Người Việt Hời Hợt (Phần 10)

THAM KHẢO: Người Việt Hời Hợt (Phần 10)

Đạo Phật Đã Bị Tha Hóa Và Biến Tướng Ở Việt Nam Như Thế Nào?

– Facebook Vien Huynh

Có ba nguyên nhân cho việc tại sao phần lớn Phật tử Việt Nam thiên về phần [mê tín, và] tín ngưỡng hơn là phần gốc (triết lý [thực hành]) của đạo Phật.

Thứ nhất kinh sách của đạo Phật [ở Việt Nam lẫn lộn thật, giả] quá nhiều, ngay cả những người đi tu cũng chưa có điều kiện tiếp xúc hết với kinh sách [nguyên thủy] của [Đạo] Phật. Đây là một rào cản rất lớn của những ai muốn thực sự nghiên cứu về đạo Phật một cách nghiêm túc.

Thứ hai, những triết lý [thực hành] của đạo Phật như buông bỏ chấp niệm, hành thiện tích đức, không tham sân si hận… tuy tưởng là đơn giản nhưng trên thực tế lại rất khó làm theo và nếu có làm theo thì chưa chắc đã làm đúng.

Thứ ba, đạo Phật [ở Việt Nam] chấp nhận sự kết hợp với các tín ngưỡng dân gian chứ không phân rõ ranh giới nên dần dần Phật trở thành một vị thần cũng như những vị thần khác trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam.

Sự cầu kỳ về hình thức nghi lễ bên ngoài chẳng qua là để che giấu sự hời hợt trong việc hiểu biết về Phật pháp bên trong.

Chính sự hiểu biết sơ sài về triết lý [thực hành] đạo Phật cũng như sự dễ dãi về mặt tín ngưỡng mà đa số những người theo đạo Phật ở Việt Nam đều mắc phải những sai lầm sau:

1. Người Việt Nam đánh đồng hai khái niệm không liên quan là “trời” và “Phật”.

Chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm “trời Phật” đi với nhau thành một cặp như một thế lực siêu nhiên có khả năng ban phước lành cho con người. Chính vì hiểu rằng Phật cũng là một vị thần như các vị thần trong dân gian nên nhiều người đi chùa để cầu tài cầu lộc, cầu thăng quan tiến chức, cầu tình duyên hay cầu con cái mà quên rằng đức Phật vốn là một vị hoàng tử đã từ bỏ tất cả những xa hoa phú quý để đi tìm sự giác ngộ về tư tưởng.

Ở các chùa miền Bắc, người ta còn mang cả heo quay, gà luộc vào chùa cúng trả lễ, thậm chí còn nhét cả những đồng tiền lẻ vào tay tượng Phật trông rất phản cảm.

2. Đạo Phật ở Việt Nam là đạo [bị tha hóa thành] đa thần và thờ thần tượng vì thế người theo đạo Phật [ở Việt Nam] cứ gặp Phật là thắp nhang quỳ lạy với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng không biết Phật đó tên gì, xuất thân từ đâu, có quyền năng gì.

Ngay cả đối với cái tên của vị bồ tát [không có trong kinh điển phật giáo Nguyên thủy] được người Việt Nam tôn sùng nhất là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng bị gọi sai thành Quan (Thế) Âm Bồ Tát vì không hiểu ý nghĩa của cái tên này. Trong chùa Phật thậm chí còn thờ cúng lung tung các thần khác như Quan Công, thần tài, thổ địa.

3. Dưới sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và Lão giáo, đạo Phật ở Việt Nam thiên về sự cầu kỳ trong các hình thức cúng bái gây ra sự phô trương và lãng phí trái với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật. Nếu các bạn quan sát những chùa lớn vào những ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam, các bạn sẽ không thấy sự thanh tịnh và trang nghiêm và chỉ thấy sự xô bồ bát nháo của những người đi chùa. Tôi hơn mười năm nay không đi chùa cũng vì không chịu được sự bát nháo ồn ào đó.

4. Không biết ở các nước Phật giáo khác thì sao chứ ở Việt Nam, tôi thấy chùa chiền được xây cất vô tội vạ nhất là ở miền Nam.

Nhiều chùa ở Sài Gòn được sơn phết rất lòe loẹt và mất thẩm mỹ, trong chính điện tượng Phật bày trí lung tung như gánh hát bội chứ không hề trang nghiêm nhưng phật tử vẫn đến cúng bái nườm nượp. Ở miền bắc thì bắt đầu vào những năm 2000, với cái cớ phục vụ nhu cầu du lịch, người ta bắt đầu xây dựng rất nhiều chùa có quy mô cực lớn ở miền Bắc như chùa Bái Đính ở Ninh Bình, chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh… Nhiều Phật tử tỏ ra hoan hỉ xem đó là phúc đức mà không hề suy nghĩ rằng tiền và đất đâu để xây chùa to thế.

5. Sự mê muội của những người theo đạo Phật ở Việt Nam còn nằm ở chỗ sùng bái những người đi tu một cách mù quáng đến mức hễ thấy người cạo đầu mặc áo cà sa thì khúm núm kính sợ mà không cần biết đó là cao tăng hay là ma tăng, ác tăng. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh nhiều bà cụ già chắp tay xá miệng thì luôn “dạ, thưa, bạch thầy” với những thằng nhãi nhép đầu trọc mặt mày câng câng xấc láo.

Nhiều người dâng vật phẩm cúng dường hoặc bỏ tiền vào thùng công đức trên chánh điện mà không hề mảy may suy nghĩ rằng mình đang góp phần nuôi dưỡng những kẻ lười biếng lao động và lừa đảo sống phè phỡn bằng chính đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Vì điều này mà càng ngày các bậc chân tu ở Việt Nam càng ít mà toàn là những thứ sư đảng, sư hổ mang như Thích Thanh Quyết, Thích Thanh Toàn …làm trụ trì.

6. Rất hiếm những Phật tử ở Việt Nam hiểu được những triết lý [thực hành] của đạo Phật. Tôi hỏi nhiều người lớn tuổi có thâm niên chùa chiền công quả thế nào là Tứ Diệu Đế, thế nào là Bát Chánh Đạo…họ đều trả lời rất qua loa hoặc có người còn không biết.

Cái mà họ nói đến nhiều nhất là “nghiệp” và “quả báo” nhưng cách hiểu của họ về hai khái niệm này cũng hoàn toàn sơ sài và sai trái. Chính vì thế mà thay vì thay đổi cách sống cách suy nghĩ hoặc đấu tranh cho quyền lợi chính đáng thì họ cam chịu nhẫn nhục những điều sai trái bất công trong xã hội vì cho rằng những gì mình chịu kiếp này chính là nghiệp báo của kiếp trước.

Để bớt khổ, họ đến chùa để cầu xin hoặc cúng sao, giải hạn. Nhiều người trong cuộc sống làm những chuyện ác nhân thất đức lừa lọc mánh khóe nhưng lại sợ quả báo. Và thay vì hành thiện tích đức họ lại mang thứ tiền dơ bẩn kiếm được đi cúng chùa như một cách giải nghiệp dễ dàng nhất để cảm thấy lương tâm được thanh thản và tiếp tục làm chuyện ác.

7. Đạo Phật nguyên thủy không bắt buộc phải ăn chay, nhưng nếu tu theo thiền tông và tịnh độ tông thì phải tuân theo giới luật ăn chay.

Nếu người [tu sĩ xuất gia] theo Phật giáo nguyên thủy ăn mặn do họ không cho mình quyền từ chối những thức ăn được Phật tử cúng dường khi đi khất thực [hàng ngày] và khi ăn họ trộn chung tất cả những thức ăn lại với nhau, không phân biệt đâu là thịt hay cá thì điều buồn cười của những người ăn chay là họ lại chế ra những món chay bắt chước kiểu nấu nướng các món mặn như cá chiên, sườn nướng, đùi gà, bún bò… thay vì đơn giản rau dưa cà muối. Đó chẳng phải là miệng ăn chay nhưng tâm vọng tưởng món mặn sao? Tại sao phải dối lòng như thế? Theo tôi, đó là đạo đức giả.

8. Đạo Phật cấm sát sinh nhưng trớ trêu thay những ngày rằm mồng một hoặc những ngày lễ lớn các Phật tử mê muội lại là người gián tiếp sát sinh nhiều nhất. Có bao giờ bạn đứng trước những cổng chùa để đếm xem có bao nhiêu chú chim sẻ, chim én vô tội rơi lộp độp xuống đường để rồi bị mèo vồ, xe cán hoặc bị người đi chùa giẫm đạp đến chết vì nhu cầu phóng sinh rất vớ vẩn?

Có bao nhiêu người hiểu rằng những con cá chép, cá vàng mua trước cổng chùa hoặc ở tiệm cá cảnh vốn dĩ là loài cá được nuôi làm cảnh sẽ không sống được nếu đem thả xuống sông? Bạn có bao giờ đếm thử bao nhiêu cây hoa trong chùa bị vặt trơ trọi đêm giao thừa và ngày mồng một tết bởi vì tục “hái lộc”, một tục lệ không hề có của Phật giáo? Bạn có bao giờ đếm xem có bao nhiêu quán nhậu thịt thú rừng dọc đường lên chùa Hương để phục vụ cho những người đi dâng hương cúng Phật?

9. Sự phóng sinh vô tội vạ nhưng thiếu sự hiểu biết tối thiểu về thường thức khoa học còn gây ra thảm họa cho hệ sinh thái. Rất nhiều lần tôi chứng kiến cảnh tượng đau lòng là những chú rùa núi vàng, vốn là loài rùa cạn có tên trong danh sách động vật cần được bảo vệ của Việt Nam ngắc ngoải tuyệt vọng dưới hồ nước chờ chết vì sự phóng sinh ngu dốt của những người gọi là Phật tử.

Trái lại những loài động vật ngoại lai gây hại như cá chim trắng, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ …nếu được thả tràn lan ra môi trường tự nhiên sẽ tiêu diệt các loại sinh vật bản địa bằng cách giành địa bàn và nguồn thức ăn thậm chí ăn cả trứng và con non của các sinh vật bản địa.

10. Phần lớn phật tử Việt Nam, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán, không chỉ thờ Phật mà còn thờ cúng tất cả những thần linh nào mà họ nghĩ rằng có thể mang lại lợi lộc cho mình từ mẫu ở ngoài Bắc tới bà chúa Xứ trong Nam.

Thậm chí đền thờ Hindu giáo và cả nhà thờ cha Diệp ở Cà Mau cũng không thiếu Phật tử đặt chân đến cúng bái. Nếu thánh đường Hồi giáo mà mở cửa cho người ngoại đạo vào cúng, tôi nghĩ chắc người đạo Phật ở Việt Nam vào đó còn đông hơn tín đồ Hồi giáo nếu họ nghĩ rằng Allah có thể ban cho họ tài lộc và may mắn.

Có thể nói, cùng với Nho giáo và Khổng giáo, đạo Phật ở Việt Nam đã góp phần hình thành nên trong tiềm thức của đại đa số một ý thức hệ rất phù hợp với việc bị lệ thuộc và cai trị. Nó dạy con người phục tùng cho địa vị và danh lợi, lấy việc mưu cầu danh lợi cho cá nhân và dòng họ làm lẽ sống.

Để đạt được nhiều tiền tài danh vọng, họ đi chùa để cầu cúng.

Đối với bất công áp bức, họ chọn cách nhẫn nhịn cho qua chuyện và đổ thừa cho nghiệp báo kiếp trước.

Để trốn tránh trách nhiệm với đời, họ tỏ ra mình thanh cao không nghe không thấy, không màng chính sự.

Và họ gọi đó là là cách sống khôn ngoan.

(còn tiếp)

Ghi chú: phần trong ngoặc vuông [… ] là của TK Viên Phúc.

Nguồn trích dẫn: Theo Facebook Vien Huynh (Huỳnh Chí Viễn)

Các Bài Viết Và Video Liên Quan

  • Cúng Dường Là Gì, Web, FB
  • Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
  • Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
  • Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào?, Web, FB
  • Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
  • Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
  • Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
  • Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
  • Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
  • Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB

Audio Pháp Thoại – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala Tại Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar:

  • Mười Thiện Nghiệp Và Mười Phước Nghiệp, Youtube
  • Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường Và Câu Chuyện Cúng Dường Tấm Áo Duy Nhất, Youtube
  • Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
  • Phước Thiện Trì Giới, Youtube
  • Các Chi Pháp Phạm Điều Giới Sát Sinh Và Phạm Điều Giới Trộm Cắp, Youtube
  • Các Chi Pháp Điều Giới Nói Dối, Tà Dâm, Uống Rượi, Youtube
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Giới, Quả Xấu Của Ác Nghiệp Phạm Giới, Các Tích Chuyện, Youtube
  • Ngũ Giới Thông Thường Và Ngũ Giới Phạm Hạnh, Youtube
  • Bát Giới Với Điều Giớ Thứ Tám Chánh Mạng, Youtube
  • Bát Quan Trai Giới: Tám Giới Ngày Lễ Bố Tát (Lễ Phát Lồ), Youtube
  • Cửu Giới Và Thập Giới Người Cư Sĩ Tại Gia, Youtube
  • Phước Thiện Hành Thiền, Youtube
  • Lợi Ích Tu Tập Tâm (Định), Tu Tập Tuệ, Youtube
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube

Bài viết trên Facebook, 17 Tháng 10, 2019