Mọi thứ đều rỗng không
“Mọi thứ đều rỗng không”, hay “rỗng không là mọi thứ”❓ “Everything is nothing”, or “nothing is everything”❓
https://archive.org/details/Dhamma–in–photo–nothing–20231027
––––––––––––––––––––––––––––––
… Các nhà khoa học cho rằng tất cả vật chất đều chỉ là năng lượng, là trường tương tác… v. v…, nên “tất cả là rỗng không”: tức tất cả thế giới hay cái “rỗng không” này là có thật.
Đức Phật biết và thấy rằng “rỗng không là tất cả”, nên tất cả mọi hiện hữu bao gồm cả cái “không ” này đều không có thật, tất cả chỉ là giả tạm, thực tướng là vô tướng, chỉ là ảo tưởng đảo điên của danh pháp tức của tâm: tức “rỗng không là thế giới này”, không “thực có”, cũng không “không thực có”.…
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
––––––––––––––––––––––––––––––
CHÁNH KINH: TRỐNG KHÔNG LÀ THẾ GIỚI
Tương Ưng Sáu Xứ – IV: Phẩm Channa – 35.85. Trống Không
––––––––––––––––––––––––––––––
…
Rồi Tôn giả Ānanda … bạch Thế Tôn:
“TRỐNG KHÔNG LÀ THẾ GIỚI, TRỐNG KHÔNG LÀ THẾ GIỚI”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?
—Vì rằng, này Ānanda, thế giới là KHÔNG TỰ NGÃ, và KHÔNG THUỘC TỰ NGÃ, nên thế giới được gọi là trống không. [Yasmā ca kho, ānanda, suññaṁ ATTENA vā ATTANIYENA vā tasmā suñño lokoti vuccati.]
Và cái gì, này Ānanda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã?
⚀ ① Mắt, này Ānanda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã.
② Các sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
③ Nhãn thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
④ Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
⑤ Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.
⚁ ① Tai…
⚂ ① Mũi…
⚃ ① Lưỡi…
⚄ ① Thân…
⚅ ① Ý là không tự ngã và không thuộc tự ngã.
② Các pháp là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
③ Ý thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
④ Ý xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã.
⑤ Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.
Và vì rằng, này Ānanda, không có tự ngã, hay không thuộc tự ngã nên được gọi trống không là thế giới này.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Suññatalokasutta – Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – IV: Phẩm Channa – 35.85. Trống Không
––––––––––––––––––––––––––––––
CHÁNH KINH: CÓ VÀ KHÔNG CÓ
––––––––––––––––––––––––––––––
Trú ở Sāvatthi (Xá–vệ) …
Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:
– “Chánh kiến, chánh kiến”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?
– Này Kaccāyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: CÓ VÀ KHÔNG CÓ.
🔸 Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có.
🔹 Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.
⇛⇛⇛ Này Kaccāyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy.
Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: “Ðây là tự ngã của tôi”.
Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy.
Cho đến như vậy, này Kaccāyana, là chánh tri kiến.
🔸 “Tất cả là có”, này Kaccāyana, là một cực đoan.
🔹 “Tất cả là không có” là cực đoan thứ hai.
⇛⇛⇛ Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.
① vô minh duyên hành,
② hành duyên thức,
③ thức duyên danh sắc,
④ danh sắc duyên lục nhập,
⑤ lục nhập duyên xúc,
⑥ xúc duyên thọ,
⑦ thọ duyên ái,
⑧ ái duyên thủ,
⑨ thủ duyên hữu;
⑩ hữu duyên sanh;
⑪ do duyên sanh: ⑫ lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính ① vô minh này, các ② hành diệt; do các hành diệt, ③ thức diệt; do thức diệt, ④ danh sắc diệt; do danh sắc diệt, ⑤ lục nhập diệt; do lục nhập diệt, ⑥ xúc diệt; do xúc diệt, ⑦ thọ diệt; do thọ diệt, ⑧ ái diệt; do ái diệt, ⑨ thủ diệt; do thủ diệt, ⑩ hữu diệt; do hữu diệt, ⑪ sanh diệt; do sanh diệt, ⑫ lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt.
Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: SN 12.15 Kaccānagottasutta—Thích Minh Châu – Chương 12: Tương Ưng Nhân Duyên – II: Phẩm Ðồ Ăn – 12.15. Kaccàyanagotta
Bài viết liên quan
- Hoàn toàn rỗng không, hoàn toàn trống không!, Web Link
- Cái gì trống không, tất cả thảy đều trống không, FB
- Anata – vô ngã là gì, FB
Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.
① thuyết anatta-vô ngã trong phật giáo, Web Link
② vô ngã là vô thường & khổ, Web Link
③ vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web Link
- Who am I? Ta là ai?, FB
- Chúng ta là những cỗ máy?
- (vun bồi minh sát tuệ thứ nhất: phân biệt danh sắc), Web Link
- Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, FB
- Anata – vô ngã là gì, FB
- Thấy chỉ là thấy, FB
- Ai đang nói, ai đang nghe, FB
- Cái gì là vô thường, khổ, FB
- yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 5/6 – anatta – vô ngã, FB
- Các pháp đều vô ngã – vậy chúng ta học kiểm soát hay học cách để mọi thứ tự nhiên?, Web Link
- Có phải vô ngã là không nên phân biệt, FB
- Ngã mạn – Mānā, FB
- Ta không do một ðấng tạo hóa sanh, cũng không phải vô nhân, Web Link
- Như thế nào là hiểu biết một cách như thật❓thấy như chúng đang là❓, FB
- Đàn gẩy tai trâu, FB
- Giải thoát khỏi ngôn từ, Web Link
- Có và không: con đường trung đạo, FB
- (như thế nào là chánh kiến?), Web Link
- Chúng sinh hữu tình được sinh từ đâu, khi diệt đi về đâu ?, Web Link
- Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, FB
- Ngũ uẩn = sắc + thọ + tưởng + hành + thức = vô thường = khổ = vô ngã, Web Link
- Kham nhẫn – Patience, FB
- Tôi biết là tôi đang đi đúng đường vì mọi việc không còn dễ dàng nữa!, Web Link
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB