Oan gia hội, ái biệt ly, cầu bất đắc: những nỗi khổ được mô tả trong khổ thánh đế, chân lý đầu tiên của tứ thánh đế

OAN GIA HỘI, ÁI BIỆT LY, CẦU BẤT ĐẮC: NHỮNG NỖI KHỔ ĐƯỢC MÔ TẢ TRONG KHỔ THÁNH ĐẾ, CHÂN LÝ ĐẦU TIÊN CỦA TỨ THÁNH ĐẾ

–––––––––––––––

[Trong những bài trước đã mô tả nỗi khổ trong Khổ thánh đế như: ① Sinh là khổ, ② Già là khổ, ③ Chết là khổ, ④ Sầu là khổ, ⑤ Bi là khổ, ⑥ Khổ thân là khổ, ⑦ Ưu là khổ, ⑧ Não là khổ. Tiếp theo đây là mô tả về ⑨ Oan gia hội, ⑩ Ái biệt ly, ⑪ Cầu bất đắc.]

⑨ OAN GIA HỘI LÀ KHỔ

–––––––––––––––

Oan gia hội là gặp những người và các hành (saṅkhāra) không vừa ý.

Tất nhiên tự thân sự gặp gỡ như vậy không phải là cái khổ không thể chịu đựng được nhưng khi bạn gặp những người hay vật không vừa ý, không đáng ưa, thì sự phản ứng bắt đầu ngay lập tức dưới hình thức của sự xáo trộn tâm và vật lý.

Vì nó tác hành như một nhân của khổ thân và khổ tâm, nên Oan gia hội (gần người hay vật không vừa ý) được Đức Phật định rõ là cái khổ đáng sợ.

Thế gian nói chung đều nhận ra những cuộc tương hội như vậy là khổ.

Một số người sợ cái khổ này đến mức còn cầu nguyện không bị nỗi bất hạnh phải gặp những người hay vật không ưa trong kiếp lai sanh.

Thế nhưng, trong cái thế gian mà ở đây dễ ưa và khó ưa, dễ thương và đáng ghét cùng hiện hữu, con người phải đối diện với cả hai tuỳ theo hoàn cảnh.

Ước nguyện của một người chỉ có thể thành tựu phần nào nhờ ít có cơ hội đối diện với người hay vật khó ưa mà thôi.

Điều quan trọng là phải cố gắng đối diện với những tình huống khó ưa ấy với thái độ đúng đắn. Hành động tốt nhất là trở lại với việc thực hành Tứ Niệm Xứ, đó là, ghi nhận không ngừng để cho tiến trình tâm dừng ở giai đoạn chỉ có ‘nghe’, ‘thấy’…mà thôi. Khi cảm giác những cảm thọ khó chịu (khổ) ở thân, khổ tâm phải được ngăn chặn bằng cách ghi nhận liên tục ‘xúc chạm’, ‘biết’, ‘đau’…

⑩ ÁI BIỆT LY LÀ KHỔ

–––––––––––––––

Ái biệt ly là chia lìa, hay tách rời những người và các hành (saṅkhāra) vừa ý.

Một sự chia lìa như vậy tự nó không phải là một cảm thọ khổ. Tuy nhiên, khi sự biệt ly xảy ra, do chết hay trong khi vẫn còn đang sống, với những người mình yêu mến (vợ, chồng, con cái), hay khi xa lìa những sở hữu quý báu của mình, khổ tâm phát sanh ngay lập tức.

Thậm chí nó có thể phát triển thành sầu, bi, và não. Dưới những trường hợp như vậy người ta chắc chắn sẽ bị sầu ưu áp đảo.

Do nó thúc đẩy những loại khổ tâm đa dạng như vậy, Đức Thế Tôn đã gọi ái biệt ly là khổ.

Thế gian cũng nhận ra sự chia lìa này là khổ, một số người cũng nguyện được sống với những người mình yêu mến suốt kiếp luân hồi.

Tất nhiên, những ước nguyện như vậy chỉ có thể thành tựu khi có đủ những thiện nghiệp.

Gia đình của triệu phú Mendaka gồm người vợ, con trai và con dâu của ông ta cùng với người tớ gái, có lần, sau khi cúng dường vật thực đến một vị Phật Độc Giác, đã phát nguyện luôn luôn được sống cùng nhau trong những kiếp tương lai.

Do kết quả của thiện nghiệp này, ước nguyện của họ đã thành tựu và họ được sanh ra cùng nhau trong một gia đình vào thời Đức Phật của chúng ta.

Tuy nhiên loại ước nguyện có khuynh hướng thúc đẩy những trói buộc như vậy không thích hợp với những người có quyết tâm vững chắc muốn giải thoát hoàn toàn khỏi những khổ đau của vòng luân hồi.

⑪ CẦU BẤT ĐẮC LÀ KHỔ

–––––––––––––––

Đó là cái khổ do không được những gì mình muốn hay cái khổ phát sanh do ước muốn những vật không thể nào có được.

Không hành thiền và tu tập Bát Thánh Đạo, ước muốn có mặt, “Ôi ! ước gì ta không phải bị sanh, già, bệnh và chết. Ôi, ước gì ta không phải bị sầu, bi, khổ, ưu, não…” Tất nhiên, những điều này sẽ không xảy ra do đơn thuần ước muốn và chính không được những gì mình muốn này khiến cho người ta khổ tâm.

Do đó, Đức Phật đã mô tả những ước muốn như vậy là khổ.

Ở đây, đối tượng của lòng mong muốn không giới hạn cho Niết–Bàn, pháp duy nhất thoát khỏi sanh, già…, nhưng đối tượng mong muốn của một người cũng bao gồm những lợi đắc và của cải thế gian, hay nói chung những thứ vốn không thể có được bằng ước muốn đơn thuần. Không đạt được chúng thì ước muốn cũng là khổ.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 8/9/2024