Khất thực có nghĩa là xin ăn
Khất Thực Có Nghĩa Là Xin Ăn
–––––––––––––––
Lay Chit Kaung’s Photo & Video: Chư Tỳ khưu Việt nam tại Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Taungyi Myanmar khất thực hàng ngày tại làng Takhomu, Taungyi.
Hôm nay, 23.10.2024 có thêm một thiện nam Nanda Alois Tran đi khất thực trong kiếp sống này trong vị thế của người xuất gia tỳ khưu, mới được thọ cụ túc giới Tỳ khưu ngày 21.10.2024.
သာဓု! 𝔰𝔞̄𝔡𝔥𝔲! Sādhu! Lành thay! anumodāmi!
–––––––––––––––
Khất Thực Có Nghĩa Là Xin Ăn
–––––––––––––––
Khất thực có nghĩa là xin ăn, cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh.
Đối với vị Tỳ kheo khất thực thì có năm điều lợi ích:
(1) tâm trí được rảnh rang, ít phiền não,
(2) không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai,
(3) đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn, vun bồi tâm kham nhẫn,
(4) đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chớ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của, và
(5) có nhiều thì giờ tu hành.
Ngoài lợi ích cho riêng mình, vị Tỳ kheo khất thực còn mang lại ba điều lợi ích cho chúng sinh như:
(1) tạo cơ duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ,
(2) tạo cơ duyên giáo hoá chúng sinh, và
(3) Nêu gương sống giản dị làm cho người đời bớt tham đắm của cải.
–––––––––––––––
Ý nghĩa chữ Bhikkhu (Tỳ khưu)
–––––––––––––––
Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (Tỳ khưu).
Bhikkhu có nhiều nghĩa trong đó có một nghĩa là khất sĩ, là những người xin ăn.
Nhưng xin ăn ở đây không có nghĩa như xin ăn thông thường. Lúc đi khất thực thầy tỳ khưu đứng trước nhà thí chủ và không hỏi xin gì cả. Người thí chủ có tâm thành tự nguyện đem thực phẩm cúng dường cho vị khất sĩ để tạo duyên lớnh.
Như vậy Bhikkhu là vị khất sĩ cao thượng hay vị khất sĩ thánh thiện chứ không phải là người xin ăn thông thường.
Chữ Tỳ khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi.
Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là Tỳ Khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là Tỳ khưu.
Bởi vậy, trong khi giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ tôi thường dùng chữ Tỳ khưu mà không dùng chữ Nhà Sư; bởi vì nếu tôi dùng chữ Nhà Sư để dịch chữ Bhikkhu thì một số người sẽ nghĩ rằng kinh này chỉ dành riêng cho Nhà Sư mà thôi.
Tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu trong các bài giảng của Ngài?
Bởi vì Ðức Phật sống trong tu viện với các Thầy Tỳ Khưu nên mỗi khi dạy đạo, Ngài gọi các thầy là Bhikkhu. Dĩ nhiên lúc Ngài dạy đạo, trong chùa cũng có một số cư sĩ, nhưng phần lớn vẫn là các Tỳ Khưu tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu. Có lúc Ðức Phật cũng dùng chữ Bhikkhave – chư Tỳ khưu.”
Nguồn trích dẫn: Silananda Sayadaw – Giới Thiệu Đại Kinh Niệm Xứ.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB