh khả ái, và lòng khao khát đối với chúng được gọi là dục ái (kāma taṇhā).

Tóm lại, lòng mong muốn hay khao khát đối với bất kỳ một dục trần khả ái nào đều là kāma taṇhā.

Mong muốn trở thành một con người, một vị chư thiên, mong muốn được sinh làm một người nam hay một người nữ; khát khao được hưởng thụ các dục lạc như một con người, như một vị chư thiên, như một người đàn ông hay một người đàn bà — tất cả những khát khao này cũng gọi là dục ái (kāma taṇhā).

Do đó, chúng ta có thể nói rằng thích thú trong những ý nghĩ hay đối tượng khả lạc, khả ái là kāma taṇhā hay dục ái.

Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, hay xúc chạm một dục trần, nếu ta xem nó là lạc, một sự ưa thích lập tức phát sanh đối với dục trần ấy.

Nghĩ nó là lạc có nghĩa là vô minh (avijjā). Vô minh vốn che đậy bản chất thực của dục trần và làm phát sanh quan niệm sai lầm về nó.

Vô minh nhận cái vô thường là thường, khổ là lạc, xem các hiện tượng danh và sắc vốn không có linh hồn hay tự ngã là ngã hay thực thể sống, và xem thân mình cũng như thân của người khác vốn bất tịnh là tịnh.

Như vậy, do nghĩ cái vốn không lạc là lạc, ưa thích đã phát sanh đối với nó; do ưa thích và mong muốn (nó) dẫn đến tham ái; tham ái thúc đẩy người ta lao vào những hoạt động nhằm hoàn thành tham ái ấy.

Những hoạt động có chủ ý như vậy là Nghiệp (kamma) và các Hành (saṇkhāras) vốn trách nhiệm cho sự hình thành các uẩn danh và sắc mới của một hiện hữu mới.

Vì thế mỗi lần ưa thích hay ước muốn một dục trần nào đó có nghĩa là đã mạo hiểm lao vào một sanh hữu mới.

Do ảnh hưởng của tham ái (taṇhā), Hành Tác Thức (Abhisaṅkhāra viññāṇa) hay gọi cách khác là Tốc

Hành Tâm Cận Tử (maraṇā sannajavana) đã bám chắc vào Nghiệp (kamma), Nghiệp Tướng (kamma nimitta) và Thú Tướng (gati nimitta), ba dấu hiệu xuất hiện vào lúc lâm chung.

Do sự bám chắc vào các đối tượng được thấy ở ngưỡng cửa tử này, sát–na sau khi tâm tử diệt Kiết Sanh Thức khởi lên bám vào cảnh thấy cuối cùng ấy, làm phát sanh một sự tái sanh mới.

Vì vậy tham ái (taṇhā) này được mô tả là ‘ponobhavikā’ — làm phát sanh sự hiện hữu mới.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ “Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân” – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

–––––––––––––––

🍀 Nên đọc thật kỹ và nhớ thuộc những lời hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ trong bài giảng của Ngài Mahasi Sayadaw vì hiếm có vị nào trao truyền những kinh nghiệm thực chứng pháp hành một cách sâu sắc, toàn diện nhưng vô cùng dễ hiểu để có thể áp dụng trực tiếp ngay vào đời sống hàng ngày, chứ không phải chỉ có lý luận xuông, với một trí tuệ uyên bác như Ngài.

Điều quan trọng nhất ở đây là cần nỗ lực ghi nhớ, thuộc lòng những lời hướng dẫn thực hành trong các bài giảng này.

Rất hiếm người có thể gắn liền pháp thực hành Minh sát Tứ niệm xứ vào trong các bài giảng Kinh như Ngài!

Sādhu! Lành thay!

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

–––––––––––––––

‘… Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.

Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền tập (Minh sát Tứ niệm xứ).”

– Mahasi Sayadaw.

–––––––––––––––

FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 26/9/2024