Ngã luận thủ
NGÃ LUẬN THỦ
(Chấp Thủ Vào Ý Niệm Về Tự Ngã)
–––––––––––––––
Những ai chưa từng có kinh nghiệm về hành thiền Minh sát quán trên bản chất của danh sắc (nāma–rūpa), sẽ thừa nhận một cách vội vã rằng thân người là một thực thể sống đích thực gọi là atta hay bản ngã.
Thậm chí trong số những người đã có kinh nghiệm về thiền quán cũng vậy, rất nhiều người không phân biệt được danh với sắc.
Do đó, họ xem có một thực thể sống hay linh hồn cư trú trong thân.
Đây là sự chấp thủ vào ý niệm về tự ngã hay Ngã Luận Thủ.
Người này khó có thể thoát khỏi tà kiến chấp thủ ấy.
Ngay cả đối với những người đã biết được tính chất phi cá tính con người của danh và sắc cũng không thể gỡ mình ra khỏi cái khái niệm này hoàn toàn, mặc dù phải thừa nhận rằng họ biết những gì được xem như Tự Ngã chỉ là một sự nhân cách hóa của danh và sắc mà thôi.
Nếu có một cái gì đó giống như sự xả ly đối với ý niệm ảo tưởng về tự ngã, mà có thể bạn khám phá ra, sự xả ly ấy không thể được xem như phát sanh từ sự tự tin mà chỉ là một sự chấp nhận theo truyền thống về giáo pháp mà thôi.
Đó là kiến thức thông thường chứ không phải tuệ minh sát vốn tỏ lộ sự thực về danh và sắc.
Nếu một hành giả hành minh sát thấy được bản chất thực của các hiện tượng tâm vật lý (danh – sắc) sanh và diệt, tự ngã (atta) sẽ không bao giờ được xác nhận.
Nhưng, ngay cả như thế, nếu người ấy lưỡng lự hành Thánh Đạo, nó có thể xuất hiện trở lại. Ý niệm về tự ngã chỉ hoàn toàn diệt khi vị ấy thực sự bước vào giai đoạn Nhập Lưu Thánh Đạo.
Có một sự khẳng định cho rằng nếu một người muốn hành thiền Minh sát rốt ráo, trước hết họ phải loại trừ ý niệm về tự ngã. Tôi không cho điều đó là khả thi.
Vì khi ý niệm về tự ngã được loại trừ, người ấy đã trở thành bậc thánh Nhập Lưu.
Do đó, sự khẳng định vừa đề cập chẳng khác gì muốn nói rằng người ta có thể trở thành Thánh Nhập Lưu mà không cần phải hành thiền minh sát vậy.
Thực sự, sự xả ly ảo tưởng tự ngã chỉ được thành tựu nhờ hành thiền minh sát. Kinh điển có nói rằng chỉ khi danh và sắc được phân biệt đúng theo bản chất của chúng, Kiến Tịnh mới được hoàn thành.
Chấp ngã là đi ngược lại với Pháp (dhamma). Tôi cho rằng sự xung khắc này không phổ biến trong số những người thực sự có lòng kính trọng đối với Pháp đã được Đức Phật tuyên thuyết.
Và chính do không có sự chấp ngã này giữa những người Phật tử, nên thiền minh sát có thể được thực hành.
Thời Đức Phật, những người có quan điểm cực đoan về ý niệm tự ngã đã đi đến Đức Phật để nghe ngóng xem ngài nói gì về nó.
Khi họ chăm chú lắng nghe bài pháp, họ buông bỏ hoàn toàn được quan niệm cố chấp của mình về tự ngã và chứng đắc đạo quả.
Điều này cho thấy, không phải họ đã từ bỏ những quan niệm cố chấp của mình về tự ngã trước khi đi đến Đức Phật. Mà chỉ sau khi lắng nghe Pháp họ thấy ra sự thực của nó và rồi chứng đắc đạo quả.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI
KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB