Không biết ngậm miệng và cái chết thê thảm (Pháp cú 363)
KHÔNG BIẾT NGẬM MIỆNG VÀ CÁI CHẾT THÊ THẢM (PHÁP CÚ 363)
Thuở Phật còn ở Kỳ Viên, có thầy Tỳ-kheo tên Kokàlika vì đã phỉ báng hai đại đệ tử Phật là Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-kiền-liên nên bị đọa địa ngục. Câu chuyện bắt đầu khi các vị Tỳ-kheo tụ họp ở Pháp đường, bàn tán:
– Trời ơi! Thầy Tỳ-kheo Kokàlika bị trầm luân vĩnh kiếp vì đã không giữ gìn miệng mồm. Ngay khi thầy chửi rủa hai vị Tôn giả lãnh chúng, đã bị đất chôn xuống địa ngục.
Lúc ấy đức Phật đến và hỏi:
– Các ông tụ họp ở đây bàn tán chuyện gì?
Khi các thầy thuật lại, Phật bảo:
Không phải lần đầu Kokàlika bị đọa vì không giữ gìn khẩu nghiệp. Trong quá khứ cũng đã xảy ra chuyện ấy.
Các Tỳ-kheo muốn nghe Phật thuật lại câu chuyện. Phật kể:
Chuyện quá khứ: Con Rùa Ham Nói
Hồi xưa, có con rùa kia ở tại cái hồ nước trên vùng núi Hy Mã. Một ngày nọ có đôi ngỗng đi lang thang tìm thức ăn, gặp rùa ta và vài ngày sau chúng kết tình thân hữu. Có lần ngỗng khoe với rùa:
– Bác ạ, chúng tôi ở trên ngọn Cittakuta, trong một động vàng. Thật là một nơi ở thích thú. Bác có muốn đi với chúng tôi không?
– Làm sao tôi có thể đi đến đó?
– Nếu bác chịu ngậm miệng trong lúc chúng tôi đưa đi, thì bác sẽ đến nơi.
– Ðược rồi, tôi sẽ ngậm chắc miệng mồm. Hãy mang tôi đi với.
– Tốt lắm.
Ðôi ngỗng bảo bác rùa ngậm một cây gậy, và hai con tha hai đầu gậy, bay lên không trung.
Vài đứa bé ở thôn xóm dưới đất thấy rùa bay qua với ngỗng, bèn la lên:
– Bay ơi, ra xem hai con ngỗng mang con rùa trên cây gậy.
Rùa nghĩ thầm: Tụi nhóc con du đãng này, bạn ta tha ta đi đâu thì có dính dáng gì tới tụi bây mà phải la lối!
Ngay khi nó vừa mở miệng định nói ra ý nghĩ ấy, vì cặp ngỗng bay mau, nó liền rơi xuống đất và bể làm hai mảnh ngay trong sân của một hoàng cung ở Ba-la-nại.
Rùa tự hại vì ham nói chuyện,
Gậy ngậm rồi miệng vẫn thày lay,
Rớt liền xuống đất tan thây,
Người khôn ngoan thấy gương đây giữ mình.
Lựa lời nói đúng lúc đúng chỗ,
Xem gương rùa chịu khổ thiệt thân.
Ðức Phật kết luận:
– Này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo phải kiểm soát lời nói, sống lặng thinh, không tự kiêu và thoát khỏi phiền não.
Phật nói kệ:
(363) Tỳ-kheo chế ngự miệng,
Vừa lời, không cống cao.
Khi trình bày pháp nghĩa,
Lời lẽ dịu ngọt ngào.
Tích truyện Pháp Cú
Nguyên tác: “Buddhist Legends”, Eugene Watson Burlingame
Talkative Tortoise
Now after Kokālika had been reborn in the Lotus Hell, the monks in the Hall of Truth began a discussion of the occurrence, saying, “Alas, the monk Kokālika went to perdition because he failed to hold his tongue! For even as he reviled the two Chief Disciples, the earth opened and swallowed him up.” At that moment the Teacher approached and asked, “Monks, what subject are you discussing now as you sit here all gathered together?” When they told him, he said, “Monks, this is not the first time Kokālika has gone to perdition because of failure to hold his tongue; the same thing happened to him in a former state of existence also.” The monks immediately desired to hear all about the matter. In compliance with their requests, to make the matter clear, the Teacher related the following
3 a. Story of the Past: The talkative tortoise
Once upon a time a tortoise dwelt in a certain lake in the Himālaya country. One day two young geese, wandering about in search of food, struck up an acquaintance with him, and in a short time all became firm friends. One day the geese said to the tortoise, “Friend tortoise, we live in the Himālaya country on Mount Cittakūṭa in a golden cave, and it is a most delightful place to live in. Wouldn’t you like to go there with us?” “Masters,” replied the tortoise, “how am I to get there?” Said the geese, “If you can keep your mouth shut, we will carry you.” The tortoise replied, “I will keep my mouth shut, friends. Take me with you, and let’s be off.” “Very well,” said the geese. {4.92} So the geese made the tortoise grip with his teeth the middle of a stick, and then, taking the two ends of the stick in their bills, flew up into the air.
Some village boys, seeing a tortoise carried along in this fashion by geese, immediately cried out, “See those two geese carrying a tortoise on a stick!” Thought the tortoise, “You beggarly vagabonds, what business is it of yours if my friends are carrying me with them?” And he opened his mouth, intending to say what was in his mind. Now the geese were flying very swiftly, and by this time they had reached a point directly over the royal palace in Benāres city. So when the tortoise let go of the stick, he fell to the ground right in the middle of the palace court, and the moment he struck the ground, split into two pieces.
The tortoise killed himself by lifting up his voice.
Tightly he gripped the stick, and then, by his own talking, killed himself. [30.249]
Seeing this, mightiest of men, utter words wisely and in season.
Behold this tortoise, who by much speaking met destruction.
Having related this Bahubhāṇi Jātaka, found in the Second Book, the Teacher said, “Monks, a monk should control his tongue, should live tranquilly, should not allow himself to become puffed up, and should free his heart from the evil passions.” So saying, he pronounced the following Stanza, {4.93}
363. If a monk control his tongue, if he speak words of wisdom, if he be not puffed up,
If he illuminate temporal and spiritual matters, the utterances of his lips will be pleasant to hear.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB