Mang theo gì? Đi về đâu?

Mang theo gì? Đi về đâu?

–––––––––––––––––––––

Ta đã chuẩn bị được những tư lương, hành trang gì, để đến được nơi tốt lành (trừ bốn nơi thường trú là Địa ngục ngạ quỷ súc sinh atula), trước khi đến được bờ bên kia – Niết Bàn, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn trong sinh tử luân hồi?

31 CÕI TÁI SINH

* 4 cõi đọa

1. Địa ngục (niraya)

2. Bàng sanh (tiracchānayoni)

3. Ngạ quỷ (petavisaya)

4. A–tu–la (asurakāya)

* 7 cõi lành dục giới

5. Nhân loại (manussa)

6. Tứ Thiên Vương (catummahārājikā)

7. Đao Lợi (tāvatiṃsā)

8. Dạ Ma (yāmā)

9. Đâu Suất (tusitā)

10. Hoá Lạc thiên (nimmānarati)

11. Tha Hoá Tự Tại (paranimmitavasavattī)

* cõi sơ thiền

12. Phạm Chúng thiên (brahmapārisajja)

13. Phạm Phụ thiên (brahmapurohita)

14. Đại Phạm thiên (mahābrahma)

* cõi nhị thiền

15. Thiểu Quang thiên (parittābhā)

16. Vô Lượng Quang thiên (appamāṇābhā)

17. Quang Âm thiên (ābhassarā)

* cõi tam thiền

18. Thiểu Tịnh thiên (parittasubhā)

19. Vô Lượng Tịnh thiên (appamāṇasubhā)

20. Biến Tịnh thiên (subhakiṇhā)

* cõi tứ thiền

21. Quảng Quả thiên (vehapphala)

22. Vô Tưởng thiên (asaññāsatta)

* 5 tịnh cư (a–na–hàm & a–la–hán)

23. Cõi Vô Phiền (avihā)

24. Cõi Vô Nhiệt (ātappā)

25. Cõi Thiện Hiện (sudassā)

26. Cõi Thiện Kiến (sudassī)

27. Cõi Sắc Cứu Cánh (akaniṭṭha)

* 4 tầng vô sắc

28. Hư Không Vô Biên (ākāsānañcāyatanabhūmi)

29. Thức Vô Biên (viññāṇañcāyatanabhūmi)

30. Vô Sở Hữu (ākiñcaññāyatanabhūmi)

31. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (nevasaññānāsaññāyatanabhūmi)

–––––––––––––––

🔸HỎI:

Một vị Tỳ–kheo Nguyên Thuỷ (Theravāda) tích phước để dự phòng cho mình trong vòng luân hồi như thế nào?

Có một câu nói của người Trung Hoa rằng: ‘Nếu tu không đắc đạo trong kiếp này, người ta sẽ phải tái sanh làm thú vật để trả nợ.‘

Có vị Sa–môn nào, do phước của mình đã cạn hay không đủ phước, phải trở thành kẻ ăn xin trong kiếp sau không?

Làm thế nào để một vị Tỳ–kheo chưa đắc đạo quả (phàm phu Tỳ–kheo) bảo đảm được rằng họ sẽ là một vị Tỳ–kheo trở lại để tiếp tục thực hành Pháp (Dhamma) trong kiếp sau?

🔹ĐÁP:

Theo sự chỉ dạy của Đức Phật, một vị Tỳ–kheo có hai bổn phận:

1. Học hỏi kinh điển,

2. Hành thiền cho đến khi chứng đắc A–la–hán Thánh Quả.

Dù cho vị Tỳ–kheo chọn hoàn thành phận sự nào trong hai phận sự này, thanh tịnh giới vẫn là điều bắt buộc.

Vị ấy phải giữ bốn loại thanh tịnh giới, đó là, ⑴ giới phòng hộ theo giới bổn Pāṭimokkha (Ba–la– đề–mộc–xoa); ⑵ giới phòng hộ các căn, ⑶ giới thanh tịnh sinh mạng, và ⑷ giới liên quan đến tứ vật dụng.

Điều này có nghĩa rằng vị ấy phải có giới.

Khi vị ấy nhận một phẩm vật cúng dường nào đó từ nơi thí chủ, vị ấy có thể dâng lại vật đã nhận đó đến các đồng phạm hạnh, Tăng chúng (Saṅgha), hay Đức Phật.

Khi một vị Tỳ–kheo giới đức dâng một vật gì đến một người thọ nhận có giới đức, sự cúng dường của vị ấy là cao thượng và có thể tạo ra những kết quả rất lớn, cũng giống như muỗng cháo mà ngài Indaka cúng dường đến A–la–hán A–nâụ–lâu–đà (Anuruddha) vậy.

Vị ấy cũng có thể cúng dường hương hoa mà vị ấy nhận được đến Đức Phật.

Trong khi vị ấy thực hiện những phận sự ở tu viện, như quyét dọn, làm sạch sẽ khu vực Tăng Chúng ở, v.v… là vị ấy đang tích luỹ loại công đức cao thượng.

Khi vị ấy đảnh lễ các vị Tỳ–kheo cao hạ, là vị ấy cũng đang tích luỹ công đức.

Như vậy, một vị Tỳ–kheo Nguyên Thuỷ luôn luôn có cơ hội để tích tạo những công đức lớn dự phòng cho mình trong vòng luân hồi.

Thực vậy, các vị có nhiều có hội để tích tạo công đức hay phước báo lớn hơn bất kỳ người tại gia nào.

Nếu vị ấy chọn phận sự thứ hai vị ấy phải chú trọng vào việc hành thiền chỉ và thiền Minh–sát (Vipassanā) của mình.

Nếu vị ấy có thể hành một cách thấu đáo pháp duyên khởi, hay tốt hơn nữa nếu vị ấy có thể hành Minh–sát (Vipassanā) cho tới Hành Xả Trí (saṅkhārūpekkhañāṇa), lúc đó vị ấy chắc chắn sẽ không bị tái sanh vào những cõi khổ trong kiếp sau.

Điều này có nghĩa rằng vị ấy có những cơ hội tốt để được làm Tỳ–kheo trong kiếp tương lai của vị ấy.

Nếu vị ấy hành thiền chỉ cho đến khi đắc thiền và có thể duy trì bậc thiền ấy cho tới giây phút cận tử, vị ấy sẽ được tái sanh vào cõi phạm thiên theo bậc thiền của mình.

Như vậy, ngay cả nếu vị ấy không đắc được đạo quả nào, vị ấy vẫn có thể được tái sanh trong nhân giới, thiên giới hay phạm thiên giới trong kiếp sống tương lai tuỳ theo thiện nghiệp của mình, như thiện nghiệp bố thí, giữ giới, thiền (jhāna) và minh sát trí, v.v…

Điều này xảy ra hợp với nguyên tắc của nghiệp và quả của nghiệp.

Tuy nhiên, nếu vị ấy không thực hành pháp duyên – khởi, vị ấy vẫn có thể bị tái sanh vào các cõi khổ nếu một trong những bất thiện nghiệp của vị ấy chín mùi vào sát–na cận tử.

Pa Auk Sayadaw

Dịch Giả: Tỳ Kheo Pháp Thông

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 4/10/2024