Nhãn và trí được phát triển như thế nào khi thực hành trung đạo tức bát thánh đạo?
NHÃN VÀ TRÍ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO KHI THỰC HÀNH TRUNG ĐẠO TỨC BÁT THÁNH ĐẠO?
–––––––––––––––
Bất kỳ ai thực hành Trung Đạo hay Bát Thánh Đạo, con mắt (tuệ nhãn) được tạo ra, trí được tạo ra trong người ấy.
Ở đây nhãn và trí có cùng một ý nghĩa.
Pháp (Dhamma) được thấy rõ ràng như thể thấy bằng thị lực, vì vậy mà gọi là tác thành mắt.
Nhãn và trí không thể sanh khi đắm mê trong các dục lạc, hay khi hành khổ hạnh. Chúng chỉ sanh do hành theo Bát Thánh Đạo.
Sự phát triển của nhãn và trí rất quan trọng.
Trong giáo pháp của Đức Phật, thiền (minh sát tứ niệm xứ) được thực hành vì mục đích phát triển Bát Thánh Đạo này.
Khi Bát Thánh Đạo được tu tập, người hành thiền sẽ phân biệt được bản chất đích thực của danh và sắc một cách rõ ràng, như thể đang thấy bằng chính con mắt của mình vậy.
Sự sanh và diệt của danh và sắc cũng được quán đúng như chúng thực sự xảy ra.
Bản chất vô thường, khổ và vô ngã của mọi hiện tượng danh và sắc lúc này trở nên rất rõ, không phải thông qua đọc hay nghe người thầy giải thích, mà bằng trực giác người hành thiền tự mình kinh nghiệm điều đó.
Cuối cùng bản thể của Niết–bàn, đó là sự yên lặng của các thân hành và tâm hành, sự diệt của khổ trong vòng luân hồi sẽ được thấy rõ và chứng ngộ đầy đủ như kinh nghiệm của tự thân người hành thiền.
Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng xem sự tự chứng như vậy đã được đạt đến hay chưa.
NHÃN VÀ TRÍ TUẦN TỰ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
–––––––––––––––
Đối với một hành giả miệt mài trong thiền minh sát, nghĩa là vị ấy liên tục ghi nhận được Danh và Sắc vào lúc chúng sanh và diệt, sự xuất hiện của nhãn và trí sẽ rất rõ ràng và sinh động.
Lúc mới bắt đầu hành thiền, mặc dù hành giả cũng ghi nhận trạng thái phồng xẹp của bụng, ghi nhận ngồi, chạm, thấy, nghe mỗi khi hiện tượng xảy ra, song không có được trí đặc biệt nào, vì định lực của hành giả vẫn chưa vững chắc.
Sau thời gian chừng vài ngày, tâm trở nên vắng lặng và định lực tăng trưởng. Hầu như tâm không còn lang thang đến các dục trần khác. Nó giữ chặt trên đối tượng thiền đã chọn, đó là Danh và Sắc khi chúng khởi sanh. Vào lúc đó sự phân biệt giữa Sắc (rūpa), đối tượng của cái biết và Danh (nāma), năng lực tâm ghi nhận nó (sắc), trở nên rất rõ rệt.
Lúc mới bắt đầu tập thiền, hành giả khó có thể phân biệt được giữa hiện tượng phồng và xẹp của bụng và hành động ghi nhận hiện tượng ấy của tâm. Hành giả vẫn bị ấn tượng cho rằng những hiện tượng riêng rẽ này là một và giống như nhau.
Khi định lực gia tăng, sắc (rūpa), đối tượng của sự hay biết tự động trở nên khác với từng niệm ghi nhận, nghĩa là khác với nāma (danh) đang ghi nhận nó. Chúng xuất hiện riêng rẽ chứ không lẫn lộn.
Lúc đó trí sanh cho thấy rằng thân này chỉ do sắc (rūpa) và danh (nāma) tạo thành; không có một thực thể sống trong đó, chỉ hai yếu tố: đối tượng vật chất và tâm biết cùng hiện hữu.
Trí này xuất hiện không qua sự tưởng tượng, mà như thể nó hiện bày trong lòng bàn tay; vì vậy nó cũng được mô tả như con mắt (nhãn), nghĩa là như thấy bằng con mắt vậy.
Khi định lực tăng thêm sự hiểu biết sẽ phát sanh giúp hành giả nhận ra rằng
có cái thấy là vì có con mắt và cảnh sắc hay đối tượng được thấy;
có cái nghe là vì có tai và âm thanh,
có sự co (tay, chân…) vì có ước muốn co,
có duỗi vì có ước muốn duỗi,
có di chuyển vì có ước muốn di chuyển,
có thích là vì vô minh không hiểu biết về thực tại (không biết thực tại là gì),
có ái, thủ là vì có thích;
và ái thúc đẩy hành động (tạo nghiệp),
và nghiệp làm phát sanh quả lợi ích hay quả bất lợi.
Rồi khi định lực tăng trưởng thêm nữa, nó sẽ thấy một cách sống động rằng đối tượng của sự hay biết và hành động ghi nhận nó luôn luôn sanh và diệt, sanh và diệt, như thể (được thấy) dưới con mắt của hành giả vậy.
Như vậy người hành thiền sẽ tự mình biết rõ được rằng không có gì thường hằng cả, mọi sự mọi vật đều bất toại nguyện, khổ và rằng chỉ có những hiện tượng không kiểm soát được, không kiềm chế được, trôi chảy ngoài ra không có bất kỳ một cá nhân hay thực thể tôi nào.
Khi hành giả phát triển được đầy đủ trí hiểu biết về bản chất vô thường, khổ và vô ngã của các pháp, hành giả sẽ chứng ngộ Niết Bàn, sự diệt của tất cả các hành (saṇkhāras) danh và sắc, tất cả khổ, bằng Thánh Đạo Trí (Ariya Magga Ñāṇa), tạo thành thượng nhãn và thượng trí.
Như vậy, nếu người hành thiền cứ luôn luôn ghi nhận danh và sắc khi chúng sanh khởi hợp với tinh thần Kinh Niệm Xứ, họ trở nên tự tin rằng Bát Thánh Đạo đúng thời sẽ tạo ra nhãn và trí như đã tuyên bố trong bài kinh.
Điều rõ ràng là một kinh nghiệm trực tiếp của tự thân như vậy về sự thực (vô thường, khổ, vô ngã) tạo thành thắng trí (tri kiến thù thắng) không thể có được chỉ bằng cách học hỏi Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và tư duy trên nội dung của nó.
Thắng trí cũng sẽ không sanh do suy quán trên kinh điển đơn thuần.
Tới một lúc nào đó, sự quán tưởng bị quên lãng, thậm chí kinh điển cũng sẽ biến mất khỏi ký ức, bởi vì nó chỉ là kiến thức bề mặt có được do sự luyện tập của trí năng, chứ không phải do tự chứng.
TRÍ THÂM SÂU HƠN NHỜ THỰC HÀNH
–––––––––––––––
Nếu Đạo được thực hành để có được kinh nghiệm trực tiếp của tự thân, thì thông thường trí được thâm sâu thêm khi thời gian qua đi.
Có lần Tôn–giả Ānandā đến thăm trú xứ của các vị Tỳ–kheo Ni, tại đó các vị ni đã thuật lại cho Tôn–giả biết rằng họ luôn trú trong việc thực hành Tứ Niệm Xứ và rằng trí về Pháp của họ được thâm sâu hơn khi thời gian qua đi.
Tôn–giả Ānandā đồng ý và nói, “Điều này thường thường là vậy.”
Sau đó, khi Tôn–giả Ānandā trình bày lại sự việc với Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn nói, “Thực sự là vậy, này Ānandā, nếu bất kỳ vị Tỳ–kheo hay Tỳ–kheo Ni nào trú trong việc thực hành Tứ Niệm Xứ, thì có thể tin chắc rằng họ sẽ càng ngày càng hiểu biết Tứ Thánh Đế thâm sâu hơn trước.”
GIẢI THÍCH CỦA CHÚ GIẢI
–––––––––––––––
Chú giải giải thích rằng trí trước có được liên quan đến sự phân biệt sắc Tứ Đại, trong khi trí nâng cao sau đó phát sanh từ sự phân biệt các sắc y đại sanh (upādā rūpa).
Tương tự, trí về tất cả Sắc (rūpa) được theo sau bởi sự quán và phân biệt Danh (nāma).
Cũng vậy, trí về rūpa (sắc) và nāma (danh) được theo sau bởi sự phân biệt các nhân của chúng.
Trí về nhân, làm phát sanh Sắc và Danh, được theo sau bởi sự phân biệt ba đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã.
Như vậy trí sanh trước dẫn đến Thánh trí sanh sau.
Trong pháp hành Niệm Thân (Kāyānupassanā) theo Kinh
Sotāpanna (Sotāpanna Sutta), hành giả bắt đầu với việc ghi nhận các sắc trong tiến trình đi, đứng, nằm, ngồi, chuyển động co, duỗi….
Điều này có nghĩa là ghi nhận các đặc tính: đẩy, duỗi, và chuyển động…của phong đại (Vāyo).
Chỉ sau khi hiểu rõ tính chất của của các đại chủng (tứ đại), hành giả mới có thể phân biệt được những hoạt động của sắc y đại sanh như mắt, cảnh sắc, tai, tiếng,…bằng cách ghi nhận: thấy, nghe…
Sau khi đã thành thạo tính chất của tất cả sắc, sự chú ý lúc đó mới chuyển sang sự sanh của tâm và các tâm hành.
Theo cách này, thắng trí sẽ xuất hiện theo trình tự từng bước một.
BẮT ĐẦU TỪ BẤT KỲ BƯỚC NÀO THEO NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CỦA
KINH
–––––––––––––––
Sau khi đã học và biết được những định nghĩa và mô tả về Sắc, Danh,…từ Abhidhamma (Vi–diệu–pháp), hành giả có thể bắt đầu từ sắc y đại sanh (upāda) thay vì từ những sắc căn bản (tứ đại)?
Hành giả cũng có thể bắt đầu với Danh trước khi quán Sắc?
Hay bỏ qua một bên Danh và Sắc, hành giả có thể bắt đầu suy xét các Nhân và Quả theo Pháp Duyên
Sanh hay quán hiện tượng sanh và diệt; hay quán các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã?
Có số người nói rằng bắt đầu với trí phân biệt danh và sắc (nāmarūpapariccheda ñaṇa) là một tiến trình tu chậm (tiệm tu).
Sẽ là nhanh hơn nếu bắt đầu với việc chánh niệm trên sự sanh và diệt liên tục của Danh và Sắc (udayabbhaya ñaṇa–trí quán sự sanh và diệt), và sự diệt của Danh Sắc (bhanga ñaṇa – trí quán sự diệt).
Thậm chí họ còn nói họ thích pháp môn tu nhanh hơn.
Nhưng học hỏi Danh và Sắc với những định nghĩa và mô tả về chúng từ kinh điển rồi bắt đầu quán chúng, khởi sự từ bất cứ chỗ nào người ta thích, sẽ không làm phát sanh Tuệ minh sát đích thực.
Vì vậy, sự sanh khởi của trí sau thù thắng hơn trí trước, hợp theo Lời Dạy của Đức Phật, không thể kinh nghiệm bằng cách này.
Cũng giống như một học nhân cố gắng gia tăng khả năng nhớ những bài mà mình đã học bằng cách đọc đi đọc lại như một con vẹt như thế nào, thì ở đây người thực hành như thế cũng sẽ chỉ giúp họ nhớ được những định nghĩa và mô tả về Danh và Sắc mà thôi.
Sẽ không có tuệ giác đặc biệt nào phát sanh từ sự thực hành như vậy.
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ở một trung tâm thiền nổi tiếng nọ, người ta đã cố gắng đi qua các giai đoạn minh sát trí khác nhau, chỉ bằng cách hành theo từng giai đoạn như họ đã học từ kinh điển.
Sau khi đạt đến giai đoạn Hành Xả Trí (saṅkhārupekkha–ñāṇa), một loại trí có được do suy quán trên các hành của hiện hữu, đã gặp phải khó khăn khi họ đến các giai đoạn Thuận Thứ (Anuloma), Chuyển Tộc (Gotrabhū), và Thánh Đạo (Magga Ñāṇa) Thánh Quả Trí (Phala Ñāṇa).
Vì thế họ phải quay trở lại từ đầu. Đây là một trường hợp cho thấy rằng không thể đắc chứng cácTuệ Minh Sát theo con đường tắt.
Nhờ hành thiền hợp theo Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta) và tu tập đúng Trung Đạo hay Bát Thánh Đạo, người ta chắc chắn sẽ kinh nghiệm được thắng trí mỗi lần mỗi cao hơn mỗi trí trước như Kinh Chuyển Pháp Luân nói: Nhãn sanh, trí sanh.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB