Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp

NHÂN ĐỂ SINH GIÁC NGỘ CÓ MẤY PHÁP?

– Có bảy nhân sinh gọi là thất giác chi, gồm có ❶ niệm, ❷ trạch pháp, ❸ tấn, ❹ hỷ, ❺ khinh an, ❻ định, ❼ xả – tâu đại vương.

– Người giác ngộ đạo, quả là do giác chi nào hay phải thành tựu trọn vẹn bảy giác chi ấy?

– Dĩ nhiên thành tựu bảy giác chi mới trọn vẹn, nhưng chỉ cần một giác chi thành tựu cũng đủ giác ngộ rồi.

– Ấy là giác chi nào vậy?

– Là trạch pháp giác chi hay còn gọi là tuệ trạch pháp, tâu đại vương!

– Trẫm có thắc mắc đấy, thưa đại đức! Bởi vì nhân giác ngộ có tới bảy điều, cớ sao đại đức bảo rằng chỉ cần thành tựu một trạch pháp giác chi cũng đủ giác ngộ?

– Vậy thì đại vương hiểu thế nào, một lưỡi kiếm đặt trong bao nó gồm có bảy phần: bao trong, bao ngoài, cán kiếm, chuôi kiếm, lưng kiếm, bụng kiếm và lưỡi kiếm… mới gọi là đầy đủ phải chăng?

– Đúng thế.

– Khi cần cắt một vật gì, người ta sử dụng cả bảy phần ấy hay sao?

– Không, chỉ cần sử dụng lưỡi kiếm.

– Cũng vậy là bảy giác chi. Tuệ trạch pháp giác chi được ví như lưỡi kiếm, sáu giác chi còn lại như là bao, chuôi, thân kiếm… vậy. Chúng vốn không xa lìa nhau mà cấu thành một bộ phận, tuy nhiên, chỉ cần tuệ trạch pháp giác chi là cắt lìa được phiền não rồi, tâu đại vương.

– Thật là tuyệt vời!

Nguồn trích dẫn: Mi Tiên Vấn Ðáp –Milinda Panha: 77. Nhân sanh giác ngộ

 

– Ghi chú:

THẤT GIÁC CHI

Khi bảy yếu tố của sự giác ngộ, hay Thất Giác Chi (bojjhanga) phát triển và trở nên thuần thục, nó đủ trưởng thành để thành đạt Ðạo Tuệ Siêu Thế (lokuttara–magga–nàna), và như thế, đã thoát ra khỏi trạng thái phàm tục (puthujjana), tiến đến trạng thái Thánh Nhân (ariya), Siêu Thế (lokuttara) hay Niết Bàn.

Có bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ (Thất Giác Chi) là:

1. Niệm Giác Chi (sati–sambojjhanga),

2. Trạch Pháp Giác Chi (dhammavicaya–sambojjhanga)

3. Tinh Tấn Giác Chi (vìriya–sambojjhanga),

4. Hỷ Giác Chi (piti–sambojjhanga),

5. Khinh An Giác Chi (passaddhi–sambojjhanga),

6. Ðịnh Giác Chi (samàdhi–sambojjhanga)

7. Xả Giác Chi (upekkhà–sambojjhanga)

⭕1. Tâm sở “Niệm” (sati–cetasika), được gọi bằng nhiều tên khác nhau satipatthàna, satindriya, sati–bala, sammà–sati magganga (niệm xứ, niệm căn, niệm lực, chánh niệm), là Sati–sambojjhanga – Niệm Giác Chi: yếu tố “Niệm” của sự Giác Ngộ).

⭕ 2. Tâm sở “Tuệ” (pannà–cetasika) được gọi bằng nhiều tên khác nhau: vìmamsiddhipàda, pannindriya, pannà–bala, sammà–ditthi magganga (trạch quán như ý túc, tuệ căn, tuệ lực, chánh kiến), tất cả đều là dhammavicaya–sambojjhanga – Trạch Pháp Giác Chi: yếu tố “Trạch Pháp” của sự Giác Ngộ.

– Năm Thanh Tịnh thuộc về Trí Tuệ, ba Quán Niệm về Tuệ Giác, mười Tuệ Minh Sát [1], cũng được gọi là dhammavicaya–sambojjhanga, Trạch Pháp Giác Chi.

Cũng như hột bông vải được xay, đánh ra v.v… tạo thành vải, tiến trình quán niệm Ngũ Uẩn (khandhà) lặp đi lặp lại dưới ánh sáng của Tuệ Minh Sát (vipassanà–nàna) được gọi là Dhammavicaya–sambojjhanga, “Trạch Pháp Giác Chi”.

⭕ 3. Tâm sở “Tinh Tấn” (vìriya–cetasika) được gọi bằng những danh từ khác nhau sammappadhàna, vìriyindriya, vìriya–bala, và sammà–vayàma magganga (tấn như ý túc, tấn căn, tấn lực, và chánh tinh tấn), tất cả đều là “Tinh Tấn Giác Chi”.

⭕ 4. Niềm vui và hạnh phúc phát sanh khi tiến trình (thật sự) thấy và hiểu biết được tăng trưởng do nhờ sự thực hành Tứ Niệm Xứ, Satipatthàna, tức pháp Niệm Thân, được gọi là Piti–sambojjhanga, “Hỷ Giác Chi”.

⭕ 5. Tiến trình thân và tâm trở nên an tĩnh và vắng lặng khi những chao động tinh thần, những suy tư và nghĩ ngợi lắng đọng, được gọi là Passaddhi–sambojjhanga, “Khinh An Giác Chi”. Ðó là tâm sở (cetasika) nhẹ nhàng an tĩnh của thân và tâm (kàya–passaddhi, citta–passaddhi).

⭕ 6. Những yếu tố thuộc về Ðịnh được gọi là samàdh–indriya, samàdhi–bala, và sammà–samàdhi magganga (định căn, định lực, và chánh định) tất cả đều là samàdhi–sambojjhanga – Ðịnh Giác Chi: những yếu tố “Ðịnh của sự Giác Ngộ”.

Luân phiên thay đổi nhau Tạm Ðịnh, Cận Ðịnh và Toàn Ðịnh, hoặc tám tầng Thiền liên hợp với Thiền Vắng Lặng (samatha), Tâm Tịnh (citta–visuddhi) và tâm Ðịnh Hư Không (sunnatà–samàdhi) v.v… liên hợp với những Thanh Tịnh thuộc về Trí Tuệ, cũng được gọi samàdhi–sambojjhanga, “Ðịnh Giác Chi”.

Tâm Ðịnh nằm trong tuệ Minh Sát (vipassanà–nàna), hoặc tuệ giác của Ðạo và của Quả được gọi là Tâm Ðịnh Hư Không (sunnatà–samàdhi), tâm Ðịnh Vô Ðiều Kiện (animitta–samàdhi) và tâm Ðịnh Không Ham Muốn (appanihità–samàdhi).

⭕ 7. Khi thực hành với một đề mục hành thiền (kamma–tthàna) không đúng theo phương pháp hoặc không đúng theo hệ thống, cần phải xử dụng nhiều công phu vật chất và tinh thần. Nhưng khi đã hành đúng phương pháp và hệ thống ắt sẽ không cần phải nhiều tinh tấn như vậy. Tình trạng không còn phải cố gắng nhiều được gọi là tatramajjhattatà cetasika, tâm sở Xả. Và đó là upekkhà–sambojjhanga – “Xả Giác Chi”: yếu tố Xả của sự Giác Ngộ.

Khi có đầy đủ và đồng đều bảy sambodhi, đặc tánh cá biệt của sự Giác Ngộ, hành giả thọ hưởng trạng thái hoan hỷ thỏa thích và hạnh phúc của bậc sa–môn (samana – một nhà sư), trong Giáo Huấn của Ðức Phật –– loại hạnh phúc và hoan hỷ thỏa thích mà không có bất luận lạc thú trần gian nào có thể sánh.

Do đó kinh Dhammapada, Pháp Cú, có lời dạy:

“Vị tỳ khưu đã rút vào nơi ẩn trú đơn độc và đã lắng tâm an tĩnh, kinh nghiệm hỷ lạc siêu trần vì đã chứng ngộ Giáo Pháp (Dhamma).”

“Mỗi khi suy niệm về tình trạng sanh–diệt của các Uẩn (khandhà) vị ấy kinh nghiệm hỷ lạc và hạnh phúc. Ðối với ‘những ai hiểu biết’, (suy niệm ấy) là trạng thái Bất Diệt.” (câu 373 và 374)

Nguồn trích dẫn37 PHẨM TRỢ ĐẠO – LEDI SAYADAW

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 20 tháng 4, 2019