Kappiya nên hộ tăng như thế nào?

Kappiya nên hộ tăng như thế nào?

Bhikkhu IndacandaPALI–Chuyên Đề

Muốn giúp các vị tỳ khưu được trong sạch về các giới liên quan đến tiền bạc, các cận sự nam và cận sự nữ nên thực hành phận sự hỗ trợ thay vì chỉ biết chỉ trích! Thử tìm hiểu về vai trò KAPPIYA và việc PAVĀRAṆĀ thông qua các trích dẫn ở Tam Tạng (Mong rằng các thành viên hoan hỷ giúp cho việc bổ sung tư liệu).

*****

KAPPIYAKĀRAKA (người làm thành được phép, người làm công việc kappiya)::

1/– Bắt đầu với câu chuyện “cúng dường tiền mua y”: “Trường hợp đức vua, hoặc quan triều đình, hoặc Bà–la–môn, hoặc gia chủ phái sứ giả đem số tiền mua y dành riêng cho vị tỳ khưu (nói rằng): ‘Hãy mua y với số tiền mua y này rồi hãy dâng đến vị tỳ khưu tên (như vầy).’ Nếu người sứ giả ấy đi đến gặp vị tỳ khưu ấy và nói như vầy: ‘Thưa ngài, số tiền mua y này được dành riêng cho đại đức đã được mang lại. Xin đại đức hãy nhận lãnh tiền mua y.’ Người sứ giả ấy nên được vị tỳ khưu ấy nói như vầy: ‘Này đạo hữu, chúng tôi không nhận lãnh tiền mua y và chúng tôi chỉ nhận lãnh y đúng phép vào lúc hợp thời.’ Nếu người sứ giả ấy nói với vị tỳ khưu ấy như vầy: ‘Vậy có ai là người phục vụ cho đại đức không?’ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có sự cần dùng y nên chỉ ra người phục vụ là người phụ việc chùa hoặc là nam cư sĩ: ‘Này đạo hữu, đây chính là người phục vụ cho các tỳ khưu.’ Nếu người sứ giả ấy sau khi đã dặn dò người phục vụ ấy rồi đã đi đến gặp vị tỳ khưu ấy nói như vầy: ‘Thưa ngài, người phục vụ mà đại đức đã chỉ ra đã được tôi dặn dò. Đại đức hãy đi đến lúc đúng thời, người ấy sẽ dâng y cho ngài.’ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có sự cần dùng y sau khi đi đến gặp người phục vụ ấy rồi nên thông báo, nên nhắc nhở hai hoặc ba lần: ‘Này đạo hữu, tôi có nhu cầu về y.’…” (Giới Nissaggiya Pācittiya thứ 10, TTPV tập 1, trang 549).

2/– Khái niệm về kappiyakāraka (người làm thành được phép, người làm công việc kappiya):

Này các tỳ khưu, có những người dân có niềm tin, mộ đạo, những người này để tiền vàng ở tay của người làm thành được phép (nói rằng): ‘Hãy dâng đến ngài đại đức vật đã làm trở thành được phép từ vật này.’ Này các tỳ khưu, ta cho phép chấp nhận vật đã làm trở thành được phép từ điều ấy, nhưng này các tỳ khưu ta không nói rằng: ‘Vàng và bạc có thể được chấp nhận, có thể được tầm cầu bởi bất cứ cách thức nào.’ (Tạng Luật, Đại Phẩm II, TTPV tập 5, trang 93)

3/– Một công việc khác của kappiyakāraka (người làm thành được phép, người làm công việc kappiya):

14. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, ta cho phép ở nơi nào thấy trái cây có thể ăn được và không có người làm thành được phép thì tự mình nhặt lấy, mang đi, đến khi gặp được người làm thành được phép thì đặt (trái cây) trên mặt đất, bảo (người ấy) trao lại, rồi thọ dụng. Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ lãnh (trái cây) đã được nhặt lên.” (Tạng Luật, Đại Phẩm II, TTPV tập 5, trang 29)

4/– Một công việc khác nữa của kappiyakāraka (người làm thành được phép, người làm công việc kappiya):

47. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị rắn cắn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép bố thí bốn loại vật dơ có tính quan trọng là: phân, nước tiểu, tro, và đất sét.” Khi ấy, các vị tỳ khưu đã khởi ý điều này: “(Bốn vật này) là không (cần phải) được thọ lãnh hay cần phải được thọ lãnh?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ lãnh nếu có người làm thành được phép, nếu không có người làm thành được phép thì tự mình thu nhặt và thọ dụng.” (Tạng Luật, Đại Phẩm II, TTPV tập 5, trang 17)

5/– Trái cây không có hột, hoặc không còn hột không cần phải làm công việc kappiya:

36. Vào lúc bấy giờ, ở thành Sāvatthi được phát sanh nhiều trái cây có thể ăn được. Và người làm (cho trái cây ấy) thành được phép là không có. Các vị tỳ khưu trong lúc ngần ngại không thọ dụng trái cây. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng trái cây không có hột, hoặc không còn hột, (cho dù) chưa được làm trở thành đúng phép.” (Tạng Luật, Đại Phẩm II, TTPV tập 5, trang 35)

6/– Hiện tượng một số người kappiyakāraka chiếm đoạt vật dụng của các vị tỳ khưu đã xảy ra từ thời đức Phật:

“11. Vào lúc bấy giờ, thành Rājagaha bị khó khăn về vật thực. Dân chúng đã đem đến tu viện muối, dầu ăn, gạo lức, và vật thực cứng. Các vị tỳ khưu đã tích trữ các thức ấy ở bên ngoài. Các con thú hoang ăn đi, những kẻ trộm lấy đi, những người chuyên ăn vật thực thừa mang đi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép tích trữ ở bên trong.” Sau khi tích trữ ở bên trong, các vị cho nấu ở bên ngoài. Những người chuyên ăn vật thực thừa vây quanh. Các vị tỳ khưu thọ dụng không được an toàn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép nấu ở bên trong.” Trong thời gian khó khăn về vật thực, người làm thành được phép (các món vật thực) đã mang đi các phần nhiều hơn và dâng cho các vị tỳ khưu phần ít hơn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.” (Tạng Luật, Đại Phẩm II, TTPV tập 5, trang 27)

7/– Ai có thể là người làm công việc kappiyakāraka (người làm thành được phép, người làm công việc kappiya):

Theo điều học ở trên: “người phục vụ (veyyāvaccakaro) là người phụ việc chùa (ārāmiko) hoặc là nam cư sĩ (upāsako),” ngoài ra đó còn có thể là bất cứ người nào khác biết làm công việc kappiya, ví dụ các nữ cư sĩ làm công việc kappiya cho các trái cây đã được dâng cúng, v.v…:

“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có sự cần dùng y nên chỉ ra người phục vụ là người phụ việc chùa hoặc là nam cư sĩ: ‘Này đạo hữu, đây chính là người phục vụ cho các tỳ khưu’” (Giới Nissaggiya Pācittiya thứ 10, TTPV tập 1, trang 549).

PAVĀRAṆĀ (sự thỉnh cầu thọ nhận tứ vật dụng):

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 8/6/2023