Người Séc gốc Việt xuất gia, đi khất thực tại Myanmar
VIDEO: Người Séc gốc Việt xuất gia, đi khất thực tại Myanmar
🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸
Thánh cầu Giải thoát: “Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ.”
🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸
Chiều ngày 21/10/2024, với Thầy Tế Độ là Ngài Viện chủ: Sayadaw Tharmanaykyaw U Dhammikabhivamsa, Aggamahā ganthavācaka paṇḍita (Đại trí giả tối thượng trong truyền dạy chánh tạng), tại Thiền viện Ta ma nê chô (Tharmanakyaw), Yangon, Myanmar, một vị thiền sinh người Séc gốc Việt, đến từ Tiệp Khắc (CH Séc) đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà–sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia gieo duyên để có thể toàn tâm toàn ý trải nghiệm cuộc sống phạm hạnh của vị tỳ khưu trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada, theo bước chân của các thiện nam đã đặt niềm tin vững chắc nơi Đức Thế Tôn, nơi Giáo pháp và Tăng đoàn do Người chỉ dạy và huấn luyện, dấn thân quyết chí theo đuổi con đường Thánh Cầu Giải Thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, như trong thời quá khứ và ngay trong hiện tại:
“– Bạch Thế Tôn, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn, bạch Thế Tôn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà–sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, cho con thọ đại giới.”
Câu ‘Gieo Duyên’ (Xuất Gia) chỉ có trong tiếng Việt. Còn trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada thì khi đã xuất gia thọ cụ túc giới cũng chính là đã trở thành vị tỳ khưu thật sự, toàn diện trong Pháp và Luật do chính Đức Phật truyền dạy, là để đạt tới điều không thể đạt tới nếu chỉ là người cư sĩ tại gia.
Ví dụ như: phải là Tỳ khưu thì mới là thành viên thật sự của Tăng đoàn tức một trong ba Bảo vật tối thượng trên đời, hay phải là Tỳ khưu thì mới thọ trì 227 giới bổn Patimokkha, hay được tham dự các Tăng sự, v. v… …
Khi nào thấy không còn đủ điều kiện, nhân duyên nữa thì những vị tỳ khưu này xin xả y, hoàn tục, và khi nào đầy đủ nhân duyên thì lại xuất gia trở thành Tỳ khưu, cứ vậy một, vài lần, thời gian có lúc có thể rất ngắn dăm ngày, nửa tháng.
Theo truyền thống thì thường họ có thể xuất gia như vậy 6, 7 lần như trong tích truyện Pháp cú đã kể lại, còn theo Luật thì không thấy có ghi tối đa là bao nhiêu lần có thể xuất gia trở thành Tỳ khưu.
Mỗi một giây phút làm Tỳ khưu là một giây phút vô cùng quí giá không thể nghĩ bàn của đời người, mang lại công đức vô lượng và những trải nghiệm không thể phai mờ đối với vị đó trên hành trình tâm linh dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn.
Tôi chọn làm Tỳ Khưu
Dhammesaka lược dịch từ “Verses of Arahant Ratthapala”,
Trung Bộ Kinh, Kinh 82 – Kinh Ratthapala
––––––––––––––––––––––––––––––
Ðây là bài kệ của Ðại Ðức Ratthapala tóm lược lại cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Koravya để nói lên lý do tại sao Ðại Ðức trở thành Tỳ kheo:
––––––––––––––––––––––––––––––
Tôi đã thấy biết bao người giàu có
Chưa bao giờ từ bỏ tánh tham lam
Vẫn mãi mê ham của cải bạc vàng
Vẫn khao khát chạy hoài theo khoái lạc
I see in the world people with wealth
who, from delusion, don’t make a gift of the treasure they’ve gained.
Greedy, they stash it away,
hoping for even more sensual pleasures.
Tôi đã thấy biết bao là vua chúa
Chưa bao giờ an phận với giang san
Dù biên cương giáp bốn biển ngút ngàn
Vẫn muốn nữa, muốn biên thùy rộng mãi
A king who, by force, has conquered the world
and rules over the earth to the edge of the sea,
dissatisfied with the ocean’s near shore,
longs for the ocean’s far shore as well.
Người thế gian, từ bần dân, vua chúa
Trước tử thần, tâm vẫn còn tham
Tiếc công danh, tiếc sự nghiệp chưa thành
Nhưng phải bỏ, tay buông xuôi, nhắm mắt
Kings and others – plenty of people – go to death with craving unabated. Unsated they leave the body behind,
having not had enough of the world’s sensual pleasures.
Quanh người chết bao người than, kẻ khóc
“Hỡi người thân! Sao vội bỏ ra đi!”
Trong áo quan, người nằm đó im lìm
Lửa thiêu đốt, xác thân thành tro bụi
One’s relatives weep and pull out their hair.
‘Oh woe, our loved one is dead,’ they cry.
Carrying him off, wrapped in a piece of cloth,
they place him on a pyre, then set him on fire.
Ðem theo gì, trên mình manh vải liệm!
Còn lại chi, bia mộ khắc đôi hàng!
Dù muốn về trở lại cõi trần gian
Nhưng phải chịu tái sanh theo nghiệp định
So he burns, poked with sticks,
in just one piece of cloth,
leaving all his possessions behind.
They are not shelters for one who has died –
not relatives, friends, or companions.
Kẻ còn sống đang tranh giành thừa kế
Người chết nầy chỉ có nghiệp đem theo
Khi ra đi tay trắng chẳng mang gì
Bỏ con cái, bạn đời cùng của cải
His heirs take over his wealth,
while the being goes on, in line with his kamma.
No wealth at all follows the dead one –
not children, wives, dominion, or riches.
Bách niên đại thọ bạc tiền nào mua nổi
Biển ngọc rừng vàng sao tránh khỏi già nua
Lời thánh nhân nhắc nhở lẽ Vô thường
Ngắn ngủi lắm! Kiếp người, nên ghi nhớ!
Long life can’t be gotten with wealth,
nor aging warded off with treasure.
The wise say this life
is next to nothing – impermanent, subject to change.
Bậc có trí quán tưởng luôn sự chết
Phút lâm chung tâm bình thản an nhiên
Kẻ phàm phu không quán tưởng thường xuyên
Nên phút cuối lâm chung đầy sợ hãi
The rich and the poor
touch the touch of Death.
The foolish and wise are touched by it, too.
But while fools lie as if slain by their folly,
the wise don’t tremble when touched by the touch.
Trí tuệ quý hơn tiền tài của cải
Trí tuệ giúp người đạt Ðạo Quả Vô Sanh
Kẻ si mê biết bao kiếp đạt thành
Trôi nổi mãi trong luân hồi vô tận
Thus the discernment by which
one attains to mastery, is better than wealth –
for those who haven’t reached mastery
go from existence to existence,
out of delusion, doing bad deeds.
Từ bào thai người sanh về cõi khác
Tiếp tục hành trình đi mãi không thôi
Còn vô minh, nghiệp quả trói thân mình
Hết Sinh–Tử–Tái Sinh vòng lẫn quẫn
One goes to a womb
and to the next world,
falling into the wandering on – one thing
after another – while those of weak discernment,
trusting in one,
also go to a womb and to the next world.
Như kẻ cướp chịu luật đời phân xử
Nghiệp chúng sinh, luật nhân quả nghiêm minh
Ðể đời sau, nghiệp cũ bước theo mình
Trổ quả dữ, khổ người gây nghiệp ác
Just as an evil thief
caught at the break–in is destroyed
by his own act, so evil people
– after dying, in the next world – are destroyed
by their own acts.
Dục lạc ngũ trần, vị ngọt ngon thơm ngát
Làm động lòng, làm xao xuyến tâm can
Thấy hiểm nguy trong vị ngọt ẩn tàng
Làm ẩn sĩ, tôi sống đời thanh thản
Sensual pleasures –
variegated, nticing, sweet –
in various ways disturb the mind.
Seeing the drawbacks in sensual objects:
that’s why, O king, I went forth.
Kiếp người mong manh như nhánh cây đầy trái
Gió rung cành, trái xanh, chín, rụng rơi!
Bởi hiểu thế, tôi đắp y cạo tóc
Làm Tỳ khưu vui đạo sống thanh bần
Just like fruits, people fall
– young and old –
at the break–up of the body.
Knowing this, O king,
I went forth.
The contemplative life is better
for sure.
Dhammesaka lược dịch Việt ngữ, 23–07–1999
English translation by Bhikkhu Thanissaro
Bài viết liên quan
- Tại sao Myanmar???, Web, FB
- Vì sao xuất gia, Web, FB
- Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống phật giáo nguyên thủy theravada, Web, FB
- Đức phật đã có suy nghĩ gì trước khi xuất gia?, Web, FB
- Ai là bhikkhu – tỳ khưu?, Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu
- Bài 1/4 – thầy tế độ – ācariyupajjhāya, Web, FB
- Bài 2/4 – xét hỏi sa di, Web, FB
- Bài 3/4 -tuyên ngôn & thành sự ngôn, Web, FB
- Bài 4/4 – bốn pháp nương nhờ & bốn pháp không nên hành, Web, FB
- Xuất gia gieo duyên, Web, FB
- Đạt tới cái khó đạt tới, Web, FB
- Làm những điều tốt đẹp nhất, lợi ích nhất khi có cơ hội làm người, Web
- Mười pháp mà bậc xuất gia phải quán tưởng thường xuyên., Web, FB
- Như thế nào là tỳ khưu giới hạnh đầy đủ?, Web, FB
- Thế nào là bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những người xuất gia?, Web, FB
- Bổn phận cư sĩ tại gia là gì? bổn phận tu sĩ xuất gia là gì?, Web, FB
- Phàm tăng và thánh tăng, Web, FB