Lửa tham, lửa sân, lửa si

Như thế nào là ngọn lửa dục vọng, ngọn lửa sân hận, ngọn lửa si mê đang bốc cháy và thiêu đốt chúng sanh?

Sự dính mắc mãnh liệt vào con mắt, đối tượng của mắt và nhãn thức, có thể được coi là ngọn lửa dục vọng đang bốc cháy. Từ lúc mới nhìn thấy, người ta đã bị dính mắc vào chính con mắt của mình. Vật nào là dễ chịu, đáng muốn thấy, thì sự dính mắc mãnh liệt vào đối tượng được thấy sẽ diễn ra. Không chỉ mỗi cảnh đẹp được thấy, mà có thể là toàn bộ thân hình của người nam hay người nữ được thấy. Do đó, những cảm giác phát sanh từ cái thấy đáng hài lòng, nó sẽ gợi lên sự dính mắc, mong muốn vào cái thấy ấy. Cảm giác này chính là ngọn lửa của dục vọng. Nếu vật mong cầu chưa có sẵn, người ta sẽ khao khát sở hữu, và lập mưu để có được nó bằng mọi cách. Đôi khi dục vọng quá mãnh liệt, nó có thể dẫn tới mất ăn, mất ngủ. Rồi khi đã có được, người ta lại lên kế hoạch giữ lại những thứ đã có. Sự phát sanh của tham muốn mãnh liệt này được gọi là ngọn lửa dục vọng.

Người bình thường (phàm nhân) coi cảm giác nóng bỏng của dục vọng này là tốt đẹp. Do đó, họ háo hức phấn đấu để tận hưởng, dính mắc với những dục lạc như vậy. Đối với các vấn đề trong gia đình, công việc làm ăn, hay các mối quan hệ xã hội, họ lúc nào cũng lo lắng liên tục. Nhưng họ có thể nghĩ rằng, lo lắng như vậy mới thú vị. Trên thực tế, họ đang bị ngọn lửa dục vọng thiêu đốt. Nếu tham dục phát khởi, thì tất cả những suy tưởng hay lo lắng sẽ xuất hiện, nó giống một người đang bị bỏng chịu đựng sự đau khổ vậy. Do đó, Đức Phật thấy rằng, dục vọng đỏ rực và đang bốc cháy dữ dội.

Cũng vậy, khi tai nghe tiếng, âm thanh và nhĩ thức làm sanh khởi cảm giác dễ chịu. Đây là tham dục đang bốc cháy. Còn trong khi ngửi, mùi, mũi và tỷ thức; trong khi nếm, vị, lưỡi và thiệt thức; trong khi xúc chạm và suy nghĩ, tất cả chúng đều làm sanh khởi cảm giác dễ chịu. Hết thảy đều đang bị đốt cháy. Tóm lại, sự dính mắc mãnh liệt với tất cả cảm giác sanh khởi trong mọi khoảnh khắc thấy, nghe, xúc chạm và cái biết, không gì khác hơn là ngọn lửa dục vọng đang bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa dục vọng bốc cháy dữ dội phụ thuộc vào các cảm giác sanh khởi từ sáu cửa giác quan. Nó giống như những vật liệu dễ cháy, chẳng hạn như, củi, dầu lửa, xăng. Vật liệu càng dễ cháy thì ngọn lửa càng trở nên dữ dội. Cũng vậy, các đối tượng giác quan càng được coi là dễ chịu thì ngọn lửa dục vọng càng dữ dội. Đối với ngọn lửa sân hận cũng vậy. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi tâm của một người đang sân hận bị đốt cháy trong đau khổ. Tuy nhiên, người sân hận có thể đón nhận sự sân hận đã sanh khởi.

Lửa si thì khó hiểu hơn. Nếu một ý nghĩ phát sanh rằng, mọi thứ xuất hiện từ những gì được thấy, nghe là thường hằng, tốt đẹp, dễ chịu, và chúng là một cái ngã, một linh hồn, thì đó là si mê. Tóm lại, bất cứ điều gì bị thấy sai, chấp lầm đều là si mê. Sự hiểu biết sai lầm hay nhận thức sai lầm che giấu sự thật về vô thường, khổ, vô ngã đối với các hiện tượng sanh khởi nơi sáu cửa giác quan, vì vậy, nó được gọi là ngọn lửa si. Cách mà ngọn lửa si bốc cháy không dễ hiểu đối với những người bình thường. Chỉ khi các đặc tánh của vô thường, khổ, và vô ngã được nhận biết rõ ràng, thì lúc đó, người ta mới nhận ra ngọn lửa si mê đang bốc cháy dữ dội. Khi bị si mê chi phối, người ta không biết điều gì là đúng, điều gì là không nên làm, kế hoạch nào không nên lập, hay điều gì là điều không nên nói. Do những hành động không đúng đắn như vậy, người ta sẽ gặp phải những điều bất lợi trong cuộc sống hiện tại. Ngoài ra, trong suốt quá trình hiện hữu, người ta cũng gặp phải những đau khổ như bị tái sanh vào đọa xứ. Đây là những cái khổ do ngọn lửa si mê gây ra.

Mahāsi Sayādaw

Brahmavihāra Dhamma.

Dhana Pālaka soạn dịch

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 21/3/2025