Già & chết: những nỗi khổ được mô tả trong khổ thánh đế, chân lý đầu tiên của tứ thánh đế
GIÀ & CHẾT: NHỮNG NỖI KHỔ ĐƯỢC MÔ TẢ TRONG KHỔ THÁNH ĐẾ, CHÂN LÝ ĐẦU TIÊN CỦA TỨ THÁNH ĐẾ
–––––––––––––––
[Trong bài trước (22) đã mô tả nỗi khổ đầu tiên trong Khổ thánh đế Sinh (jati) là khổ. Tiếp theo đây là mô tả về ② Già là khổ, và ③ Chết là khổ.]
② GIÀ LÀ KHỔ (JARĀ DUKKHA)
–––––––––––––––
Già có nghĩa là trở nên tóc bạc, răng rụng, da nhăn, lưng còng, tai điếc, mắt mờ, hay nói cách khác, tình trạng suy tàn đã bắt đầu và có thể nhận ra trong các danh uẩn và sắc uẩn của một kiếp sống.
Tuy nhiên cái già của tâm không được rõ ràng như vậy; những dấu chỉ của nó như kém trí nhớ và lẫn (lẩm cẩm lúc tuổi già) chỉ trở nên đáng chú ý khi người ta đã rất già.
Cái già của thân diễn ra suốt cuộc đời thì hoàn toàn không thể lầm được, nhưng cũng chỉ đáng chú ý khi người ta đã khá già và không còn trẻ trung nữa.
Thân dưới mười tuổi không giống như khi trên mười tuổi. Có một sự thay đổi liên tục ở diện mạo bên ngoài.
Trên hai mươi và ba mươi người ta đã khoác lấy một diện mạo hoàn toàn khác với diện mạo những ngày còn trẻ hơn. Những thay đổi này là những dấu chỉ của tuổi già đang diễn ra.
Tuy nhiên ở đây, khi nói tới Jarā (Già), chúng tôi muốn nói tới tình trạng suy tàn theo nghĩa trở nên tóc bạc, da nhăn…có thể thấy rõ được.
Trong Phật học Jarā hay Già chỉ liên quan đến sát na trụ (thiti) của các uẩn danh và sắc chứ không có tính chất khổ như nó đang là: tuy nhiên do già mà tình trạng không còn sinh lực của toàn bộ cấu trúc cơ thể xuất hiện, như sự suy yếu về thị lực và thính lực, sự hao mòn của khứu giác và vị giác, sự mệt mỏi của thể lực, sự trở nên không còn hấp dẫn, sự biến mất của tuổi trẻ, sự tổn thất của trí nhớ và trí lực, người trẻ bất kính và xem thường (như bị gọi là ‘con người cổ hủ’, ‘ông già’, ‘bà già’…), xã hội đối xử như một sự trở ngại (cho tiến bộ).
Tất nhiên, những bất lực ấy làm phát sanh sự khổ thân và khổ tâm.
Và do nó tạo thành cội nguồn của khổ thân và khổ tâm, Đức Phật nói Già (Jarā) là cái Khổ đáng sợ.
Thực sự con người ta rất sợ tuổi già. Họ luôn đi tìm những phương tiện và cách thức để đẩy lui sự tấn công của tuổi già. Nhưng hoàn toàn vô vọng. Với tóc bạc, răng long…sự suy tàn đã bắt đầu không thể chuyển đổi được.
Như vậy, việc ‘già là một nỗi khổ đáng sợ’ rõ ràng đến độ chúng ta không cần phải nói thêm chi tiết nữa về nó.
③ CHẾT LÀ KHỔ (MARANĀ DUKKHA)
–––––––––––––––
Chết có nghĩa là sự diệt của Danh Mạng Quyền và Sắc Mạng Quyền (Jīvita nāma&rūpa) từng hoạt động không ngừng từ lúc thụ thai do nghiệp (kamma) tạo điều kiện trong một hiện hữu mới.
Liên quan đến điều này Đức Phật nói ‘Sabbe bhāyantu maccuno’, nghiã là tất cả các chúng sanh đều sợ chết.
Chết do Sanh làm duyên, ở đây, ⑴ chết do bức tử, ⑵ chết do những nguyên nhân tự nhiên, ⑶ chết do chấm dứt tuổi thọ, ⑷ chết do hết quả nghiệp thiện đều là những từ đồng nghĩa mô tả cùng một hiện tượng, đó là sự diệt của Danh và Sắc Mạng Quyền.
Chết chỉ có nghĩa là sát–na hoại của danh mạng quyền và sắc mạng quyền, và tự nó không phải là sự đau đớn hay đau khổ gì cả.
Tuy nhiên, khi cái chết đến, người ta phải từ bỏ xác thân và để lại đằng sau những người thân yêu gần gũi nhất của mình, từ bỏ quyến thuộc, và bạn bè cùng với tất cả tài sản của mình.
Ý nghĩ về việc lìa bỏ kiếp sống hiện tại sẽ làm cho họ rất sợ hãi, và hầu như trước cái chết mọi chúng sanh đều sợ hãi. Không biết chắc mình sẽ sanh về đâu sau khi chết cũng làm cho con người kinh hoàng nữa.
Chính do bản chất đáng sợ của nó này mà Đức Phật đã mô tả chết là khổ.
Theo chú giải, người ác đè nặng với quá khứ tội lỗi, lúc lâm chung sẽ
⑴ thấy những ác nghiệp họ đã làm (kamma – nghiệp), hay
⑵ thấy những dấu hiệu liên quan đến ác nghiệp của họ (kamma–nimitta – nghiệp tướng), hay
⑶ thấy những dấu hiệu về cảnh giới ác mà họ sẽ phải thọ sanh sau khi chết (gati nimitta – thú tướng),
tất cả những hình ảnh này đem lại cho họ sự đau khổ cực độ về tinh thần.
Người thiện, dù tích chứa được những thiện nghiệp, song khi cái chết đến gần, do không thể chịu đựng được sự chia lìa với những người và vật họ yêu mến, nên cũng có những cái khổ như vậy.
Khi cái chết đến gần, mọi người đều phải chịu những cuộc tấn công khốc liệt của bệnh tật, đau ốm vốn tàn phá cơ thể với những cơn đau không thể chịu đựng được.
Do chết được xem là căn cứ cho những đau đớn về thể xác và tinh thần như vậy, nên nó đã được Đức Phật xác định là Khổ (dukkha).
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB