Khi nào và tại sao đức Phật thừa nhận quả vị tối thượng chánh đẳng giác
KHI NÀO VÀ TẠI SAO ĐỨC PHẬT THỪA NHẬN QUẢ VỊ TỐI THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC?
–––––––––––––––
‘‘Yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘ anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho ’ ti paccaññāsiṃ.
“Nhưng, này các Tỳ–kheo, khi tri kiến về thực tại và tuệ giác liên quan đến tứ thánh đế trên ba phương diện và mười hai cách đã trở nên rõ ràng với ta. Ta tuyên bố trong thế giới này với các hàng chư thiên, ma vương, phạm thiên, với quần chúng sa môn, bà la môn, vua chúa và loài người của nó, rằng ta đã tự mình liễu tri, đã tự mình đạt đến, đã tự mình chứng ngộ một cách chân chánh Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.”
[“Và cho đến khi nào, này các Tỷ–kheo, trong bốn
Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ–kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa–môn, Bàla–môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác.” HT Minh Châu)]
Những gì ngài tuyên bố trong đoạn kinh văn trên phải hiểu là chỉ khi như thực trí (yathābhuta ñāṇa), hay tri kiến thấy thực tại đúng như thực, đã hiển lộ rõ ràng nơi ngài trong mười hai cách xuất phát từ ba trí: sự thực trí, phận sự trí, và dĩ tác trí liên quan đến mỗi trong tứ đế, ngài thừa nhận đã đạt đến, đã chứng đắc Chánh Đẳng Giác, đã giác ngộ viên mãn Phật Quả tối thượng.
Lời tuyên bố này được đưa ra không chỉ cho vùng đó, cho phần thế giới đó mà cho toàn vũ trụ với những vị chư thiên quyền lực có trí tuệ sắc bén của nó, với những ma–vương thù nghịch với chánh Pháp của nó, và với các vị Phạm Thiên quyền lực hơn, trí tuệ hơn, của nó. Tất nhiên điều đó cũng có nghĩa là cho toàn thế giới nhân loại với những sa– môn và bà–la–môn đa văn, học rộng của nó, với các đấng quân vương và thần dân của nó nữa.
Lời tuyên bố này cũng là lời mời công khai bất kỳ vị chư thiên, ma vương, phạm thiên nào có tâm hoài nghi, hay bất kỳ sa–môn, bà la môn, vua chúa, hoặc người có trí nào hoài nghi muốn thẩm tra, xét hỏi lời tuyên bố của ngài và đó cũng là một lời bảo đảm sẽ đưa ra những câu trả lời thoả mãn cho những câu hỏi truy tìm sự thực của họ.
Quả thực đây là lời tuyên bố rất can đảm và nghiêm túc không tạo ra một cách hấp tấp, vội vàng, không có sự xác chứng thích đáng, mà chỉ sau khi ngài đã tự mình thẩm xét, và đoan chắc bằng sự hồi quan phản khán (để biết) rằng ngài đã thực sự đạt đến Phật Quả.
LỜI TUYÊN BỐ KẾT LUẬN
“Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi – ‘ akuppā me vimutti [cetovimutti (sī. pī.)], ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo ’’’ ti.
“Tri kiến khởi lên nơi Ta: ‘Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa'”.
>>> “Quả thực tri kiến đã khởi lên nơi ta: Bất động là tâm giải thoát của ta, (Sự giải thoát khỏi các phiền não của ta được thành tựu nhờ A–la–hán Thánh Đạo và Thánh Quả; chứ không phải bằng sự đè nén (vikkhambhana, trấn phục), tức đè nén bằng thiền sắc (rūpa jhāna) và vô sắc (arūpa jhāna). Đó chính là sự đoạn trừ không còn dư tàn, sự chặt đứt gốc rễ của phiền não (kilesā), một sự giải thoát đưa đến an tịnh hoàn toàn. Do đó, ngài biết, nhờ suy xét, rằng sự giải thoát ấy là bất động, bất khả huỷ diệt.)
“Đây là kiếp sống cuối cùng; không còn sự tái sanh nào nữa đối với ta. Này các Tỳ–kheo, tri kiến đã khởi lên nơi ta như vậy,” ngài kết luận.
Trong lời tuyên bố kết luận trên, “Bất động là tâm giải thoát của ta” hàm ý rằng sự giải thoát của ngài không giống như sự giải thoát có được bằng thiền sắc (rūpa jhāna) và vô sắc (arūpa jhāna), vốn có thể bị hoại trở lại.
Những người đạt đến giai đoạn thiền sắc và vô sắc thoát khỏi các phiền não như ham muốn nhục dục (kāmachanda), sân hận (vyāpāda)…Những phiền não này tạm thời lắng yên và bị đè nén trong họ. Nhưng khi những thiền chứng của họ bị hư hỏng, ham muốn nhục dục và sân hận của họ xuất hiện trở lại.
Nói chung thiền (jhana) chỉ trấn áp các phiền não, vikkhambhana.
Sự giải thoát mà Đức Phật đạt được là loại ⑴ tuyệt diệt giải thoát (samuccheda vimutti), đoạn trừ hoàn toàn các phiền não không còn chút tàn dư nào, và thuộc loại ⑵ tịnh chỉ giải thoát (paṭipassaddhi vimutti), làm lắng yên, làm cho yên tịnh tiềm lực của các phiền não này.
⑴ Samuccheda vimutti hay tuyệt diệt giải thoát là sự giải thoát bằng A–la–hán thánh ĐẠO trí, đoạn trừ không còn dư tàn mọi phiền não;
⑵ trong khi paṭipassaddhi vimutti hay tịnh chỉ giải thoát là sự giải thoát bằng A–la–hán thánh QUẢ trí, lại làm lắng xuống tiềm lực của mọi phiền não.
Những giải thoát này vẫn giữ nguyên không bị thay đổi và huỷ diệt. Chính vì thế Đức Thế Tôn đã nói. “Bất động là sự giải thoát của ta.”
Hơn nữa sau khi đã đoạn trừ tham ái hay gọi cách khác là tập đế (samudaya saccā) bằng A–la–hán thánh đạo, Đức Thế Tôn hoàn toàn thoát khỏi tham ái có thể tạo ra một sự hiện hữu mới.
Đối với các chúng sanh hãy còn bị chất nặng với tham ái, sau khi chết từ một hiện hữu này sẽ tái sanh trong một hiện hữu kế, bám chặt vào một trong những đối tượng, nghiệp (kamma), nghiệp tướng (kamma nimitta), hoặc thú tướng (gati nimitta), xuất hiện vào lúc cận tử của họ.
Nói chung, đối với những chúng sanh chưa dứt hết tham ái, luôn luôn có tái sanh, luôn luôn cớ sự hiện hữu mới.
Đức Bồ Tát cũng đã trải qua nhiều kiếp tái sanh. Vì vậy vào lúc bắt đầu của Phật Quả, Đức Thế Tôn suy xét:
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.”
“Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.”
[(“Trải bao kiếp tái sanh ta đã đi tìm Kẻ Xây Ngôi Nhà (Taṇhā) này nhưng vô vọng, bởi vì ta không được trang bị với con mắt của A–la–hán thánh đạo trí, (aneka jāti saṃsāraṃ sandhāvissaṃ).
Giờ đây, với sự chứng đắc nhất thiết tri trí (sabaññutāñāṇa) cùng với A–la–hán thánh đạo, ta đã tìm thấy ngươi.
Hỡi này, người thợ xây, tham ái, ngươi sẽ không bao giờ xây được căn nhà (ngũ uẩn) này nữa.”)
Bằng cách này, Đức Thế Tôn đã đưa ra một sự giải thích về trí hồi quan hay phản khán của ngài.
Mặc dù sự hiện hữu mới đối với Đức Thế Tôn không còn nữa vì không còn tham ái, song ngài vẫn phải sống kiếp sống hiện tại vốn do tham ái (taṇhā) sinh ra trước khi có sự đoạn trừ của nó.
Với tuệ phản khán ngài nói, “Đây là kiếp cuối cùng của ta. Không còn sự tái sanh nào nữa đối với ta.”
Đây là những lời kết của bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka Sutta).
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ “Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân” – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
–––––––––––––––
🍀 Nên đọc thật kỹ và nhớ thuộc những lời hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ trong bài giảng của Ngài Mahasi Sayadaw vì hiếm có vị nào trao truyền những kinh nghiệm thực chứng pháp hành một cách sâu sắc, toàn diện nhưng vô cùng dễ hiểu để có thể áp dụng trực tiếp ngay vào đời sống hàng ngày, chứ không phải chỉ có lý luận xuông, với một trí tuệ uyên bác như Ngài.
Điều quan trọng nhất ở đây là cần nỗ lực ghi nhớ, thuộc lòng những lời hướng dẫn thực hành trong các bài giảng này.
Rất hiếm người có thể gắn liền pháp thực hành Minh sát Tứ niệm xứ vào trong các bài giảng Kinh như Ngài!
Sādhu! Lành thay!
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
–––––––––––––––
‘… Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.
Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền tập (Minh sát Tứ niệm xứ).”
– Mahasi Sayadaw.
FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB