Như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?

NHƯ THẾ NÀO LÀ MANG LẤY GÁNH NẶNG NGŨ UẨN?

–––––––––––––––

Thân năm uẩn này là một gánh nặng.

Phục vụ nó tức là đang mang lấy gánh nặng.

Khi chúng ta cho thân này ăn, cho thân này mặc là chúng ta đang mang lấy gánh nặng.

Điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta là đầy tớ của SẮC UẨN (RŪPAKKHANDHĀ).

Sau khi cho thân này ăn và mặc rồi chúng ta còn phải mong cho nó được khỏe mạnh và an vui cả về thể xác lẫn tinh thần nữa.

Đây là cách chúng ta phục vụ cho THỌ UẨN (VEDANAKKHANDHĀ).

Lại nữa chúng ta cũng phải làm sao để thân này được nếm trải những sắc đẹp, tiếng hay. Điều này liên quan đến thức (viññāṇa).

Do đó chúng ta đang phục vụ cho THỨC UẨN (VIÑÑĀṆAKKHANDHĀ).

Ba gánh nặng này rất rõ ràng và ai cũng có thể nhận ra trong cuộc đời mình.

❶ SẮC UẨN nói: “Hãy nuôi tôi cho kỹ đấy. Hãy cho tôi những thứ mà tôi thích ăn; nếu không tôi sẽ tự làm cho mình ốm yếu đi cho mà xem.” Hoặc tệ hơn, “Tôi sẽ tự làm cho mình chết đi cho mà xem!”

Lúc đó chúng ta sẽ phải cố gắng để làm vừa lòng nó.

❷ THỌ UẨN cũng nói: “Hãy cho tôi những cảm giác thú vị; nếu không, tôi sẽ tự làm cho mình đau đớn, buồn rầu cho mà xem. Hoặc tệ hơn, “Tôi sẽ làm cho mình chết đi cho mà xem!”

Lúc đó chúng ta sẽ phải tìm kiếm những cảm thọ lạc để phục vụ cho những nhu cầu của nó.

❸ THỨC UẨN cũng sẽ nói: “Hãy cho tôi những cảnh đẹp. Hãy cho tôi những tiếng hay. Tôi muốn những đối tượng khả ái. Hãy đi tìm chúng cho tôi; nếu không tôi sẽ tự làm cho mình buồn khổ và ghê sợ cho mà xem. Và cuối cùng tôi sẽ chết cho mà xem!”

Lúc đó chúng ta sẽ phải tuân theo lệnh của nó.

Dường như rằng cả ba Uẩn này đe dọa chúng ta suốt cả đời. Vì thế chúng ta không thể không chiều theo những đòi hỏi của chúng; và sự phục tùng này là một gánh nặng lớn đối với chúng ta.

❹ SAṆKHĀRAKKHANDHĀ HAY HÀNH UẨN là một gánh nặng khác.

Cuộc sống luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những nhu cầu và những ước muốn hàng ngày của chúng ta và chính vì sự thỏa mãn này mà chúng ta phải năng động.

Nói chung chúng ta phải làm việc suốt cả đời. Chu kỳ hoạt động này của con người nhận được sự khích lệ của ý chí và được thúc đẩy bởi tham ái.

Các hành đưa ra những đòi hỏi mang tính đe dọa trên chúng ta mỗi ngày, điều này chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, nếu chúng không được thỏa mãn, rắc rối và thậm chí chết, sẽ xảy ra.

Khi những ước muốn của con người không được thỏa mãn họ sẽ dùng tới tội ác.

Gánh nặng của các Hành đặt trên chúng ta thật là nặng nề thay!

Chính vì không thể mang nổi cái gánh nặng này trên đôi vai mà chúng ta đã tự phá hoại đạo đức để phạm vào những tội lỗi mang lại sự hổ thẹn cho chúng ta.

Chúng ta phạm vào những tội ác phần lớn là vì chúng ta không mang nổi cái gánh nặng Hành Uẩn này.

Khi kẻ phạm tội chết họ có thể bị đọa vào địa ngục hoặc tái sanh làm ngạ quỷ, súc sanh.

Thậm chí nếu họ tái sanh lại làm người, những ác nghiệp ấy vẫn sẽ bám sát theo họ để trừng phạt khi có cơ hội.

Họ có thể bị đoản thọ; có thể bị bức bách bởi bịnh hoạn suốt đời; họ có thể phải đối diện với cảnh nghèo đói, không bạn bè thân thích; họ có thể phải luôn luôn sống trong sự nguy hiểm hay phiền muộn, rắc rối vây quanh.

❺ SAÑÑĀKKHANDHĀ, TƯỞNG UẨN, cũng là một gánh nặng.

Chính nhờ tưởng mà bạn có thể luyện tập khả năng nhớ của mình để lưu lại kiến thức và trí tuệ giúp bạn có thể phân biệt được tốt với xấu và loại trừ khỏi tâm những điều bất thiện do những đối tượng giác quan không vừa lòng tạo ra.

Nếu những đòi hỏi của tâm cho những trần cảnh khả ý không được thỏa mãn, nó sẽ chỉ chọn cái ác chứ không làm điều gì tốt cho ai cả.

Những hối tiếc và lo âu phát sanh do chúng ta không thể gánh vác nổi cái gánh nặng tưởng uẩn này.

>>> Vì những lý do kể trên Đức Phật tuyên bố năm thủ uẩn (upādānakkhandhā) là một gánh nặng.

Chúng ta mang gánh nặng ngũ uẩn này không chỉ một lần, không phải chỉ một phút, không phải chỉ một giờ, không phải chỉ một ngày, không phải chỉ một năm, không phải chỉ một đời, không phải chỉ một chu kỳ thế gian, không phải chỉ một a–tăng–kỳ kiếp.

Chúng ta mang gánh nặng ngũ uẩn từ khởi thủy của vòng luân hồi. Vòng luân hồi thì không có khởi đầu. Nó là vô tận. Chúng ta không cách gì biết được khi nào nó sẽ chấm dứt.

Chung cuộc của vòng luân hồi chỉ có thể đạt đến bằng sự diệt tận các phiền não trong tâm, khi chúng ta đắc A–la–hán thánh đạo. Ngay cả các bậc Thánh A–la–hán, khi chưa Vô Dư Niết bàn, vẫn phải chịu đựng cái gánh nặng này.

Do đó, các vị A–la–hán thường quán như vầy: “Ta sẽ còn mang cái gánh nặng năm uẩn khổ này trong bao lâu nữa đây?” (Kīva ciraṃ nukkho ayaṁ dukkha bhāro vahitabbo?)

Ngay cả các vị A–la–hán cũng phải chăm lo cho sự an nguy của các uẩn.

Để cho nó ăn các vị phải đi khất thực hàng ngày.

Để cho nó sạch các vị phải tắm.

Để làm sạch sẽ bên trong các vị phải bài tiết.

Hàng ngày các vị cũng phải thay đổi bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi để giữ gìn sức khỏe.

Các vị cũng phải ngủ đều đặn để phục hồi sức lực.

Đó là những gánh nặng đè nặng trên các ngài khi còn mang tấm thân ngũ uẩn.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.

FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

(1) bốn chấp thủ, FB

(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB

(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB

(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB

(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB

⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB

⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB

(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB

(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB

(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

Chế định và chân đế (phần 1), FB

Chế định và chân đế (phần 2), FB

(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB

⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB

Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB

Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB

Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB

Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB

Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 29/7/2024