Minh sát tu tập: sự thực trí (saccā ñāṇa), phận sự trí (kicca ñāṇa), và dĩ tác trí (kata ñāṇa) liên quan đến đạo đế như thế nào
MINH SÁT TU TẬP: SỰ THỰC TRÍ (SACCĀ ÑĀṆA), PHẬN SỰ TRÍ (KICCA ÑĀṆA), VÀ DĨ TÁC TRÍ (KATA ÑĀṆA) LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐẾ NHƯ THẾ NÀO?
–––––––––––––––
[Ba trí: ❶ Sự thực trí (saccā ñāṇa), ❷ Phận sự trí (kicca ñāṇa), ❸ Dĩ tác trí (kata ñāṇa), liên quan đến Khổ Đế, Tập Đế, và Diệt Đế đã được trình bày trong các bài trước.]
Kế tiếp chúng tôi sẽ bàn về ba trí liên quan đến Đạo Đế (magga saccā).
❶ SỰ THỰC TRÍ ĐỐI VỚI ĐẠO ĐẾ
–––––––––––––––
“Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca ’ nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.”
“Đây là thánh đế về sự thực hành (con đường) đưa đến diệt khổ. Như vậy này các Tỳ–kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta; minh đã sanh khởi nơi ta, và quang đã sanh khởi nơi ta.”
Thực ra Đế (saccā) này có một cái tên rất dài, đó là Đạo Diệt Khổ Thánh Đế, hay Thánh Đế Về Con Đường Đưa Đến Sự Diệt của Khổ, nhưng các bản chú giải đã rút ngắn nó lại chỉ còn là đạo đế (magga saccā). Trong bài giảng, chúng tôi sẽ dùng tên cái ngắn này cho tiện.
Biết rằng bát thánh đạo là pháp hành, hay thánh đế về con đường dẫn đến sự diệt khổ, dẫn đến sự tịch tịnh của Niết Bàn, được gọi là sự thực trí (saccā ñāṇa).
Các vị đệ tử Phật, chưa đắc thánh đạo, sẽ chỉ biết được đạo đế này do nghe về nó [Văn Tuệ].
Nói chung, hàng phàm nhân chưa chứng ngộ thánh đạo bằng kinh nghiệm tự thân, cần phải học để biết đạo đế.
Theo các bản chú giải: “Đạo đế (magga saccā) là một pháp đáng mong ước, đáng mong mỏi, đáng tán dương.” Như vậy, nhờ học đạo đế (bát thánh đạo), tâm sẽ khuynh hướng về việc thực hành nó.
Đối với đạo đế, công việc tiên khởi được hoàn tất chỉ bằng cách khuynh hướng tâm về nó.
Cũng vậy, đối với diệt đế hay Niết Bàn, pháp mà hàng phàm nhân không thể nhận thức được, chú giải nói rằng nó chỉ đòi hỏi họ hướng tâm về nó như một pháp đáng mong ước, đáng mong mỏi, đáng tán dương, nhờ hành động ấy, phận sự tiên khởi phải thực hiện đối với diệt đế đã được hoàn thành.
Do đó, phải ghi nhớ rằng, đạo đế không phải là pháp cần suy nghĩ về và quán trên đó; Niết Bàn cũng vậy, không cần phải quán trước hay tư duy về nó.
Đối với Đức Phật, ngay khi ngài đạt đến tri kiến về diệt đế bằng tuệ trực giác ngài cũng có được tri kiến về đạo đế này bằng trực giác trí của ngài. Đó là lý do vì sao ngài thừa nhận rằng: “đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta; minh đã sanh khởi nơi ta, và quang đã sanh khởi nơi ta.”
Vào sát–na chứng đắc thánh đạo, chỉ diệt đế hay gọi cách khác sự tịch tịnh của Niết Bàn, được nhận thức bằng sự chứng ngộ mà thôi.
Các pháp thuộc thánh đạo được chứng ngộ theo cách này thực sự xuất hiện trong tự thân một người và như vậy công việc tu tập các pháp ấy trong họ đã được hoàn thành. Sự kiện này được gọi là thể nhập bằng tu tập (bhāvanā paṭivedha).
Những gì muốn nói ở đây là khi thánh đạo xuất hiện trong một người, nghĩa là người ấy đã thấy thánh đạo; và đồng thời công việc biết thánh đạo đã được hoàn tất.
Còn về vấn đề làm sao để biết thánh đạo đã được tu tập trong một người, trí phản khán sẽ tiết lộ rõ điều này.
Tuy nhiên, không thể tu tập thẳng vào thánh đạo. Hành giả phải bắt đầu bằng cách tu tập đạo đi trước (pubbabhāga magga) như một bước đầu tiên.
Chính vì lý do này thiền minh sát (vipassanā) được xem như một pháp hành đúng đắn dẫn đến sự diệt (nirodha).
Ở Phần VI chúng tôi đã đề cập và chú giải Sammohavinodani cũng khuyên rằng thiền vipassanā phải được xem như một pháp hành đúng đắn.
❷ PHẬN SỰ TRÍ ĐỐI VỚI ĐẠO ĐẾ
“Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabba ’ nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.”
“Đây là thánh đế về con đường dẫn đến sự diệt khổ và con đường này phải được tu tập. Như vậy, này các Tỳkheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta; minh đã sanh khởi nơi ta, và quang đã sanh khởi nơi ta.”
Trí biết rằng đạo đế (magga saccā) là một pháp phải được tu tập trong tự thân được gọi là phận sự trí (kicca ñāṇa).
Nó là trí biết những gì phải được làm đối với khổ đế (dukkha saccā), tức biết phải làm gì để khổ đế được tuệ tri.
Biết những gì phải làm đối với đạo đế, tức biết đạo đế phải được tu tập trong tự thân mỗi người. Điều này cần phải ghi nhớ rõ ràng.
Việc biết đạo đế là pháp phải được tu tập được Đức Phật dạy lần đầu tiên trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Như vậy tu tập đạo (bát thánh đạo) chính là thực hành để chứng ngộ Niết Bàn hợp với ước nguyện của Đức Phật.
Tuy nhiên, việc thực hành không thể bắt đầu với sự tu tập thẳng vào đạo đế liền. Hành giả phải bắt đầu với đạo đi trước (pubbabhāga magga) hay gọi cách khác là minh sát đạo(vipassanā magga). Như vậy để tu tập thánh đạo, hành giả phải bắt đầu với việc tu tập minh sát đạo.
Và để tu tập minh sát đạo, hành giả phải quán trên khổ đế (dukkha saccā). Khổ đế có nghĩa là năm thủ uẩn(upādānakkhandhā), đã được chúng tôi giải thích chi tiết ở Phần Bốn.
Khi hành giả quán trên các uẩn xuất hiện ngay sát–na sanh là hành giả đã tu tập trí đầu tiên, tức trí phân biệt giữa đối tượng của sự biết và tâm hay biết.
Trí này được theo sau bởi trí hiểu biết về quy luật nhân và quả.
Khi hành giả tiếp tục, hành giả sẽ đi đến chỗ hiểu biết về bản chất của sự trôi chảy không ngừng, đó là sự sanh và diệt không ngừng của danh–sắc (nāma–rūpa). Vì lẽ danh sắc danh lên chỉ để diệt ở sát–na kế tiếp, nên nó là không bền, vô thường, khổ, vô ngã (vì nó sanh và diệt theo đường lối tự nhiên của nó).
Sự chứng ngộ tự thân về những thực tại này là chánh kiến
(sammā diṭṭhi).
Như chúng tôi đã giải thích trước đây, khi chánh kiến được tu tập, chánh tư duy và các đạo (magga) khác cũng được tu tập. Và làm thế nào để tu tập những đạo này cũng đã được giải thích.
Có thể tóm tắt việc tu tập như sau: trước tiên ghi nhận bất cứ cảm giác xúc chạm nào mà hành giả trải nghiệm lúc ấy. Để đơn giản hoá pháp hành, chúng tôi khuyên nên bắt đầu với việc quán sự phồng và xẹp của bụng.
Tất nhiên, khi đang quan sát sự phồng, xẹp của bụng, có thể hành giả sẽ bắt đầu suy nghĩ đến một điều gì khác. Trong trường hợp như vậy, hành giả phải ghi nhận những ý nghĩ ấy khi chúng khởi lên.
Đối với những cảm giác đau nhức, tê cứng, nóng lạnh, ngứa ngáy…cũng vậy, hành giả phải ghi nhận khi chúng khởi sanh.
Khi thay đổi những oai nghi của thân, khi thấy hay nghe một điều gì… cũng phải ghi nhận.
Như vậy, trong khi quan sát mọi hiện tượng, ở mỗi sát–na ghi nhận, thì tri kiến hiểu biết về thực tại đúng như nó là, chánh kiến và minh sát đạo đã được tu tập.
Khi minh sát thiết lập đầy đủ, bát thánh đạo cũng được tiến triển, vì thế việc quán trên các hiện tượng danh sắc hay các uẩn, khổ đế (dukkha saccā), cũng có nghĩa là sự tu tập bát thánh đạo.
Tóm Tắt:
1. Chỉ bằng cách tu tập đạo đi trước hay còn gọi là minh sát đạo, Thánh Đaọ mới có thể đạt đến.
2. Để tu tập minh sát đạo, hiện tượng thấy, nghe,… hay còn gọi là khổ đế (dukkha saccā) phải được quan sát cẩn thận.
3. Ở mỗi khoảnh khắc ghi nhận hiện tượng thấy, nghe hay khổ đế, bát thánh đạo kể như đã được tu tập.
Vì vậy, chúng tôi soạn lại cho dễ nhớ:
① Căn bản, ② Đạo đi trước, ③ Thánh đạo, được Tu tập, chúng dẫn đến Niết–Bàn.
Có một số người trước đây từng bị ấn tượng sai lầm cho rằng phải thâu thập kiến thức sách vở về các pháp uẩn và tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng…thì mới đáp ứng được mục đích tu tập.
Chỉ sau khi họ đã hành thiền hợp theo tinh thần tứ niệm xứ (sātipatthāna) và có được những kinh nghiệm đặc biệt, họ mới bắt đầu thấy ra những sai lầm của mình.
Lúc đó họ dám tuyên bố công khai về những chứng nghiệm của mình rằng trừ phi một người thực sự thực hành việc quan sát các hiện tượng thấy, nghe,…ngay sát–na xuất hiện của chúng, bằng không phận sự tuệ tri, pariññā kiccā, khổ đế, vẫn chưa được hoàn thành, phận sự tu tập bát thánh đạo cũng vẫn chưa được hoàn thành.
Đây là sự thú nhận của những người đa văn học rộng trong kinh điển. Như vậy, bằng kinh nghiệm tự thân họ đã hiểu được con đường chính đáng để đạt đến những chứng đắc cao hơn.
Giáo lý của Đức Phật thể hiện trong bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka) này cho chúng ta thấy rằng: “bát thánh đạo là pháp phải được tu tập bằng sự quán chiếu trên hiện tượng danh và sắc vào sát–na xuất hiện của chúng, là pháp phải được ghi nhận với tất cả sự nghiêm túc.
Điều này cần phải ghi nhớ cẩn thận.” Biết phận sự phải làm đối với đạo đế là phận sự trí (kicca ñāṇa), trí này phải được học trước.
Chỉ lúc đó minh sát đạo (vipassanā magga) mới có thể được tu tập bằng cách quan sát các hiện tượng danh sắc, hay các thủ uẩn (upadānakkhandhā) hay khổ đế (dukkha saccā) vào lúc chúng xuất hiện; >>> và chỉ bằng cách tu tập minh sát đạo (vipassanā magga), hành giả mới có thể phát triển được thánh đạo (ariya magga) và chứng ngộ Niết–Bàn.
❸ DĨ TÁC TRÍ ĐỐI VỚI ĐẠO ĐẾ
‘ Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvita ’ nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
“Đây là thánh đế về con đường đưa đến sự diệt khổ và thánh đế này đã được tu tập. Như vậy, này các Tỳ–kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta; minh đã sanh khởi nơi ta, và quang đã sanh khởi nơi ta.”
Có thể nói đây là sự thừa nhận của Đức Phật về việc dĩ tác trí (kata ñāṇa) đã sanh khởi như thế nào qua sự phản khán, tức hồi nhớ lại sự hoàn thành của công việc tu tập đạo đế cho đến khi chứng đắc A–la–hán thánh đạo.
Ba trí: sự thực trí, phận sự trí, và dĩ tác trí liên quan đến tứ đế đến đây đã được giải thích một cách đầy đủ trong mười hai cách, đó là bốn lần ba trí (3trí x4 đế=12 cách).
Có thể tóm tắt lại mười hai cách này như sau:
1. Biết Tứ Đế trước, sau, và vào sát–na đạo là sự thực trí (saccā ñāṇa).
Biết rằng đây là khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế, đây là đạo đế, là sự thực trí (saccā ñāṇa). Trí này cũng xuất hiện trước thánh đạo (magga).
Đối với các vị đệ tử, sự thực trí liên quan đến diệt đế và đạo đế có được trước Đạo là do nghe (sutamaya:văn tuệ).
Diệt Đế (nirodha saccā) cũng được nhận thức qua sự chứng ngộ vào sát–na đạo. Ba đế còn lại được nhận thức vào sát–na đạo bằng sự hoàn thành các phận sự tuệ tri, đoạn trừ, và tu tập, đó là, bằng cách hoàn thành ba phận sự (tisu kiccato), như chú giải nói.
Còn việc những trí này được nhận thức sau khi chứng đạo như thế nào đã quá rõ không cần phải giải thích ở đây.
2. Sự hiểu biết trước những gì phải được biết, những gì phải được đoạn, những gì phải được chứng, và những gì phải được tu là phận sự trí (kicca ñāṇa)
“Rằng ① khổ (dukkha) phải được tuệ tri (hiểu biết rõ ràng và đầy đủ), ② tập (samudaya) phải được đoạn trừ, ③ diệt (nirodha) phải được chứng ngộ, và ④ đạo (magga) phải được tu tập trong tự thân mỗi người.” Biết rõ những điều này tạo thành phận sự trí (kicca ñāṇa).
Trí này khởi lên trước khi bắt đầu thiền minh sát cũng như trong lúc thiền minh sát, và trước khi thánh đạo (ariya magga) xuất hiện.
3. Biết rằng phận sự cần làm đã được hoàn thành là Dĩ tác trí (kata ñāṇa).
Trong những công việc hiệp thế có trí hiểu biết về sự hoàn thành khi công việc cần làm đã được làm xong.
Cũng vậy, khi bốn nhiệm vụ: tuệ tri, đoạn trừ, chứng ngộ và tu tập đã được làm xong, sự kiện này được biết qua trí phản khán. Đây gọi là dĩ tác trí, trí biết về sự hoàn thành những gì cần phải làm.
Những gì chúng tôi đã mô tả là mười hai loại trí (ñāṇa) làm thành từ bốn loại sự thực tri, bốn loại phận sự trí, và bốn loại dĩ tác trí.
Trong mười hai trí này, ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT là phải biết rõ cách sự thực trí sanh khởi và bốn phận sự cần phải làm.
Chúng tôi sẽ tóm tắt lại như sau:
1. Khổ đế phải được hiểu biết rõ ràng và đầy đủ (tuệ tri); sự hiểu biết này gọi là thể nhập bằng sự tuệ tri (pariññā paṭivedha).
2. Tập đế (samudaya) phải được đoạn trừ, sự đoạn trừ này được gọi là thể nhập bằng sự đoạn trừ (pahāna paṭivedha).
3. Diệt đế phải được chứng ngộ, sự chứng ngộ này được gọi là thể nhập bằng sự chứng ngộ (sacchikriya paṭivedha).
4. Đạo đế phải được tu tập, sự tu tập này được gọi là thể nhập bằng sự tu tập (bhāvanā paṭivedha).
>>> Tứ đế được biết cùng một lần vào sát–na thánh đạo (ariya magga).
Thực sự, vào sát–na đạo, chỉ một mình diệt đế hay Niết Bàn được nhận thức bằng sự chứng ngộ. Ba đế còn lại (khổ đế, tập đế, và đạo đế) được nhận thức qua sự hoàn thành của những công việc đòi hỏi (phải làm) lần lượt bằng ⑴ pariññā paṭivedha, ⑵ pahāna paṭivedha, ⑶ bhāvanā paṭivedha – ⑴ thể nhập bằng sự tuệ tri, ⑵ thể nhập bằng sự đoạn trừ, ⑶ thể nhập bằng sự tu tập.
Do đó chú giải nói: “Ba đế được biết bằng sự hoàn thành các công việc và diệt đế bằng sự chứng ngộ.”
5. Khi đạo thấy một trong bốn đế.
6. Cả bốn tuệ thể nhập đều đã được hoàn tất.
Với thánh đạo như thế nào, thì vào sát na thực hành minh sát cũng vậy, >>> nhờ quán một mình khổ đế kể như đối tượng, công việc biết ba đế còn lại cũng đã được làm.
Điều này xảy ra theo cách như vầy:
⑴ Các trần cảnh được nhận thức qua thiền minh sát như sự thể hiện của vô thường, khổ, vô ngã, chắc chắn không thể làm khởi lên tham ái (taṇhā) vốn thích thú trong những đối tượng ấy do ảo tưởng về thường, lạc, ngã, tịnh. >>> Đây là thể nhập bằng nhất thời ĐOẠN TRỪ (tadaṅga pahāna paṭivedha).
⑵ Vô minh (avijja), sẽ không có mặt để hiểu lầm đối tượng quán như thường, lạc, ngã, tịnh, và do đó hành(saṅkhāra), thức (viññāṇa)…cũng không có cơ hội để sanh và diệt. >>> Đây là sự chứng ngộ bằng SỰ DIỆT tạm thời (tadaṅga nirodha).
⑶ Minh sát đạo nhận thức các pháp như vô thường, khổ, vô ngã đã được tu tập ở chính sát na hay biết này. >>>Đây là thể nhập bằng SỰ TU TẬP (bhāvanā paṭivedha).
Như vậy, trong khi hành thiền minh sát bằng cách biết khổ đế – ngũ thủ uẩn, qua sự quán, ba đế còn lại kể như đã được hoàn tất bằng sự hoàn thành những công việc thể nhập đoạn trừ, thể nhập chứng ngộ, và thể nhập tu tập.
Vì vậy có thể nói rằng vào sát na thực hành minh sát cả bốn đế được nhận thức cùng một lần.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ “Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân” – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
–––––––––––––––
🍀 Nên đọc thật kỹ và nhớ thuộc những lời hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ trong bài giảng của Ngài Mahasi Sayadaw vì hiếm có vị nào trao truyền những kinh nghiệm thực chứng pháp hành một cách sâu sắc, toàn diện nhưng vô cùng dễ hiểu để có thể áp dụng trực tiếp ngay vào đời sống hàng ngày, chứ không phải chỉ có lý luận xuông, với một trí tuệ uyên bác như Ngài.
Điều quan trọng nhất ở đây là cần nỗ lực ghi nhớ, thuộc lòng những lời hướng dẫn thực hành trong các bài giảng này.
Rất hiếm người có thể gắn liền pháp thực hành Minh sát Tứ niệm xứ vào trong các bài giảng Kinh như Ngài!
Sādhu! Lành thay!
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
–––––––––––––––
‘… Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.
Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền tập (Minh sát Tứ niệm xứ).”
– Mahasi Sayadaw.
FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB