Người đời thật mù quáng (Pháp cú 174)
NGƯỜI ĐỜI THẬT MÙ QUÁNG (PHÁP CÚ 174)
– Con từ đâu đến đây?
– Con sẽ đi đến đâu?
– Con biết hay không biết?
– Con không biết phải chăng?
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
(English text below)
Người đời thật mù quáng…
Câu chuyện này xảy ra khi đức Thế Tôn ở tinh xá Aggàlava liên quan đến một cô bé thợ dệt.
Một hôm, đức phật đi đến Alavi. Dân chúng Alavi thỉnh phật thọ trai. Thọ trai xong, đức Phật dạy một bài pháp ngắn:
“Hãy quán niệm về sự chết, các người hãy tự nhủ rằng: đời sống của ta mong manh. Cái chết của ta là điều cố nhiên. Chắc chắn ta sẽ chết. Cái chết sẽ chấm dứt đời ta. Ðời sống không cố định, cố định là cái chết. Ai không quán niệm về sự chết, sẽ sợ hãi khi giờ lâm chung đến, và sẽ chết trong sợ hãi kinh hoàng, như một người đi đường gặp rắn, không có gậy trong tay, run rầy dường nào. Còn người có quán niệm về sự chết, sẽ không sợ hãi trong giây phút cuối của cuộc đời, và như một người gan dạ thấy rắn từ xa, đã cầm gẫy hất nó đi. Vì thế, hãy quán niệm về sự chết”.
Mọi người nghe xong lại trở về đời sống bình thường. Chỉ có một cô bé thợ dệt mười sáu tuổi tự nhủ “Lời dạy của đức Phật thật kỳ diệu, phần ta, ta sẽ quán niệm về sự chết”. Và cô bé quán niệm suốt cả ngày đêm. Ðức Thế Tôn rời Alavi đến Kỳ Viên. Cô bé cũng tiếp tục quán niệm về sự chết trong ba năm.
Vào một ngày, sáng sớm Thế Tôn quán sát thế gian, Ngài nhìn thấy cô bé xuất hiện trong tầm quan sát của Ngài. Ngài tự hỏi “Những gì sẽ xảy ra?” Ngài chú ý đến sự diễn tiến tiếp theo: “Từ ngày cô bé này nghe Ta nói Pháp, đã thực hành quán niệm về sự chết trong ba năm. Bây giờ, Ta sẽ đế Alavi và hỏi cô bé ấy bốn câu, Ta sẽ khen cô bé, và Ta sẽ nói Pháp Cú: Ðời này thật mù quáng. Nghe xong cô bé ấy sẽ chứng quả. Nhờ vậy, thính chúng sẽ thấu hiểu lời dạy của Ta. Thế là Thế Tôn cùng năm trăm Tỳ–kheo lên đường đến tinh xá Aggàlava.
Dân chúng Alavi nghe tin Thế Tôn đến, họ vào tinh xá thỉnh Phật thọ trai. Cô bé con người thợ dệt cũng nghe tin ấy, tràn đầy hân hoan. Cô nghĩ: “Thế Tôn đã đến, bậc từ phụ của ta, bậc đạo sư, bậc thầy quý kính dung mạo như trăng rằm, đức Cồ–đàm Phật–đà”. Cô tự nhủ “Bây giờ, lần đầu trong ba năm nay, ta mới gặp Thế Tôn, người thân sắc vàng chói, giờ đây ta được đảnh lễ thân kim sắc của Ngài, và nghe Ngài giảng pháp vi diệu thấm đầy mật ngọt”.
Nhưng cha cô trước khi đến xưởng dệt, đã dặn cô:
– Này con, trên khung cửi của cha còn một khổ vải chưa dệt xong, cha phải dệt xong hôm nay. Con hãy quấn chỉ vào thoi cho đầy và mang gấp đến cha.
Cô gái nghĩ thầm: “Ta rất mong được nghe đức Phật thuyết pháp, nhưng cha ta đã căn dặn như thế. Ta sẽ đi nghe pháp hay đánh sợi cho cha ta?” Cô nghĩ tiếp: “Nếu ta không mang thoi đến, cha ta sẽ đánh ta. Vậy thì phải đánh sợi cho đầy mấy con thoi, đem đến cho ông, đợi dịp khác đi nghe pháp”. Cô ngồi vào ghế và đánh sợi.
Dân chúng Alavi đợi chờ Thế Tôn, cúng dường thức ăn, sau khi ăn xong họ dọn bát và nghe Ngài chỉ dạy. Ðức Thế Tôn tự nhủ: “Ta đến đây qua một khoảng đường ba mươi dặm chỉ vì một cô bé, cô ấy chưa có mặt. Khi cô ấy đến, Ta sẽ giảng pháp”. Vì thế, Ngài ngồi im, thính chúng cũng lặng yên đợi chờ (Khi đức Phật làm thinh, không có người hay trời nào dám thốt ra một câu).
Cô bé đã đánh thoi xong, bỏ vào giỏ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi, cô đứng lại ngoài vòng thính chúng và chăm chú nhìn Ðức Phật. Thế Tôn cũng nhìn thấy cô, và cô hiểu ý Ngài: “Ðức Bổn sư ngồi trong pháp hội, tỏ dấu nhìn ta với ý muốn ta đến gần, Ngài muốn ta đến nghe pháp vào ngay lúc này”.
(Vì sao đức Thế Tôn chú ý cô bé? Vì Ngài biết rằng nếu cô bé đi tiếp cô sẽ chết khi chưa xong việc, kiếp sau của cô sẽ không biết ra sao. Nhưng nếu cô bé đến nghe pháp, cô sẽ chứng quả Dự lưu và chắc chắn sẽ tái sanh lên cõi trời Ðâu–suất. Ngài biết cô bé phải chết ngày hôm nay).
Với dấu hiệu của cái nhìn đức Phật, cô đến gần Thế Tôn chiêm ngưỡng vầng hào quang sáu sắc chung quanh thân Phật, cung kính đảnh lễ và kính cẩn đến gần Thế Tôn, cô ngồi vào chỗ một cách im lặng với thính chúng chung quanh. Ðức Thế Tôn hỏi cô:
– Con từ đâu đến đây?
– Bạch Thế Tôn! Con không biết.
– Con sẽ đi đến đâu?
– Bạch Thế Tôn! Con không biết.
– Con biết hay không biết?
– Bạch Thế Tôn! Con biết.
– Con không biết phải chăng?
– Bạch Thế Tôn! Con không biết.
Sau bốn câu hỏi của Phật, thính chúng nổi giận xì xào: “Coi kìa! Con bé, con lão thợ dệt nói như đùa với Thế Tôn. Khi Ngài hỏi từ đâu đến nó phải đáp: “Từ nhà thợ dệt” chứ. Và khi Ngài hỏi đi đâu, nói phải thưa là: “Ði đến xưởng dệt, mới phải chứ”.
Thế Tôn bảo thính chúng im lặng, Ngài hỏi cô bé:
– Này con! Khi Ta hỏi con từ đâu đến, vì sao con trả lời không biết?
– Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết rằng con từ nhà cha con là người thợ dệt đến đây. Vì thế khi Ngài hỏi con từ đâu đến, con hiểu rằng ý của câu ấy là con từ đâu sinh ra đây. Nhưng con chẳng biết con từ đâu sinh đến nơi này.
Phật khen ngợi:
– Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ngài hỏi tiếp:
– Khi Ta hỏi con đi về đâu, vì sao con trả lời không biết?
– Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết con đến xưởng dệt với giỏ thoi trên tay. Nên khi Ngài hỏi con đi đâu, con hiểu ý của câu ấy là khi rời nơi đây con tái sinh về đâu. NHƯNG VỚI CON, SAU KHI CHẾT CON CHƯA BIẾT SINH VỀ ĐÂU.
– Con trả lời đúng câu hỏi của Ta.
Ðức Phật khen cô lần thứ hai, và hỏi tiếp:
– Khi Ta hỏi, con biết hay không, vì sao con trả lời con biết?
– Bạch Thế Tôn! VÌ CON BIẾT RẰNG CHẮC CHẮN CON SẼ CHẾT, NÊN CON ĐÁP NHƯ THẾ.
– Con đã trả lời đúng câu hỏi của Ta.
Ðức Phật khen cô lần thứ ba, hỏi tiếp:
– Vì sao khi Ta hỏi con không biết hay chăng, con trả lời rằng không biết?
– Bạch Thế Tôn! ÐIỀU CON BIẾT CHẮC LÀ CON SẼ CHẾT, NHƯNG CHẾT VÀO LÚC NÀO, VÀO BAN ĐÊM HAY BAN NGÀY, VÀO BUỔI SÁNG HAY BẤT CỨ KHI NÀO, CON KHÔNG THỂ BIẾT, NÊN CON TRẢ LỜI KHÔNG BIẾT.
Ðức Phật khen ngợi lần thứ tư.
– Con đã trả lời đúng câu hỏi của Ta.
Ngài dạy thính chúng:
– Các người không hiểu ý câu nói của cô bé, nên nổi giận. Với người không có tuệ nhãn, họ đui mù, chỉ người nào có tuệ nhãn mới thấy được điều này.
Ngài nói kệ:
(174) Người đời thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.
Cuối thời pháp cô bé chứng quả Dự lưu. Cô cầm giỏ thoi đi đến chỗ cha mình. Ông đang ngồi ngủ bên khung cửi. Không biết cha đang ngủ cô đưa giỏ thoi vào. Giỏ thoi chạm nhằm đầu khung cửi gây nên tiếng động, cha cô choàng dậy tiếp tục kéo cửi, đầu khung văng mạnh vào ngực cô bé cô ngã ra chết, sanh lên cõi trời Ðâu–suất. Cha cô giật mình thấy con gái mình nằm sóng sượt, đầy máu và đã chết. Ông kinh hoàng than khóc:
– Không có ai cứu khổ cho ta.
Ông đi đến chỗ Phật kể lại mọi việc và nói:
– Bạch Thế Tôn, xin cứu con.
Ðức Phật an ủi:
– Chớ ưu sầu, này thiện nam tử! Trong vòng luân hồi vô tận, người đã từng khóc con nước mắt nhiều hơn nước bốn bể.
Ðức Phật nói về vòng luân hồi vô tận, người thợ dệt nghe xong, bớt đau buồn, xin Phật được xuất gia.
Ông làm tròn bổn phận của một tu sĩ và chẳng bao lâu chứng quả A–la–hán.
Nguồn trích dẫn: Tích truyện Pháp Cú, Nguyên tác: “Buddhist Legends”, Eugene Watson Burlingame, XIII. Phẩm Thế Gian, 7. Cô Bé Dệt Vải.
– Mọi bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.
Like & Share và thực hành sẽ giúp Chánh pháp được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chúng sinh sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.
– All status and photos of FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc can be shared and used freely without asking for permission.
✳✳✳✳✳
(1) Where have you come from?
(2) Where are you going?
(3) Don’t you know?
(4) Do you know?
✳✳✳✳✳
Verse 174: Blind are the people of this world: only a few in this world see clearly (with Insight). Just as only a few birds escape from the net, so also, only a few get to the world of the devas, (and Nibbana).
The Story of the Weaver–Girl
While residing at the monastery near Aggavala shrine in the country of Alavi, the Buddha uttered Verse (174) of this book, with reference to a young maiden, who was a weaver.
At the conclusion of an alms–giving ceremony in Alavi, the Buddha gave a discourse on the impermanence of the aggregates (khandhas). The main points the Buddha stressed on that day may be expressed as follows:
“My life is impermanent; for me, death only is permanent. I must certainly die; my life ends in death. Life is not permanent; death is permanent.”
The Buddha also exhorted the audience to be always mindful and to strive to perceive the true nature of the aggregate. He also said,”As one who is armed with a stick or a spear is prepared to meet an enemy (e.g. a poisonous snake), so also, one who is ever mindful of death will face death mindfully. He would then leave this world for a good destination (sugati).”Many people did not take the above exhortation seriously, but a young girl of sixteen who was a weaver clearly understood the message. After giving the discourse, the Buddha returned to the Jetavana monastery.
After a lapse of three years, when the Buddha surveyed the world, he saw the young weaver in his vision, and knew that time was ripe for the girl to attain Sotapatti Fruition. So the Buddha came to the country of Alavi to expound the dhamma for the second time. When the girl heard that the Buddha had come again with five hundred bhikkhus, she wanted to go and listen to the discourse which would be given by the Buddha. However, her father had also asked her to wind some thread spools which he needed urgently, so she promptly wound some spools and took them to her father. On the way to her father, she stopped for a moment at the outer fringe of the audience, who had come to listen to the Buddha.
Meanwhile, the Buddha knew that the young weaver would come to listen to his discourse; he also knew that the girl would die when she got to the weaving shed. Therefore, it was very important that she should listen to the Dhamma on her way to the weaving shed and not on her return. So, when the young weaver appeared on the fringe of the audience, the Buddha looked at her. When she saw him looking at her, she dropped her basket and respectfully approached the Buddha. Then, he put four questions to her and she answered all of them. The questions and answers are as given below.
Questions Answers(1) Where have you come from? (1) I do not know.(2) Where are you going? (2) I do not know.(3) Don’t you know? (3) Yes, I do know.(4) Do you know? (4) I do not know, Venerable Sir.
Hearing her answers, the audience thought that the young weaver was being very disrespectful. Then, the Buddha asked her to explain what she meant by her answers, and she explained.
“Venerable Sir! Since you know that I have come from my house, I interpreted that, by your first question, you meant to ask me from what past existence I have come here. Hence my answer, ‘I do not know.’ The second question means, to what future existence I would be going from here; hence my answer, ‘I do not know.’ The third question means whether I do not know that I would die one day; hence my answer, ‘yes, I do know.’ The last question means whether I know when I would die; hence my answer, ‘I do not know.
The Buddha was satisfied with her explanation and he said to the audience, “Most of you might not understand clearly the meaning of the answers given by the young weaver. Those who are ignorant are in darkness, they are just like the blind.”
The Buddha then spoke in verse as follows:
Verse 174: Blind are the people of this world: only a few in this world see clearly (with Insight). Just as only a few birds escape from the net, so also, only a few get to the world of the devas, (and Nibbana).
At the end of the discourse, the young weaver attained Sotapatti Fruition.
Then, she continued on her way to the weaving shed. When she got there, her father was asleep on the weaver’s seat. As he woke up suddenly, he accidentally pulled the shuttle, and the point of the shuttle struck the girl at her breast. She died on the spot, and her father was broken–hearted. With eyes full of tears he went to the Buddha and asked the Buddha to admit him to the Order of the bhikkhus. So, he became a bhikkhu, and not long afterwards, attained arahatship.
Nguồn trích dẫn tiếng Anh: Dhammapada, XIII.Lokavagga
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB