Minh sát tu tập: vun bồi phận sự trí (kicca ñāṇa) liên quan đến khổ đế tức ngũ thủ uẩn như thế nào
MINH SÁT TU TẬP: VUN BỒI PHẬN SỰ TRÍ (KICCA ÑĀṆA) LIÊN QUAN ĐẾN KHỔ ĐẾ TỨC NGŨ THỦ UẨN NHƯ THẾ NÀO?
–––––––––––––––
[… Ở phần VI chúng tôi đã đề cập đến Đạo Đế (Magga Saccā). Trong phần VII này chúng tôi sẽ tiếp tục xét đến
❶ sự thực trí (saccā ñāṇa), trí biết rằng đó là sự thực (đế);
❷ phận sự trí (kicca ñāṇa), tức trí biết rằng một phận sự liên quan đến sự thực hay đế này phải được thực hiện;
❸ dĩ tác trí (kata ñāṇa) là trí biết rằng những gì cần phải làm đã được làm.
🍀 Trong bài trước ❶ sự thực trí (saccā ñāṇa), đã được trình bày, tiếp theo đây là phần nói về ❷ phận sự trí (kicca ñāṇa).]
… Những từ Pāḷi và ý nghĩa của chúng chúng tôi đã giải thích ở phần trên đều liên quan đến Sự Thực Trí (saccā ñāṇa).
Như vậy, đến đây chúng tôi đã đề cập đầy đủ về Sự thực trí. Bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục nói đến nhiệm vụ của nó, vốn phải được hoàn thành liên quan đến khổ đế.
PHẬN SỰ TRÍ ĐỐI VỚI KHỔ ĐẾ
–––––––––––––––
‘ Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyya ’ nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
“Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải được liễu tri.” Như vậy, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta, minh đã sanh khởi nơi ta, quang đã sanh khởi nơi ta.”
Đây là cách tri kiến đã sanh khởi liên quan đến những gì cần phải làm đối với Khổ đế.
Cần lưu ý cẩn thận là nhiệm vụ phải được thực hiện đối với (Khổ) Đế này là tuệ tri nó, liễu tri nó.
Đối với người hành thiền thiết tha đạt đến Thánh Đaọ, Thánh Quả và Niết Bàn, phận sự của vị ấy là phải cố gắng nắm bắt khổ đế một cách đúng đắn và rõ ràng, đó là, vị ấy phải hiểu rõ từng thành phần riêng biệt của đế này bắt đầu từ sanh (Jāti) cho đến chấp thủ năm uẩn (upādānakkhandhā).
Trong những phần tử cấu thành của khổ đế, như sanh là khổ,…, yếu tố chủ chốt là năm thủ uẩn.
Nhờ biết rõ năm thủ uẩn này đúng như chúng thực sự là, công việc tuệ tri khổ đế kể như đã hoàn tất.
Do đó, Mahāvagga Saccā Saṃyutta (Tương Ưng Sự Thực thuộc Đại Phẩm) nói rằng: “Thế nào, này các Tỳ–kheo, là khổ đế? Điều đó phải được trả lời rằng năm thủ uẩn tạo thành khổ đế.”
Năm thủ uẩn đã được chúng tôi giải thích chi tiết ở phần bốn của cuốn sách này.
Phàm những gì xuất hiện ở sáu cửa giác quan, vào lúc thấy, nghe,…đều tạo thành năm thủ uẩn. Điều này sẽ trở thành kinh nghiệm tự thân bằng cách ghi nhận từng hiện tượng xuất hiện ở sáu cửa giác quan khi nó xảy ra.
Nhờ những nỗ lực (ghi nhận) này tính chất thô, cứng, mịn, nhẹ của địa đại (pathavi dhātu) sẽ được tự thân kinh nghiệm,
cũng vậy, tính chất kết dính, lưu chảy, và ẩm ướt của thuỷ đại (āpo dhātu);
nóng, lạnh và ấm của hoả đại (tejo dhātu),
sự đơ cứng, sức ép và chuyển động của phong đại (vāyo dhātu) sẽ được tự thân kinh nghiệm.
Tất cả những tính chất này phải được hiểu biết một cách chính xác và riêng biệt bằng kinh nghiệm tự thân. Điều này có tác động như thế nào đã được giải thích đầy đủ ở trước.
Một cách ngắn gọn là nó tạo ra một sự chú tâm cao độ vào những cảm giác xúc chạm vốn trở nên rõ rệt ở bất kỳ nơi nào trên thân hành giả. Lúc đó, một trong bốn đại sẽ thông báo sự hiện hữu của nó qua những đặc tính nội tại hay đặc tính riêng của nó.
Sau khi đã biết rõ bốn đại, nhờ ghi nhận thấy, nghe,…
căn vật lý mà sự thấy, nghe…dựa vào đó,
những đối tượng (trần cảnh) sắc, thinh,..
và thức uẩn cùng với các tâm sở đồng sanh của chúng sẽ trở nên rõ rệt.
Ở mỗi sát–na ghi nhận hiện tượng “phồng, xẹp, ngồi, xúc chạm, hay biết, cảm giác đơ cứng, cảm giác nóng, cảm giác đau; thấy, nghe,…” người hành thiền tự thân nhận thức được sự sanh mới liền theo sau bởi sự diệt tức thời của cả hai: đối tượng của sự hay biết cũng như tâm ghi nhận.
Như vậy, người hành thiền biết dứt khoát rằng nó là vô thường (hutvā abhāvato aniccā) bởi vì nó diệt liền mỗi khi sanh;
vị ấy cũng biết rằng nó là cái khổ đáng sợ (udayabbya patipilanatthena dukkhā), bởi vì nó bị bức bách bởi sự sanh và diệt không ngừng;
vị ấy biết rằng nó không phải tự ngã (avasa vattanatthena anattā) để tuân theo sự kiểm soát, vì nó xảy ra theo đường lối tự nhiên của nó, không tuân theo ý muốn của ai.
Có được kinh nghiệm tự thân nhờ quan sát liên tục hiện tượng sanh và diệt và ghi nhận các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã theo cách này là biến tri khổ đế (pariññeyya – what should be known accurately, sở biến tri).
Đức Thế Tôn đã đạt đến sự chứng ngộ, không phải do nghe người nào khác nói rằng khổ đế hay các thủ uẩn vốn thực sự sanh và diệt, phải được tuệ tri, hay phải được hiểu biết một cách đúng đắn và chính xác.
Chính vì vậy ngài mới tuyên bố ‘pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.’ – ‘đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn đã sanh khởi nơi ta, trí đã sanh khởi nơi ta, tuệ đã sanh khởi nơi ta, minh đã sanh khởi nơi ta, quang đã sanh khởi nơi ta.’
Và về sau, sự chứng ngộ chỉ xảy ra sau khi nghe pháp từ Đức Phật hay từ các vị đệ tử khác của Đức Phật.
Mặc dù lời tuyên bố trong Kinh Chuển Pháp Luân dứt khoát rằng khổ đế phải được biến tri (hiểu biết một cách đúng đắn, và rõ ràng), một số người vẫn xem việc hiểu rõ khổ đế hay các thủ uẩn bằng cách ghi nhận hiện tượng sanh và diệt đang thực sự xảy ra là điều không cần thiết.
Họ cho rằng chỉ cần nghe nói về Danh và Sắc cũng như về tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng là đủ để đáp ứng mục đích rồi.
Chúng tôi thực sự lấy làm buồn và đáng tiếc cho những người này.
Như vậy, Phận Sự Trí (Kicca Ñāṇa) là sự nhận thức được rằng khổ đế hay gọi cách khác là năm thủ uẩn phải được tuệ tri qua sự quan sát của tự thân.
Nó biết phận sự nào phải được thực hiện đối với khổ đế. Sự nhận thức này đến trước sự chứng đắc thánh đạo.
Thậm chí trước khi một hành giả bắt đầu hành thiền, vị ấy cũng phải ý thức được rằng mình phải biết rõ tính chất vô thường, khổ, và vô ngã bằng cách ghi nhận mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ,…
Trong khi thực hành minh sát, vị ấy cũng phải biết về công việc [thực chứng bản chất vô thường khổ vô ngã của ngũ thủ uẩn] này nữa. Chỉ lúc đó vị ấy mới có thể dành hết sự chú tâm vào sự sanh và diệt của các thủ uẩn (upādānakkhandhā) và phát triển minh sát trí một cách toàn diện.
Các đệ tử của tôi, những hành giả Tứ Niệm Xứ, đã hoàn thành nhiệm vụ mà Phận Sự Trí (kicca ñāṇa) này đòi hỏi từ lúc nhận sự hướng dẫn của chúng tôi về phương cách hành thiền, sau khi đã học để biết rằng bất cứ những gì xuất hiện vào khoảnh khắc thấy, nghe,…phải được chi nhận một cách cẩn thận.
Trong khi ghi nhận, cho dù mới đầu hành giả không biết phải ghi nhận cái gì, song chẳng bao lâu vị ấy cũng biết được là phải quan sát cái gì.
Sự phân biệt này là Phận Sự Trí (kicca ñāṇa), tức trí biết nhiệm vụ phải thực hiện.
Sở dĩ chúng tôi dành nhiều thời gian để nói về ‘phận sự trí’ này bởi vì chúng tôi nghĩ biết được ý nghĩa của nó thực sự rất quan trọng. Bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục bàn đến Kata Ñāṇa (Dĩ Tác Trí: Trí biết về những phận sự đã được hoàn thành).
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Sumangala Bhikkhu Viên Phúc trích dẫn từ “Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân” – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
–––––––––––––––
🍀 Nên đọc thật kỹ và nhớ thuộc những lời hướng dẫn thực hành Minh sát Tứ niệm xứ trong bài giảng của Ngài Mahasi Sayadaw vì hiếm có vị nào trao truyền những kinh nghiệm thực chứng pháp hành một cách sâu sắc, toàn diện nhưng vô cùng dễ hiểu để có thể áp dụng trực tiếp ngay vào đời sống hàng ngày, chứ không phải chỉ có lý luận xuông, với một trí tuệ uyên bác như Ngài.
Điều quan trọng nhất ở đây là cần nỗ lực ghi nhớ, thuộc lòng những lời hướng dẫn thực hành trong các bài giảng này.
Rất hiếm người có thể gắn liền pháp thực hành Minh sát Tứ niệm xứ vào trong các bài giảng Kinh như Ngài!
Sādhu! Lành thay!
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
–––––––––––––––
‘… Hiện nay có rất nhiều Nissaya hay các hình thức dịch, giảng giải, và giải thích khác nhau về Kinh Điển Pāḷi ở Miến Điện. Nhưng chắc chắn là không có bất kỳ tác phẩm nào chỉ rõ những phương pháp thực hành cụ thể từ Kinh Điển và làm thế nào để những người hành thiền nhiệt tâm và chân thành mong muốn chứng đắc Đạo Quả có thể ứng dụng được những phương pháp ấy.
Kinh này đã được chúng tôi giảng giải chi tiết trong nhiều dịp, nhấn mạnh đến sự áp dụng thực tiễn của nó vào thiền tập (Minh sát Tứ niệm xứ).”
– Mahasi Sayadaw.
–––––––––––––––
FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB