Được rưới nước bất tử là sao?

ĐƯỢC RƯỚI NƯỚC BẤT TỬ LÀ SAO?

Thế Nào Là Thân Bị Bệnh Nhưng Tâm Không Bị Bệnh?

“Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) nói với gia chủ Nakulapità đang ngồi một bên:

– Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?

– Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!

– Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?

7) – Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:

“–Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ–kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!”

Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:

“– Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: ‘Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!”

Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.

8) – Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?”

9)– Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!

10)– Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Nakulapità vâng đáp Tôn giả Sàriputta.

11) Tôn giả Sàriputta nói như sau:

– Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?

12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta.” khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

17) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.

18) Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?

19) Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân,

không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta” khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

21) Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

22) Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

23) Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

24) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.25) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapità hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta thuyết.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập III – Thiên Uẩn, [22] Chương I – Tương Ưng Uẩn (a), A. Năm Mươi Kinh Căn Bản I. Phẩm Nakulapità

Update Hỏi và Đáp:

– XD: Câu hỏi của con là: Có phải không nhất thiết phải có 16 tầng trí tuệ của Vipassana, người cư sĩ khi tròn đủ niềm tịnh tín đối với Tam Bảo và Giới hạnh, Bổ thí và những thiện pháp khác thì cũng Nhập lưu được?.

Kính xin sư chỉ dạy ạ 🙏🙏🙏.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Xuanga Dang

Theo những điều chúng tôi được truyền dạy và đang thực hành thì Ngoài Bát Thánh Đạo không thể có các bậc Thánh từ Dự lưu cho đến Alahán.

Bát Thánh Đạo (hiệp thế) ở đây là con đường, là phương pháp tu tập dẫn đến chứng ngộ Niết bàn khi các chi phần của Bát Thánh Đạo chưa được viên mãn, chưa đồng thời xuất hiện trong cùng một sát na.

Và Bát Thánh Đạo (siêu thế) ở đây là kết quả, là thành tựu viên mãn cả 8 chi phần trong cùng một sát na của Đạo Quả Tuệ Tâm. Đạo Quả tuệ tâm ngày có tất cả là 40 tâm siêu thế = (Đạo + Quả) x 4 Bậc Thánh x 5 Tầng Thiền jhāna.

Như vậy nếu không có mặt một trong số 40 Đạo Quả Tuệ Tâm này thì cũng không thể nói đến các bậc Thánh. Mà Đạo Quả tuệ tâm này chỉ xuất hiện khi tu tập thành thục Giới Định Tuệ ⑴ nhờ có tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng: không có tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo thì không thể vượt qua những chướng ngại khó khăn trong vun bồi Giới và Định, ⑵ nhờ thành tựu viên mãn Minh Sát Tuệ Vipassnā: Đạo Quả tuệ tâm chỉ xuất hiện sau khi đã viên mãn các Tuệ minh sát là Tuệ thứ nhất – Nàmarùpa paricchedanàna – Tuệ Phân Biệt Danh Sắc,… cho đến Tuệ 11 Sankharùpekkhanàna Tuệ Xả Hành, Tuệ thứ 12 Anulomanàna Tuệ Thuận–Thứ, và Tuệ thứ 13 Gotrabhunàna Tuệ Chuyển Tánh.

Như vậy, không có Giới trong sạch không vết nhơ và Tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo thì không thành tựu viên mãn các chi phần trong Bát Thánh Đạo hỗ trợ để thành tựu Chánh định, không có Chánh định thì không thể thấy biết như thật bản chất của tất cả các pháp hữu vi nhờ Minh Sát Tuệ hiệp thế. Nếu không thành tựu viên mãn Minh Sát Tuệ thì cũng sẽ không thể xuất hiện Đạo Quả tuệ tâm. Nếu không xuất hiện Đạo Quả tuệ tâm thì cũng sẽ không có các Bậc Thánh từ Dự lưu cho đến Alahán.

Trong Thanh Tịnh Đạo có giải thích thêm rằng mặc dù Giới Định Tuệ trong Bát Thánh Đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc Thánh, nhưng mức độ viên mãn Giới Định Tuệ thì có khác biệt:

⑴ Bậc Dự lưu và Bậc Nhất lai được gọi là người “viên mãn các phẩm loại của Giới” (Định và Tuệ chưa thật viên mãn hoàn mỹ),

⑵ Bậc Bất lai là người “viên mãn về Định” (sau khi đã viên mãn về Giới, nhưng chưa thật viên mãn hoàn mỹ về Tuệ),

⑶ Bậc Alahán là người “viên mãn về Tuệ” (sau khi đã viên mãn hoàn mỹ về Giới và Định).

Chỉ khi nào chứng đắc Đạo Quả tuệ tâm thì khi đó chúng ta mới có thể khẳng định được một cách chắc chắn là vị đó “đã có tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo và có giới hạnh viên mãn” để trở thành vị Thánh Dự Lưu. Đạo Quả tuệ tâm là bằng chứng xác thực địa vị bậc Thánh trong Pháp và Luật của Đức Phật Gotama.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Bài Viết Liên Quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện., Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông Sg, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 1 tháng 3, 2016