Ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự
NGŨ THỦ UẨN – GÁNH NẶNG THỰC SỰ
–––––––––––––––
… Này các Tỳ–kheo! Như Lai sẽ nói cho các vị biết về gánh nặng, về người mang gánh nặng, về việc vận chuyển gánh nặng và về việc đặt xuống gánh nặng. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Như Lai sẽ nói về những điều ấy ngay bây giờ.
Như vậy Đức Phật đã chỉ thị các vị Tỳ–kheo phải khéo tác ý đến bài pháp của ngài liên quan đến gánh nặng, người mang gánh nặng, việc vận chuyển gánh nặng và việc đặt xuống gánh nặng, trong đó việc nhấn mạnh đến khéo tác ý của Đức Phật rất đáng lưu ý.
Chẳng lợi ích gì cho người không khéo lắng nghe.
Chỉ những ai chú tâm vào những điều ngài dạy mới có thể có được sự giác ngộ đạo, quả.
Mở đầu bài kinh, sự nhấn mạnh của ngài đặt ở chỗ quăng bỏ gánh nặng làm cho người ta nhẹ nhõm và an vui nhiều như thế nào.
Khi các vị đệ tử đã ổn định sự chú tâm, Đức Phật mở đầu bài kinh với lời giới thiệu sau:
Thế nào, này các Tỳ–kheo, là gánh nặng? Năm thủ uẩn (upādānakkhandha) chính là gánh nặng.
Trong cuộc sống hàng ngày có lẽ chúng ta đã từng gặp những công nhân bốc vác tại các bến cảng hay những phu khuân vác ở những trạm xe lửa, mang vác những vật nặng từ nơi này đến nơi khác. Một số vật nặng đến nỗi người ta phải dùng đến cần cẩu.
Một hình ảnh khá quen thuộc ở Miến Điện là hình ảnh một người công nhân vác những bao gạo.
Người khỏe mạnh có thể vác nó hoặc thậm chí giữ nó trên vai được một thời gian dài, nhưng thực sự thời gian dài ở đây chỉ tính bằng phút.
Anh ta không thể mang nó cả giờ, đừng nói gì tới cả ngày. Nếu anh ta cố giữ nó trên vai, có thể anh ta sẽ bị nó đè chết.
Nhưng thật nhẹ nhõm biết bao khi anh ta quăng nó xuống! Bây giờ anh ta cảm thấy sung sướng rằng cuối cùng thì công việc đã xong.
Tuy nhiên đấy chỉ là gánh nặng bình thường mà một người có thể mang.
Còn về gánh nặng năm uẩn mà chúng ta gọi là bản thân này thì sao?
Khi chúng ta dính mắc vào năm uẩn, năm uẩn này đã bị chấp thủ vì thế nó trở thành năm thủ uẩn (upādānakkhandhas).
Đây là một gánh nặng lớn. Gánh nặng năm uẩn là rất lớn.
Những gì tôi muốn nói với các bạn chính là gánh nặng năm uẩn này, một gánh nặng được xem là nặng hơn bất kỳ gánh nặng nào khác mà những công nhân hàng ngày phải mang từ nơi này đến nơi khác.
Con người bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian để giữ cho cái thân này được khỏe mạnh.
Để duy trì sức khỏe họ phải cho nó ăn hàng ngày.
Một số người không chỉ quan tâm giữ gìn sức khỏe cho thân họ thôi, mà còn phải lo cho cả thân của những người khác, và điều này, không chỉ trong chốc lát, mà suốt cả cuộc đời.
Ấy là chỉ nói đến mối liên hệ trong kiếp hiện tại thôi đấy.
Trên thực tế, chúng ta đã mang gánh nặng của hiện hữu này qua vô lượng kiếp luân hồi.
Chúng ta không thể nhấc nó khỏi vai chúng ta dù chỉ trong chốc lát.
Như vậy gánh nặng năm thủ uẩn này là gì?
Đây là lời Đức Phật dạy:
“Thế nào là năm thủ uẩn? Chúng cần phải được giải thích là:
Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
Này các Tỳ–kheo, đây là năm gánh nặng.”
UẨN VÀ NĂM THỦ UẨN
–––––––––––––––
Khandhā hay Uẩn có nghĩa là một nhóm hay một tập hợp.
Tất cả mọi hiện tượng (danh–sắc) quá khứ, hiện tại và vị lai, được tập hợp vào năm uẩn.
Lời tuyên bố này sau đó được giải thích thêm như sau: khi một hiện tượng phát sanh, sắc (rūpa) đòi hỏi phải có.
Sắc này đã hiện hữu trong quá khứ. Nó ở đây trong hiện tại và sẽ tiếp tục hiện hữu trong tương lai.
Nó ở bên trong chúng ta cũng như bên ngoài chúng ta.
Nó có thể là thô hoặc tế.
Phẩm chất của nó có thể là cao quý hay hạ liệt.
Nó có thể ở gần hay xa.
Tất cả sắc này được liệt vào nhóm Sắc (rūpa) và chúng ta đặt tên là Sắc Uẩn (rūpakkhandha), tức sự tập hợp của các yếu tố và các thuộc tính của vật chất tạo thành cái chúng ta gọi là thân.
Tương tự, khi thọ, tưởng, hành, và thức được tập hợp lại, chúng lần lượt được gọi là thọ uẩn (vedanakkhandhā), tưởng uẩn (saññakkhandhā), hành uẩn (saṅkhārakkhandhā), và thức uẩn
(viññanakkhandhā).
Cả năm nhóm này họp lại gọi là Khandha hay Uẩn.
Ở đây một số người lý luận rằng một mình sắc (rūpa) không thể gọi là một Uẩn (khandha), vì Khandha là một từ tập hợp chỉ tất cả năm nhóm.
Tuy nhiên, trên thực tế những thành phần cấu tạo của các uẩn cũng có thể gọi một cách riêng rẽ là khandha hay uẩn được.
Vì thế sắc là khandha (uẩn), thọ là khandha, tưởng là khandha, hành là khandha và thức là khandha.
Nhưng có một pháp duy nhất không được tập hợp vào hay phân loại theo cách đã định rõ ở đây. Pháp đó là Niết–bàn (Nibbāna).
Niết–bàn là pháp Độc Nhất, không có quá khứ, không có hiện tại và vị lai. Có thể nói Niết Bàn là phi thời gian.
Upādāna là chấp thủ hay bị tham ái (taṇhā) và tà kiến (diṭṭhi) bám víu mãnh liệt.
Do đó Thủ biểu thị cho một mức độ dính mắc mạnh mẽ. Như vậy, được gọi là thủ uẩn (upādānakkhandha) là bởi vì chúng tạo thành những đối tượng của sự dính mắc.
Vào sát–na chứng đắc Đạo–Quả, tâm siêu thế phát triển.
Có tám tâm siêu thế. Tám tâm này cùng với các tâm sở đồng sanh thuộc Thánh Đạo và Thánh Quả cũng được gọi là Uẩn (khandha), nhưng chúng không được xem như Thủ Uẩn.
Trong năm uẩn, sắc uẩn liên quan đến vật chất trong khi bốn uẩn còn lại – thọ, tưởng, hành và thức thuộc về Danh Uẩn (nāmakkhandhā).
Thủ uẩn hàm chứa mọi sự dính mắc vào năm uẩn.
Trong bài kinh Gánh Nặng này, do chú trọng luận bàn về Gánh Nặng, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những pháp thế gian (lokiya), loại trừ các pháp siêu thế (lokuttara); và vì vậy cả Sắc Uẩn và Danh Uẩn sẽ được bàn đến.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng Khandha được nhấn mạnh ở đây là upādānakkhamdha hay Thủ Uẩn.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB