Gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào

GÁNH NẶNG NGŨ UẨN NẶNG NHƯ THẾ NÀO?

–––––––––––––––

Suy xét kỹ, bạn sẽ nhận ra gánh nặng này nặng như thế nào.

Khi một người được thụ thai trong bụng mẹ, năm uẩn liên hệ với nó phải được chăm sóc.

Người mẹ phải dành cho nó mọi sự bảo vệ cần thiết để nó có thể được sinh ra một cách an toàn và phát triển tốt thành một con người.

Người mẹ phải thận trọng trong mọi hoạt động hàng ngày của mình, phải ăn uống kiêng khem, ngủ nghỉ đầy đủ, v.v…

Nếu người mẹ là Phật tử, bà sẽ làm những việc phước thiện vì đứa bé sắp sanh.

Cuối cùng, khi đứa bé sanh ra, nó không thể tự lo cho nó mà người mẹ và những người lớn trong gia đình phải chăm sóc. Nó phải được cho bú sữa mẹ, phải được tắm rửa, vệ sinh và thay quần áo. Nó phải được ẵm bồng từ chỗ này đến chỗ khác. Như vậy, ít nhất cũng phải mất hai hay ba người để chăm lo cho cái gánh nặng năm uẩn bé nhỏ này.

Tiện đây tôi nói để quý vị biết con cái đã nợ cha mẹ và thân quyến của chúng rất nhiều về công lao chăm sóc nhờ đó mà chúng được lớn khôn và trưởng thành. Vậy mà các thế hệ con cháu vô ơn lại nói rằng chúng sanh ra trong cuộc đời này là do dục vọng không kìm chế được của cha mẹ. Thật là những ý nghĩ đen tối biết bao!

Nhân đích thực của gánh nặng hiện hữu này không phải cha mẹ, mà là nghiệp (kamma).

Chính nghiệp được thổi bùng bởi những ngọn lửa phiền não trong tâm mà cái gánh nặng năm uẩn ấy bị ném vào thế gian hữu tình này.

Nhân cha mẹ chỉ là phụ. Nếu cõi người không có cha mẹ, những người nghiệp xấu và phiền não sẽ chỉ tìm đường đi vào bốn cõi khổ mà thôi.

Khi đứa bé lớn lên nó sẽ phải tự lo cho mình.

Nó sẽ phải tự ăn uống mỗi ngày hai hoặc ba lần. Nếu thích ăn ngon nó sẽ phải nỗ lực để có được chúng.

Nó phải tự tắm rửa, vệ sinh, đại tiểu tiện, thay quần áo, v.v…

Để có được một thân thể khỏe mạnh nó sẽ phải rèn luyện thể chất hàng ngày, phải đi, đứng, co, duỗi, v.v…

Mọi thứ nó phải tự làm lấy cho mình. Khi trời nóng nó phải tự làm cho mát, khi trời lạnh nó phải tự giữ cho ấm.

Nó phải cẩn thận để giữ gìn sức khỏe. Khi đi nó phải để ý để không bị vấp ngã. Khi đi du hành xa nó phải nhận ra rằng mình không bị nguy hiểm.

Bất chấp những cẩn thận tiên liệu này, đôi lúc nó cũng phải bị bịnh và sẽ phải điều trị thuốc men.

Chăm sóc cho sự an nguy của năm uẩn này quả thực là một gánh nặng lớn.

Gánh nặng lớn nhất đối với một chúng sanh là phải tự lo liệu cho mình.

Trong trường hợp là con người, một số phải bương chải kiếm sống từ lúc tuổi mới mười hai mười ba, và vì mục đích nuôi mạng này mà chúng cần phải được đi học.

Một số cố lắm thì học hết tiểu học và vì thế chúng chỉ được dùng như những kẻ tôi tớ. Những đứa may mắn được giáo dục tốt hơn sẽ được dùng trong những địa vị cao hơn; nhưng rồi chúng cũng phải đầu tắt mặt tối cả ngày chẳng có thời giờ nghỉ ngơi.

Tất nhiên những đứa được sinh ra trong cuộc đời này với nhiều thiện nghiệp quá khứ sẽ không cảm giác được cái gánh nặng này.

Người được sinh ra với thiện nghiệp thù thắng, ngay từ tấm bé cơm ăn áo mặc đã có cha mẹ chúng lo, và cả một sự giáo dục tốt nhất khi chúng lớn lên.

Thậm chí khi chúng trưởng thành cha mẹ vẫn tiếp tục cho chúng mọi sự hỗ trợ cần thiết để trở thành một người có địa vị nhằm hoàn thành những ước nguyện của chúng.

Một người may mắn như vậy có thể sẽ không biết cái gánh nặng của cuộc đời là thế nào.

Những đứa trẻ nghiệp quá khứ không tốt chẳng bao giờ biết đến cuộc sống sung túc là gì.

Ngay khi còn bé chúng chỉ biết có đói, không được ăn những gì chúng muốn ăn hay mặc những gì chúng thích mặc.

Đến tuổi trưởng thành cố lắm chúng cũng chỉ kiếm vừa đủ ăn.

Một số thậm chí khẩu phần ăn hàng ngày còn không đủ hoặc phải đi vay mượn hàng xóm mới có cái ăn.

Một số phải dậy từ sớm tinh mơ để giã gạo nấu cơm.

Nếu bạn muốn biết thêm về nững mảnh đời bất hạnh này, hãy đi đến những khu ở của người nghèo để hỏi thăm.

Miến Điện là một miền đất phong phú, vì thế những điều kiện ở đây không đến nỗi tệ như những nước không sản xuất lúa gạo. Gạo ở Miến luôn được dự trữ để sẵn sàng phân phát cho người dân vào những lúc đói kém.

Có thể nói bao lâu con người còn văn minh, những vấn đề sẽ ít hơn.

Đối với thế giới loài vật, tìm kiếm thức ăn là một vấn nạn rất lớn.

Chẳng hạn như những động vật ăn cỏ, khi cỏ và rau còn dồi dào thì không có gì khó khăn. Nhưng ở những nơi nước khan hiếm và rau cỏ thưa thớt, những con vật khốn khổ này thấy việc đi tìm thức ăn của chúng là một gánh nặng rất lớn.

Đối với động vật ăn thịt, bức tranh có khác. Loài thú ăn thịt thường rình rập những con vật yếu hơn để giết thịt.

Trong một thế giới mà ở đây luật rừng mạnh hiếp yếu thắng thế, cuộc sống là một bể khổ đích thực.

Con mạnh luôn luôn nghĩ đến việc giết những con khác là điều khó lường. Vì trong khi một con vật đang cố gắng để giết những con khác, bản thân nó cũng có thể bị giết lại.

Khi nó chết, nó chết với tâm bất thiện, chết với một tâm ác bị ám ảnh với sân hận. Với tâm này nó sẽ hướng đến một sự hiện hữu xấu trong tương lai.

Làm thế nào nó có thể mong đợi một nơi tái sanh tốt hơn khi nó chết với những ý nghĩ khó chịu của sân hận và thù nghịch này được? Chắc chắn nó sẽ bị kéo xuống một nơi thấp hèn hơn mà thôi.

Do vậy, Đức Phật nói một khi người ta đã tái sanh vào loài súc sanh rồi, sẽ rất khó cho họ để được tái sanh lại trong thế giới loài người.

Tất cả những điều này cho thấy cái gánh nặng trong việc tìm kiếm thức ăn do có năm uẩn nặng biết chừng nào.

Như vậy, chúng ta thấy việc kiếm sống lây lất qua ngày thôi cũng đã là một gánh nặng!

Có những người hiền lương kiếm sống đúng theo chánh mạng. Họ chọn nghề nông hay nghề buôn bán, hoặc chọn làm những công việc quản lý được xem như những nghề vô tội không gây tổn hại cho người khác.

Những người như vậy thường không gặp phải khổ đau nhiều trong vòng luân hồi, và gánh nặng của sự hiện hữu có vẻ như không nặng lắm đối với họ.

Vì thế chúng ta nên biết sợ việc kiếm sống bằng những phượng tiện bất lương, bất công, bất chánh…

Những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, biếng nhác thường cố gắng để làm giàu càng nhanh càng tốt sẽ không e ngại thâu tóm tài sản của người khác bằng những phương tiện bẩn thỉu, xấu xa.

Vì mục đích ích kỷ của họ, họ sẽ không phản đối việc sát sanh, trộm cắp, hay lừa đảo.

Trong khi những người dân lương thiện phải làm đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được dăm ba chục ngàn một ngày, những kẻ chụp giựt này dễ dàng kiếm hàng trăm, hàng ngàn đồng nhờ lừa đảo hay bằng những phương tiện tương tự.

Họ sẽ không do dự khi phạm tội giết người, trộm cắp, lừa đảo hay tham ô để làm giàu. Đây là cách kiếm sống bằng những phương tiện vô đạo đức.

Tuy nhiên tội ác nào cũng phải trả quả, không chỉ trong đời này mà cả đời sau nữa.

Ác nghiệp tạo ra ác quả, như chúng ta có thể thấy qua những câu chuyện về Ngạ Quỷ (petas) mà Ngài Mục–kiền–liên thuật lại.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.

FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

(1) bốn chấp thủ, FB

(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB

(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB

(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB

(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB

⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB

⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB

(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB

(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB

(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

Chế định và chân đế (phần 1), FB

Chế định và chân đế (phần 2), FB

(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB

⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB

Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB

Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB

Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB

Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB

Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 30/7/2024