Loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta
LOẠI TRỪ ẢO TƯỞNG VỀ TỰ NGÃ – ATTA
–––––––––––––––
Những người có lòng tin, sau khi đã thu thập được một số kiến thức nào đó về những pháp căn bản liên quan đến Danh–Sắc và tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng, nên bắt tay vào việc hành thiền minh sát.
Việc thực hành này đòi hỏi phải ghi nhận (với chánh niệm) danh sắc trong trạng thái trôi chảy liên tục tại sáu cửa giác quan đúng theo những chỉ dẫn trong Đại Kinh Niệm Xứ.
Ghi nhận những gì mắt thấy; ghi nhận những gì tai nghe; ghi nhận những gì mũi ngửi; ghi nhận những gì lưỡi nếm; ghi nhận những gì thân xúc chạm; ghi nhận những gì tâm suy nghĩ; và lúc đó bạn sẽ biết được những gì cần biết hợp với mức độ Ba–la–mật mà bạn đã tạo.
Khi một hành giả hành chánh niệm, năng lực định của vị ấy sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm được thanh tịnh.
Nhờ vậy vị ấy có thể phân biệt được danh (tâm — cái hay biết), và sắc (thân — cái bị tâm biết). Lúc đó vị ấy sẽ nhận ra sự vắng mặt của cái gọi là atta hay tự ngã hay “Tôi”.
Sự ghi nhận liên tục sẽ đưa vị ấy đến chỗ biết các nhân và quả của Danh và Sắc. Cuối cùng, ý niệm về tự ngã sẽ bị diệt trừ hoàn toàn.
Trước khi thực hành chánh nhận thức có tâm) đang nhận thức sự sanh này. Rồi cả đối tượng và chủ thể nhận thức đều diệt. Sau đó tiến trình được làm mới lại. Và người hành thiền sẽ nhận ra rằng đây là hiện tượng Danh–Sắc đang sanh và diệt.
Danh và Sắc hay tâm, và thân, suy cho cùng, đều không trường cửu. Chúng không thường hằng.
Khi bạn ghi nhận những hoạt động của Danh và Sắc bạn sẽ nhận ra bản chất thực của chúng. Sau khi đã biết được bản chất thực của chúng thì còn gì nữa để phải tư duy và suy xét?
Vì thế, không phải chỉ tư duy đơn thuần về Danh và Sắc mà bạn phải thực sự ghi nhận cách chúng sanh và diệt như thế nào bạn mới biết được bản chất thực của các pháp.
Và sau khi đã đối diện với chúng rồi bạn có cần phải bàn cãi về sự hiện hữu của chúng không?
Thật không hợp lý nếu chỉ tụng đọc suông, “Sanh à! Diệt à!” mà không thực sự ghi nhận tiến trình sanh diệt của chúng.
Trí có được do tư duy hay tụng đọc không phải là trí tuệ nội tại mà chỉ là kiến thức gián tiếp có được qua sách vở mà thôi.
Do đó, điều cốt yếu của thiền minh sát là tự mình ghi nhận mọi hiện tượng (pháp) khi chúng xảy ra.
Nếu bạn ngẫm nghĩ về chúng, định sẽ không sanh. Không có định bạn không thể có sự thanh tịnh tâm.
Khi bạn suy tư và suy xét trên triết lý của Danh Sắc, nếu nhờ đó mà bạn đạt đến sự thực thì tốt; nhưng nếu bạn bị những tà kiến lôi đi bạn sẽ phải trả giá.
Chẳng hạn bạn có thể quán vô thường thành thường, hay vô ngã thành hữu ngã; lúc đó có thể vị ấy sẽ tự hỏi không biết cái “tôi” này đã từng hiện hữu trong quá khứ, vẫn đang hiện hữu trong hiện tại và sẽ tiếp tục hiện hữu trong tương lai?
Sau khi hành thiền minh sát những hoài nghi như vậy sẽ được giải quyết vì bản chất thực của mọi hiệntượng (danh–sắc) đã được tỏ ngộ.
Nếu hành giả tiếp tục ghi nhận, hành giả sẽ thấy các đối tượng giác quan cùng với tâm ghi nhận (tâm hướng đến các đối tượng giác quan ấy) sẽ biến mất.
Tất cả đều vô thường. Chúng chỉ sanh lên và rồi diệt theo đường lối tự nhiên của chúng.
Cái gì không thường là bất toại nguyện (khổ). Cái gì vô thường và bất toại nguyện là không có thực chất (vô ngã).
Vậy thì, có gì ở đó để chấp là “Tôi”, “của Tôi”?
Mọi hiện tượng đều nằm trong trạng thái trôi chảy, sanh lên rồi diệt. Minh sát quán trên những vấn đề này, một người có thể, với niềm tin vững chắc của mình, loại trừ được ảo tưởng về Tự Ngã (atta).
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB