Minh sát tu tập: quán sát ghi nhận sự sinh diệt năm thủ uẩn ④ vào lúc nghe

MINH SÁT TU TẬP: QUÁN SÁT GHI NHẬN SỰ SINH DIỆT NĂM THỦ UẨN ④ VÀO LÚC NGHE

–––––––––––––––

[… NĂM THỦ UẨN LÀ KHỔ: Mười một loại khổ bắt đầu bằng khổ sanh (jāti) đến khổ do không đạt được những gì mình muốn (icchitabbalābha dukkha–cầu bất đắc khổ) chỉ phát sanh do có năm thủ uẩn (upādānakkhandhā); hay nói khác hơn chúng phát sanh do nương vào năm uẩn này.

Vì thế, trong Kinh Chuyển Pháp

Luân, Đức Phật nói: ‘Tóm lại, năm thủ uẩn này là khổ đế hay sự thực của khổ.’

Sắc uẩn và các tâm hành (Danh) tạo thành đối tượng của thủ được gọi là Thủ Uẩn (upādānakkhandhā).

Năm thủ uẩn gồm: (1) Sắc Uẩn (2) Thọ Uẩn (3) Tưởng Uẩn (4) Hành Uẩn và (5) Thức Uẩn.

Như vậy tất cả các chúng sanh hiện hữu chỉ với năm uẩn này. Họ chấp thủ thân của họ, vốn chỉ là sắc uẩn, xem nó như ‘Tôi’, ‘thân của tôi’, thường hằng, đẹp đẽ,…Vì vậy, sắc uẩn được gọi là thủ uẩn.

Các trạng thái tâm do thức (viññāṇa) và các tâm sở (cetasika) tạo thành cũng bị chấp thủ và xem chúng là ‘Tôi’, ‘tâm của tôi’, chính ‘Tôi’ suy nghĩ, nói năng,..Do đó các trạng thái tâm hay Danh (nāma), cũng được gọi là các thủ uẩn.

Đây là cách tham ái nảy sanh trên sắc uẩn và danh uẩn nói chung.… ]

[… GHI NHẬN ĐÚNG NHƯ THỰC NĂM UẨN LÀ KHỔ ĐỂ BUÔNG BỎ CHẤP THỦ: Để giúp quý vị hiểu được mục đích của việc ghi nhận từng hiện tượng, chúng tôi lập ra những nguyên tắc căn bản của việc thực hành minh sát như sau:

1. Tu tập minh sát bằng cách quán cái gì?

– Bằng cách ghi nhận đúng như chúng thực sự là năm uẩn vốn có thể gây ra sự chấp thủ.

2. Khi nào và vì mục đích gì chúng (năm uẩn) phải được ghi nhận ?

– Chúng phải được ghi nhận vào sát na sanh để cắt đứt sự chấp thủ.

Vì nếu không ghi nhận vào sát na sanh sẽ mở đường cho sự chấp thủ vào chúng như thường, lạc hay ngã.

Ngoài việc xua tan chấp thủ, việc ghi nhận năm uẩn mỗi lần chúng khởi lên sẽ phát triển được minh sát trí rõ ràng vào bản chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng.

Ở đây, ‘vào sát na sanh’ có nghĩa là vào lúc thấy hay nghe…và ‘mỗi lần chúng khởi lên’ biểu thị mỗi hành động thấy, nghe…khi nó xảy ra.

… ]

NĂM THỦ UẨN VÀO LÚC NGHE

–––––––––––––––

Vào lúc nghe, hiển nhiên phải có tai còn tốt để nghe; có âm thanh có thể nghe rõ và cũng phải có thức biết rằng một âm thanh đã được nghe.

Trong thức nghe (nhĩ thức) này có thọ lạc và khổ khi nghe, có tưởng về âm thanh, có tư (vận dụng ý chí) và tác ý (hướng tâm) đến âm thanh để hoàn tất hành động nghe và chỉ biết rằng một âm thanh đã được nghe.

Những người không có cơ hội thực hành chánh niệm, và do đó không có sự hiểu biết về thực tại đúng như thực, chấp thủ vào các hiện tượng (dhamma) nổi bật vào sát–na nghe như Tôi, của tôi, v.v…

⒈ Chính do khả năng có thể xảy ra của những chấp thủ này, tai và sắc âm thanh được gọi là Sắc Thủ Uẩn (rūpa uppādānakkhandhā).

⒉ Thọ lạc hay thọ khổ phát sanh cùng với sự nghe là Thọ Thủ Uẩn (vedanā upādānakkhandhā).

⒊ Tưởng về âm thanh là Tưởng Thủ Uẩn (saññā upādānakkhandhā).

⒋ Vận dụng ý chí để nghe một âm thanh và hướng tâm đến âm thanh là Hành Thủ Uẩn (saṅkhāra upādānakkhandhā).

⒌ Chỉ biết rằng một âm thanh đã được nghe là Thức Thủ Uẩn (viññāṇa upādānakkhandhā).

Tóm lại:

1. Vào lúc nghe ‘tai’ và ‘âm thanh’ là Sắc Thủ Uẩn (rūpa uppādānakkhandhā).

2. Thọ lạc hay thọ khổ có mặt trong cái nghe là Thọ Thủ Uẩn (vedanā upādānakkhandhā).

3. Nhận thức hay ghi nhớ âm thanh là Tưởng Thủ Uẩn

(saññā upādānakkhandhā).

4. Ý muốn nghe và xoay sự chú ý đến đối tượng là Hành Thủ Uẩn (saṅkhāra upādānakkhandhā).

5. Chỉ biết rằng một đối tượng đã được nghe là Thức Thủ Uẩn (viññāṇa upādānakkhandhā).

>>> Mỗi lần nghe một âm thanh, ghi nhận ‘nghe’, ‘nghe’…là để giúp hành giả thấy ra năm uẩn danh và sắc đã nói này đúng như thực và sau khi đã nghe một âm thanh, cố gắng giữ ở giai đoạn chỉ có cái nghe và không để bị chấp trước vào nó như Tôi, của tôi, hay thường, lạc, tịnh, v.v…

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 11/9/2024