Nhân sanh trí tuệ rộng lớn và thiểu trí

Nhân sanh trí tuệ rộng lớn và thiểu trí

Đây là trả lời của Đức Phật cho câu hỏi của Thanh niên Subha, tại sao có người trí tuệ rộng lớn, có người lại thiểu trí.

Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā upasaṅkamitvā na paripucchitā hoti: Này Thanh niên, trên thế gian này, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, không hỏi:

‘kiṁ, bhante, kusalaṁ, kiṁ akusalaṁ: Thưa Ngài, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện?’

kiṁ sāvajjaṁ, kiṁ anavajjaṁ; Thế nào là phạm tội? Thế nào là vô tội?

kiṁ sevitabbaṁ, kiṁ na sevitabbaṁ; Điều gì cần phải thực hành? Điều gì không cần phải thực hành?

kiṁ me karīyamānaṁ dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya hoti, kiṁ vā pana me karīyamānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya hotī’ti? Điều gì, nếu làm, sẽ dẫn tôi tới sự bất lợi và đau khổ lâu dài? Hay tôi nên làm gì để có được lợi ích và an lạc lâu dài?’

Một số người không biết cách tiếp cận với người có kinh nghiệm và trí tuệ, để xin lời khuyên về những vấn đề mà họ không thể hiểu. Tục ngữ Miến–Điện có câu: “Hỏi những điều chưa biết, và làm trong sạch những điều ô nhiễm,” người ta nên tìm hiểu và hỏi những điều mình chưa biết. Tuy nhiên, một số người lại tự mãn, không chịu tìm hiểu, và do đó, họ trở nên thiếu hiểu biết. Không chịu tìm hiểu những điều chưa biết là sự lơ là bổn phận của mình.

Trong các vấn đề liên quan đến công việc làm ăn, người ta cũng nên hỏi về những điều mình chưa biết. Nếu cần phải đào tạo, họ cần phải trải qua quá trình đào tạo và nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ khi đó, họ mới có thể thành công trong sự nghiệp của mình. Cũng vậy, đối với giáo Pháp, người ta cũng nên học hỏi và tầm cầu sự hiểu biết mà mình còn khiếm khuyết. Do đó, điều cần thiết là phải hỏi, điều gì là thiện và điều gì là bất thiện, v.v… Tuy nhiên, người không theo đuổi trí tuệ sẽ vẫn vô tư và hờ hững. Nếu người ta không chịu tìm hiểu thông tin, tìm kiếm kiến thức, họ sẽ trở thành người thiếu trí, và có khả năng làm những điều bất thiện. Do thiếu trí, người ấy tạo ác nghiệp, không thực hành pháp nên đưa tới sự tái sanh trong đọa xứ hoặc địa ngục sau khi chết. Nếu được tái sanh làm người, do không có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong Pháp, họ sẽ tái sanh làm người không có giới đức. Điều này được giảng dạy như vầy:

“Duppaññasaṁvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṁ—samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā upasaṅkamitvā na paripucchitā hoti.”

“Này thanh niên, con đường đưa đến thiểu trí là — sau khi đi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, không hỏi.”

Nếu những điều chưa biết được tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát, thì người ta có thể thu thập được kiến thức. Có hiểu biết, có trí tuệ, thì người ta sẽ không làm những điều bất thiện. Người thận trọng, có hiểu biết, họ chỉ làm những điều thiện. Vì có được chánh trí, nên người ta sẽ không làm điều bất thiện, nhờ vậy, họ có cơ hội tái sanh lên thiên giới. Nếu tái sanh làm người, người đó là người có trí tuệ rộng lớn. Lời dạy được tóm tắt như vầy:

“Mahāpaññasaṁvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṁ—samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā upasaṅkamitvā paripucchitā hoti.”

“Này thanh niên, con đường đưa đến trí tuệ rộng lớn là — sau khi đến Sa–môn hay Bà–la–môn, có hỏi.”

Kết hợp câu này với câu trước, ta có câu kệ như vầy:

“Không hỏi, nhân thiểu trí;

Đại trí do có hỏi.”

Điều đó có nghĩa là nếu tầm cầu, học hỏi, người ta sẽ trở thành một người có đại trí tuệ. Những câu hỏi cần phải hỏi, đó là “Thế nào là thiện, thế nào là bất thiện?”, v.v…

Thiện là thiện pháp, nó không có gì để quở trách. Vì thiện pháp là điều đáng tin cậy, cần phải làm, và trong khi làm điều thiện, nó sẽ mang tới lợi ích, hạnh phúc trong kiếp tại lẫn vô số kiếp vị lai.

Bất thiện là ác pháp, nó bao gồm những việc làm phạm tội bắt nguồn từ tham ái, sân hận, và si mê. Nó mang tới quả bất thiện, và là pháp không đáng để nương nhờ. Nếu làm những việc bất thiện, nó sẽ kéo người ta xuống đọa xứ hay địa ngục. Hơn nữa, nó còn cho quả khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là thiện và đâu là bất thiện. Những thiện tín đang lắng nghe pháp chắc hẳn có trí tuệ và hiểu biết trong pháp.

Mahāsi Sayādaw

Brahmavihāra Dhamma.

Dhana Pālaka soạn dịch

Image Omstyle

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 31/3/2025