Những bài học rút ra từ Kinh gánh nặng – Bhāra sutta
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH GÁNH NẶNG – BHĀRA SUTTA
–––––––––––––––
Đến đây bài giảng về Kinh Gánh Nặng (Bhāra Sutta) đã hoàn tất, chỉ còn phần kết luận.
Chúng ta thấy rằng năm uẩn, được chúng ta xem như một con người, là một gánh nặng lớn và chúng ta phải đeo mang cái gánh nặng năm uẩn này trong suốt vòng luân hồi.
Theo giáo lý Tứ Thánh Đế thì gánh nặng này biểu thị Khổ Đế (dukkha sacca). Chúng ta cũng nhận ra rằng bao lâu chúng ta còn thấy thích thú trong các trần cảnh, như sắc, thinh, hương,… chừng đó chúng ta vẫn còn đang chấp nhận mang gánh nặng mà vốn tự nó là Khổ (dukkha).
Sở dĩ chúng ta thấy thích thú trong những trần cảnh ấy là vì chúng ta đã không ghi nhận với chánh niệm để biết rõ bản chất thực của chúng.
Càng không hiểu biết về bản chất thực của chúng, tham ái của chúng ta đối với các trần cảnh sẽ càng mãnh liệt. Tham ái, vốn chấp nhận gánh nặng, là nhân sanh ra mọi phiền não.
Điều này đưa chúng ta đến chỗ tin chắc rằng tham ái biểu thị cho Khổ Tập Thánh Đế hay Nhân Sanh của Khổ (samudaya saccā).
Chúng ta cũng nhận ra rằng diệt tham ái có nghĩa là đặt xuống gánh nặng, và điều này chỉ ra Diệt Đế (nirodha saccā), tức thánh đế về sự diệt khổ. Si mê khiến chúng ta hiểu lầm bản chất thực của các hiện tượng thấy, nghe, … do chúng ta không nhận thức rõ trong tiến trình ghi nhận sự sanh diệt của chúng với chánh niệm. Chính điều này làm phát sanh tham ái.
Vì thế bất cứ khi nào chúng ta cố gắng loại trừ tham ái, si mê cũng phải được loại trừ.
Và chúng ta cũng biết rằng, khi si mê bị diệt trừ, minh hay trí tuệ sẽ sanh.
Khi trí tuệ sanh có nghĩa là chúng ta đã đạt đến giai đoạn diệt đế (nirodha saccā) và khi chúng ta hành thiền thêm nữa trên các hiện tượng thấy, nghe, … minh sát trí của chúng ta sẽ phát triển và chúng ta sẽ chứng đắc bốn thánh đạo (ariyamagga) và chứng ngộ đạo đế (magga saccā), tức thánh đế về con đường đưa đến sự diệt khổ.
Còn nếu chúng ta thích thú trong các trần cảnh như sắc đẹp và tiếng hay, … tham ái sẽ phát triển trong chúng ta, và sự phát triển này có nghĩa là chúng ta đang chấp nhận mang gánh nặng.
Chúng ta cũng đã hiểu, tham ái có mặt là do chúng ta không nhận ra bản chất thực của các hiện tượng danh – sắc.
Chính do sự si mê này mà chúng ta chấp nhận gánh nặng. Do đó, tham ái là nhân căn để của mọi phiền não, hay nói khác hơn tham ái là nhân sanh khổ.
Nếu tham ái bị đẩy lui, chúng ta sẽ giải thoát khỏi khổ; và điều này có nghĩa rằng chúng ta đã đạt đến thánh đế về sự diệt khổ.
Si mê là khởi nguồn của tham ái. Vì thế nó cũng phải được loại trừ. Si mê sanh khi chúng ta không chánh niệm về các đối tượng giác quan.
Nếu chúng ta ghi nhận được sự sanh và diệt của các hiện tượng trong lúc chúng ta hành thiền, trí tuệ sẽ phát triển.
Với ánh sáng của trí tuệ si mê sẽ biến mất, cũng giống như bóng tối bị đẩy lui khi ánh sáng xuất hiện vậy.
Không có trí tuệ, tham ái đối với gánh nặng năm uẩn sẽ sanh và do tham ái chúng ta mong muốn được ‘trở thành’ hay hiện hữu trở lại để tiếp tục mang nó.
Khi chúng ta phát triển được thói quen ghi nhận các trần cảnh, thiền minh sát của chúng ta cũng sẽ được phát triển và tứ thánh đạo sẽ được đạt đến.
Về tứ thánh đạo (ariya magga), nếu chúng ta đã đạt đến nhập lưu đạo, chúng ta chỉ còn bảy kiếp chịu khổ trong vòng luân hồi, sau bảy kiếp tái sanh các uẩn sẽ chấm dứt. Có thể nói nhập lưu đạo đã làm cho gánh nặng vơi nhẹ đi một mức độ nào đó.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thực hành thiền minh sát để làm cho gánh nặng nhẹ thêm nữa, vì chắn chắn chúng ta phải thực hành, để có thể đạt đến nhất lai thánh đạo (sakadāgāmi magga) khi mà gánh nặng của năm uẩn này sẽ được đặt xuống sau hai kiếp tái sanh.
Khi chúng ta tự hoàn thiện mình hợp theo các Ba–la–mật đã tạo chúng ta sẽ đạt đến giai đoạn Bất lai Đạo (anāgāmi magga) khi tất cả gánh nặng có thể được bỏ qua một bên sau kiếp hiện hữu trong cõi Sắc Giới hay Vô Sắc Giới.
Lúc đó toàn bộ gánh nặng của năm uẩn, biểu thị cho Khổ Đế, sẽ chấm dứt và sự bình yên tối thượng sẽ ngự trị vĩnh hằng.
Ở đây chúng ta có thể nhớ lại lời Đức Phật nói với hàm ý rằng một khi tham ái bị bứng gốc không dục vọng nào còn sanh khởi và sự bình yên của niết bàn đã được thiết lập.
Nếu chúng ta thực sự muốn đặt xuống gánh nặng và thiết lập sự bình yên nơi đây mọi khổ đau đều chấm dứt, chúng ta phải thực hành những gì Đức Phật đã dạy.
Để kết luận lại, có thể tóm tắt những gì từ trước đến đây tôi trình bày như thế này:
– Thế nào là gánh nặng?
Năm uẩn là gánh nặng.
– Ai mang gánh nặng?
Người, do năm uẩn tạo thành, mang gánh nặng.
– Ai chấp nhận gánh nặng?
Taṅhā, hay tham ái, chấp nhận gánh nặng.
– Quăng gánh nặng xuống bằng cách nào?
Đoạn tận tham ái là quăng xuống gánh nặng.
>>> Nặng nề thay là gánh nặng của năm uẩn.
Người mang gánh nặng được biết đến bằng tên này hay tên kia (theo chế định pháp).
Sự chấp nhận gánh nặng là khổ và quăng bỏ gánh nặng sẽ đưa đến an vui.
Khi tham ái được bứng gốc ngay tại nền móng (si mê) của nó, không ước muốn nào còn sanh khởi. Gánh nặng cũ đã được đặt xuống, không gánh nặng mới nào được áp đặt thêm.
Lúc đó bạn nhập vào Niết–bàn, cảnh giới bình yên vĩnh hằng.
Cầu mong cho những ai được nghe hay đọc bài kinh Gánh Nặng này sẽ sớm nhận ra rằng:
🔹 năm uẩn sanh diệt không ngừng trong tự thân là gánh nặng lớn đối với mình;
🔹tham ái đối với các trần cảnh sắc, thinh, hương,… có nghĩa là sự chấp nhận gánh nặng của ngũ uẩn mới, đã sanh khởi; đây chính là nhân của mọi khổ đau;
🔹 sự quăng bỏ gánh nặng sẽ dẫn đến bình yên vĩnh hằng; và
🔹 sự bình yên đó chỉ có thể được thành tựu bằng việc thực hành thiền minh sát.
Cuối cùng, tôi thành tâm cầu nguyện các bạn sớm đạt đến Niết–bàn, nhờ chánh trí minh sát và Đạo trí mà các bạn đã thành tựu.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB