Ledi Sayadaw – Kinh hộ trì Paritta

Ledi Sayadaw – Kinh hộ trì Paritta

Erudite Egress đã thêm một ảnh mới vào album: Dīpanī.

Sukumāra Magga Dīpanī

Cẩm Nang Cho Người Phật Tử Trẻ

Tác Giả: Ledi Sayādaw

[A Guide to Good Conduct for Youths]

(Trích dịch ‘thô’ một đoạn)

Những Điểm Cần Lưu Ý

Nhiệm vụ của người thầy bao gồm trong số những điều khác, có việc giảng dạy những phương pháp đúng đắn, hợp lý và phù hợp với lời dạy của Đức Phật để sống trường thọ, ngăn ngừa bệnh tật và khổ đau, thoát khỏi những kẻ thù và nguy hiểm, là để trẻ nhỏ học hỏi và làm theo suốt cuộc đời. Người dân Miến Điện có phong tục học thuộc lòng những bài kinh hộ trì (paritta) để xua đuổi những điều xấu xa và rủi ro, và việc này phù hợp với bổn phận ở trên.

Người thầy cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ này, vì hiện nay các loại dịch bệnh đang hoành hành. Việc ghi nhớ tất cả các bài kinh hộ trì có thể là một khó khăn (gánh nặng) đối với một số Phật tử, nhưng đối với một người tụng kinh hàng ngày để trau dồi thói quen thì chỉ cần thuộc làu một bài kinh, chẳng hạn như Kinh Ratana (Kinh Châu Báu/Kinh Tam Bảo), Kinh Metta (Kinh Từ Bi) hay Kinh Khandha là đủ. Chỉ bằng cách trì tụng thường xuyên thành thói quen tốt, năng lực và uy lực của những bài Kinh này mới có hiệu quả khi được niệm trong những lúc nguy hiểm. Nếu nguy cấp lớn, hãy niệm nhiều lần [7 lượt]. Có thể tụng Kinh bằng cách đọc trực tiếp từ bản giấy nếu chưa thể thuộc lòng. Khi đã thuộc lòng, có thể nhớ và tụng các từ một cách rõ ràng và chính xác hơn.

Ba thảm họa, nạn đói, phi nhân và dịch bệnh đã xảy ra ở thành phố Vesāli, nhưng đã được tiêu trừ khi Trưởng lão Ānanda tụng kinh Ratana suốt ba canh đêm. Bài Kinh này được Đức Phật thuyết giảng nhằm mục đích loại trừ những tai họa như vậy. Vì vậy, khi thảm họa xảy ra ở làng mạc và thị trấn, bài Kinh này nên được cả Tăng đoàn và cư sĩ tụng kinh như một giải pháp (kammavācā).

Khi các bài kinh hộ trì được một nhóm ở các thị trấn hoặc làng mạc tụng đọc, một người trong nhóm nên tụng bằng cách đọc to từ bản giấy và 20 đến 30 người khác nên đồng thanh đọc. Nhóm tụng kinh đi dọc theo các làn đường và đường phố từ khu vực này sang khu vực khác cho đến khi bao phủ hết mọi khu vực. Nên tiếp tục tụng kinh mỗi đêm cho đến khi biến cố qua đi.Trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên tham gia trì tụng những bài kinh hộ trì sau lúc mặt trời lặn.

Kinh Āṭānāṭiya thuộc Trường Bộ Kinh (Dīghanikāya) được dạy để xua đuổi những nguy hiểm từ phi nhân. Kinh Mahāsamaya là một bài kinh khác để tránh nguy hiểm.

Khi dịch bệnh bùng phát ở Thaton (Miến Điện), Đại đức Soṇa và Uttara, đều là những vị A–la–hán, đã tụng Kinh Brahmajāla (Phạm Võng) và dịch bệnh đã được ngăn chặn. Điều này được ghi lại trong nhiều sách Phật giáo.

Uppātasanti Gāthā cũng dùng để diệt trừ bệnh dịch. Khi một trận dịch bệnh bùng phát ở Chengmai (Đông Dương), bài Gāthā này đã được tụng khắp nơi và dịch bệnh đã được kiểm soát.

Việc trì tụng bộ Paṭṭhāna bằng Pāḷi cũng có thể kiểm soát dịch bệnh. Khi tụng bộ này cho các thị trấn và làng mạc, mỗi đoạn phải đươc chia cho từng một nhóm nam và nữ. Số lượng trong mỗi nhóm không nên quá lớn vì khi có nhiều người trong nhóm thì việc đọc sẽ bị lộn xộn và không rõ ràng. Nếu trì tụng rõ ràng và trong sạch thì tốt hơn nhiều. Các nhóm 20, 25, 35 người bắt đầu đọc đồng loạt theo hiệu lệnh của tiếng súng, tiếng đại bác hoặc tiếng chiêng, tiếng trống. Việc đọc tụng cũng nên dừng lại cùng lúc ở tín hiệu nhất định. Tiếp tục trì tụng như vậy cho đến khi dịch bệnh qua đi.

Những lối đi và làn đường mà người tụng đọc đi qua phải được quét dọn kỹ lưỡng trước đó. Những chậu chứa đầy nước nên được giữ ở các điểm nối. Toàn bộ thị trấn hoặc làng mạc phải được chiếu sáng bằng đèn ngay khi trời tối. Hãy làm theo hướng dẫn được nêu trong ‘cách trục xuất chính thức’ của tôi [Ledi Sayadaw] (pabbājaniya–kammavācā).

Có nhiều bài kinh chính và phụ của Đức Phật cũng như những bài kệ ngắn và dài trong Tam Tạng để xua đuổi hoặc xua tan tai họa. Hầu hết mọi người không thể ghi nhớ thuộc lòng. Vì theo truyền thống là tụng từ trí nhớ, nên không thể sử dụng khi cấp thiết. Tuy nhiên, hầu hết nam và nữ cư sĩ đều có thể phát âm các từ Pāḷi và tụng kinh Pāḷi thông qua các văn bản. Cách này tốt hơn so với việc tụng từ trí nhớ vì văn bản có thể được diễn đạt rõ ràng và chính xác hơn.

Ở những đất nước Phật giáo, những bài kinh và bài kệ nói trên được trích từ Tam Tạng và in thành sách [Kinh Nhật Tụng] nên được lưu giữ trong mỗi gia đình nhằm xua đuổi những tai họa và bất hạnh. Người khôn ngoan nên lưu ý lời khuyên này.

Cách Thực Tập Hàng Ngày Để Tránh Nguy Hiểm

1. Tụng lời đảnh lễ “Namo Tassa…” có thể xua đuổi những đe dọa từ phi nhân.

2. Niệm Tam Bảo, Tam Quy (‘Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi…’) có thể xua đuổi hoặc giải thoát con người khỏi những nguy hiểm và bất hạnh.

3. Niệm chín ân đức của Đức Phật cũng có tác dụng tốt để tránh khỏi những nguy cấp và rủi ro.

4. Niệm Sambuddhe Gāthā cũng có thể tránh được những nguy hiểm và bất hạnh.

5. Lời nguyện có tên ‘Sirasmiṃ me Buddha seṭṭho’ hay ‘Ratanā Shwechaik’ trong tiếng Miến Điện là lời cầu nguyện đặc biệt để tránh xa những nguy hiểm. (Trong lời cầu nguyện này, Đức Phật được ví như chiếc lồng vàng để chúng sinh nương tựa để tránh xa những sợ hãi và bất hạnh).

6. Lời cầu ca ngợi tám chiến thắng vĩ đại của Đức Phật cũng là lời cầu nguyện đặc biệt để che chở khỏi những mối đe dọa.

7. Các đức tính đặc biệt (āveṇika) của Đức Phật, còn được gọi là Dhāraṇa Paritta, cũng rất mạnh mẽ và hiệu quả trong việc xua đuổi sự nguy hiểm của phi nhân.

8. Kinh Chadisāpāla là một lời cầu nguyện truyền thống để bảo vệ khỏi những mối hiểm nghèo.

Cách Tụng Các Bài Kinh Hộ Trì

Khi những bài kinh hộ trì hay bài kệ bảo hộ được trì tụng chỉ để tạo công đức, điều này nên được thực hiện với sự tôn kính bằng một giọng điệu dễ nghe và thoải mái. Khi tụng kinh để tránh nguy hiểm hoặc xui xẻo, nên được thực hiện với giọng ra lệnh và mạnh mẽ. Nếu nguy hiểm lớn thì tùy theo mức độ nguy hiểm truyền thêm sức mạnh vào giọng nói [trầm] và tụng niệm nhiều lần liên tục [7 lần].

[Ghi chú của biên tập viên:

Sambuddhe Gāthā, phần mở đầu lời nguyện ”Sirasmiṃ me Buddha seṭṭho…”, Dharaṇa Paritta, Chadisāpāla Sutta, những bài này chỉ có ở tiếng Miến Điện.

Truyền thống của mỗi nước Phật giáo khác nhau, nhưng phần Đảnh Lễ Tam Bảo được sử dụng rộng rãi dựa trên các đoạn văn trong kinh điển Pāḷi. Cách đúng đắn để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo (bằng Pāḷi); thọ trì Tam Quy và năm giới hay tám giới (bằng Pāḷi); hiểu biết về mười ác nghiệp [10 phi phúc hành] bằng thân, khẩu, hay ý; mười thiện nghiệp [10 phúc hành tông] cần được tu tập; và mười pháp độ ba–la–mật cần phải thực hành; những điều này phải được ghi nhớ bởi tất cả trẻ em lớn lên trong các gia đình Phật giáo. Trẻ nhỏ cũng nên biết cách thiền định về bốn Brahmavihara [4 Vô Lượng Tâm, 4 Phạm Trú], và ghi nhớ cả bản văn Pāḷi cũng như ý nghĩa các ân đức của Phật, ân đức của Pháp và ân đức của Tăng [để thường xuyên tùy niệm ân đức Tam Bảo].

Phật tử cũng nên thuộc lòng ít nhất một trong ba bài kinh hộ trì chính: Kinh Metta (Kinh Từ Bi), Kinh Maṅgala (Kinh Điềm Lành, Kinh Hạnh Phúc) và Kinh Ratana (Kinh Châu Báu), và phải hiểu rõ các ý nghĩa một cách chi tiết trong từng bài. Ngoài ra, các nghĩa vụ xã hội được nêu trong Kinh Siṅgāla (Trường Bộ Kinh) cũng nên hiểu rõ và thực hành theo, sau đó tiến tới trau dồi các khả năng tâm linh cao hơn như lắng nghe và thảo luận Giáo pháp, đạt đến đỉnh cao là những đức tính cao quý về thanh tịnh (phạm hạnh), thiền định, thiền minh sát và chứng ngộ Niết–bàn.

Nếu các Phật tử có thể học thuộc lòng thêm một số bài kinh bảo hộ nguyên gốc (bằng Pāḷi) hoặc những đoạn kinh quan trọng (bằng Pāḷi) do Đức Phật dạy thì điều đó sẽ hữu ích rất nhiều. Người dân vào thời Hòa thượng Ledi Sayadaw thường cần được bảo vệ khỏi rắn, nhện và động vật hoang dã và hiếm khi nhờ đến y học hiện đại. Ngày nay, mối nguy hiểm lớn nhất mà mọi người phải đối mặt là thông tin sai lệch (tà kiến) có thể làm suy yếu niềm tin của họ vào giáo lý của Đức Phật (tà tín) nếu kiến thức của họ về giáo pháp còn hời hợt. Để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm này, họ nên đọc, học hỏi, nghiên cứu, đặt câu hỏi, truy vấn, tìm hiểu giáo lý và thực hành thiền chỉ, thiền quán một cách nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của một vị thầy uyên bác hoặc một thiền sư có kinh nghiệm.]

Danh Sách Kinh Hộ Trì và Kệ Bảo Hộ

Mangala Sutta

Ratana Sutta

Metta Sutta

Khandha Sutta

Mora Sutta

Vatta Sutta

Dhajagga Sutta

Atanatiya Sutta

Angulimala Sutta

Bojjhanga Sutta

Pubbanha Sutta

Jayamangala Gāthā

****

Sukumāra Magga Dīpanī

Ledi Sayādaw

Hướng Dẫn Cách Hành Xử Tốt Đẹp Cho Giới Trẻ

[A Guide to Good Conduct for Youths]

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 14/12/2023