Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ 2020
PAVĀRAṆĀ – LỄ TỰ TỨ 2020
Hôm nay 31/10/2020 là Ngày trăng tròn tháng Thadingyut – lịch cổ truyền Myanmar (Rằm tháng 9 Âm lịch Việt Nam), là ngày lễ Tự Tứ – Pavāraṇā để kết thúc kỳ đầu của kỳ an cư mùa mưa ba tháng hàng năm.
Ngày trăng tròn tháng này cũng chính là ngày của Lễ hội ánh sáng Thadingyut Light Festival tại Myanmar: là ngày hội thắp đèn, nến được tổ chức để đón mừng Đức Phật trở về từ thiên giới, nơi Ngài đã thuyết Vi diệu pháp Abdhidhamma tới vị thiên trước là phụ mẫu Maya của Ngài, cùng chư thiên khác suốt 3 tháng an cư mùa mưa. Lễ hội Ánh sáng – Thadingyut Light Festival cùng với Lễ hội Nước – Thingyan Water Festival đón mừng năm mới cổ truyền là hai Lễ hội quan trọng nhất trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của Myanmar.
Sau ngày lễ Pavāraṇā, trong vòng một tháng là dịp các Đại lễ cúng dường Y Kathina được tiến hành nhân dịp kết thúc kỳ an cư mùa mưa để chúc mừng cho các tỳ khưu đã có thêm một niên hạ tốt đẹp đời sống Phạm Hạnh trong Pháp và Luật được truyền dạy của Đấng Thế Tôn Đức Phật Như Lai.
Trong ngày lễ Pavāraṇā, chư Tỳ khưu thiền viện Ta – ma – nê – chô (Tharmanaykyaw) Mahagandayon, tại Yangon cũng như những chùa, tu viện, thiền viện khác theo truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada tại Myanmar – những vị đã trải qua kỳ an cư mùa mưa, sẽ hội tụ tại nhà Sima nơi trú xứ của mình để hành Tăng sự Pavarana – Lễ Tự tứ, tức lễ thỉnh mời các vị tỳ khưu đồng trú mở lòng bi mẵn phê bình nếu thấy, nghe hoặc nghi ngờ bất cứ điều gì liên quan tới giới hạnh của mình để có thể nhận ra và sửa chữa, sống hòa hợp, trở lại trong sạch, tôn vinh Luật do chính Đức Thế Tôn chế định [1]:
––––––––––––––––––––––––––––––
” Này các tỳ khưu, đối với các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ta cho phép thỉnh cầu (pavāraṇā) dựa trên ba tình huống là
① do đã được thấy, hoặc
② do đã được nghe, hoặc
③ do sự nghi ngờ.
Việc ấy sẽ giúp cho các ngươi
❶ có được sự hài hòa với nhau,
❷ có được sự thoát ra khỏi tội, và
❸ có được sự tôn vinh Luật.”
(Tạng Luật – Đại Phẩm)
––––––––––––––––––––––––––––––
10. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ấy điều này: – “Này các tỳ khưu, các ngươi có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi vã nhau đã sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực là như thế nào?”
11. – “Bạch ngài, trường hợp chúng con gồm nhiều vị tỳ khưu là bạn bè đồng quan điểm, thân thiết, đã vào mùa (an cư) mưa tại trú xứ nọ ở trong xứ Kosala. Bạch ngài, chúng con đây đã khởi ý điều này: ‘Chúng ta có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi vã nhau, vậy bằng phương thức nào có thể sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?’
…
13. Bạch ngài, sau đó chúng con đã không nói với nhau và cũng không chuyện trò.
Vị nào đi khất thực từ làng trở về trước tiên vị ấy sắp xếp chỗ ngồi, chuẩn bị nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, rửa chậu đựng đồ thừa rồi đem lại, cung ứng nước uống nước rửa.
Vị nào đi khất thực từ làng trở về sau cùng, nếu vật thực được ăn còn thừa lại, nếu muốn thì vị ấy ăn; nếu không muốn có thể đem quăng bỏ ở nơi không có cỏ xanh hoặc đổ xuống ở nước không có sinh vật.
Vị ấy xếp chỗ ngồi lại, dọn dẹp nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, rửa chậu đựng đồ thừa rồi cất đi, dọn dẹp nước uống nước rửa, và quét nhà ăn.
Vị nào thấy lu nước uống, hoặc lu nước rửa, hoặc lu nước nhà vệ sinh hết nước, trống trơn, vị ấy đem (nước) lại. Nếu không làm nổi, vị ấy ra hiệu bằng tay mời vị thứ hai và đem (nước) lại với dấu hiệu bằng tay, nhưng không vì lý do đó mà phát ra lời nói.
Bạch ngài, chúng con có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi vã nhau đã sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực là như thế.”
14. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:
– “Này các tỳ khưu, thật ra những kẻ rồ dại này trong khi đã sống một cách không thoải mái lại bảo rằng: ‘Chúng con đã sống một cách thoải mái.’
Này các tỳ khưu, thật ra những kẻ rồ dại này trong khi đã sống với lối sống chung của loài thú lại bảo rằng: ‘Chúng con đã sống một cách thoải mái.’
Này các tỳ khưu, thật ra những kẻ rồ dại này trong khi đã sống với lối sống chung của loài cừu lại bảo rằng: ‘Chúng con đã sống một cách thoải mái.’
Này các tỳ khưu, thật ra những kẻ rồ dại này trong khi đã sống với lối cộng trú của những kẻ lười biếng lại bảo rằng: ‘Chúng con đã sống một cách thoải mái.’
Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại này lại thọ trì lối thực hành của ngoại đạo là sự hành trì như kẻ câm.
Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)―
Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
– “Này các tỳ khưu, không nên thọ trì lối thực hành của ngoại đạo là sự hành trì như kẻ câm; vị nào thọ trì thì phạm tội dukkaṭa.
Này các tỳ khưu, đối với các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ta cho phép thỉnh cầu (pavāraṇā) dựa trên ba tình huống là
① do đã được thấy, hoặc
② do đã được nghe, hoặc
③ do sự nghi ngờ.
Việc ấy sẽ giúp cho các ngươi
❶ có được sự hài hòa với nhau,
❷ có được sự thoát ra khỏi tội, và
❸ có được sự tôn vinh Luật.
Và này các tỳ khưu, nên thỉnh cầu như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hôm nay là ngày lễ Pavāraṇā. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên tiến hành lễ Pavāraṇā.”
15. Vị tỳ khưu trưởng lão nên đắp thượng y một bên vai, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:
“Này các sư đệ, tôi xin thỉnh cầu hội chúng do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các đại đức hãy nói với tôi. Trong khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa.
Này các sư đệ, lần thứ nhì tôi xin thỉnh cầu hội chúng do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các đại đức hãy nói với tôi. Trong khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa.
Này các sư đệ, lần thứ ba tôi xin thỉnh cầu hội chúng do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các đại đức hãy nói với tôi. Trong khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa.”
16. Vị tỳ khưu mới tu nên đắp thượng y một bên vai, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:
“Bạch các ngài, tôi xin thỉnh cầu hội chúng do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các đại đức hãy nói với tôi. Trong khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa.
Bạch các ngài, lần thứ nhì tôi xin thỉnh cầu hội chúng ―(như trên)―
Bạch các ngài, lần thứ ba tôi xin thỉnh cầu hội chúng do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các đại đức hãy nói với tôi. Trong khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa.”
Bài viết liên quan
- Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ 2020, Web, FB
- Pavāraṇā – Lễ Tự Tứ (Lễ Mời Phê Bình), Web, FB
- Lễ Hội Ánh Sáng – Lighting Festival 2016, Web, FB
- Thadingyut Light Festival – Lễ Hội Ánh Sáng Thadingyut 2017, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB