Quán niệm ở mức cao hơn
QUÁN NIỆM Ở MỨC CAO HƠN
Trong khi chú tâm theo dõi chuyển động của thân, bạn không cần phải chú ý đến đối tượng thấy và nghe.
Khi bạn có khả năng chú tâm vào chuyển động phồng xẹp thì bạn cũng có khả năng chú tâm vào đối tượng nghe và thấy.
Tuy nhiên, khi chú ý nhìn một vật gì đó thì bạn đồng thời nhận rõ vài ba lần: thấy, sau đó phải trở về sự chuyển động của bụng.
Giả sử có một người nào đó đi vào trong tầm nhìn của bạn, bạn để ý thấy thì phải nhận rõ: thấy, đôi ba lần; rồi trở về với sự phồng xẹp.
Bạn có nghe tiếng nói không?
Bạn có lắng nghe không?
Nếu bạn nghe hay lắng nghe thì phải nhận rõ: nghe hay lắng nghe; sau đó trở về với sự phồng xẹp.
Giả sử bạn nghe những tiếng động lớn như tiếng chó sủa, nói chuyện to, tiếng hát bạn phải tức khắc nhận rõ hai ba lần: nghe, rồi trở về với phồng xẹp.
Nếu bạn quên không quán niệm khi đang phóng tâm vào sự nghe, điều này có thể khiến bạn suy tưởng hay chạy theo chúng mà quên chú ý đến sự phồng xẹp.
Lúc bấy giờ sự phồng xẹp sẽ trở nên yếu đi hay không phân biệt được rõ ràng.
Gặp những trường hợp bạn bị lôi cuốn bởi những phiền não chập chồng như thế, bạn hãy nhận rõ hai ba lần: suy tưởng, rồi trở về với sự phồng xẹp.
Nếu quên ghi nhận những chuyển động của thân, tay, chân… thì phải nhận rõ: quên, rồi trở về với sự chuyển động của bụng.
Bạn có thể cảm thấy lúc bấy giờ hơi thở sẽ chậm lại hay chuyển động phồng xẹp không rõ ràng.
Nếu điều đó xảy ra và lúc ấy bạn đang ngồi thì hãy chú tâm nhận rõ: ngồi, đụng.
Nếu lúc bấy giờ đang nằm hãy nhận rõ: nằm, đụng.
Khi nhận rõ: đụng, không phải bạn chỉ chú tâm vào một điểm của cơ thể đang tiếp xúc, mà phải chú tâm vào nhiều điểm kế nhau.
Có nhiều chỗ đụng; ít nhất sáu bảy chỗ bạn phải chú tâm đến.
Một trong những điểm đó là đùi, đầu gối, hai tay chạm nhau, hai chân đụng nhau, chớp mắt, lưỡi đụng miệng, môi chạm nhau.
Cho đến bây giờ bạn đã hành thiền được nhiều giờ rồi.
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy làm biếng khi nghĩ rằng mình chưa tiến bộ được bao nhiêu.
Đừng bỏ dở, hãy nhận rõ: làm biếng.
Trước khi thiền của bạn có sức mạnh để phát triển khả năng chuyên chú: định tâm và tuệ giác, bạn có thể nghi ngờ không biết hành thiền như thế này có đúng, có hữu ích không.
Gặp trường hợp này hãy nhận rõ: nghi ngờ.
Bạn có ao ước hay mong muốn đạt được thành quả tốt trong thiền định không?
Nếu bạn có tư tưởng như thế thì hãy nhận rõ: ao ước hay mong muốn.
Bạn có tư tưởng xét lại cách thức thực tập để bạn đạt được mức độ này không?
Nếu có, bạn hãy nhận rõ: xét lại.
Có trường hợp bạn xem xét đối tượng thiền và phân vân không biết đó là tâm hay vật chất không?
Nếu có, bạn hãy nhận rõ: xem xét.
Có khi nào bạn tiếc nuối vì không đạt được sự tiến bộ nào không?
Nếu có bạn hãy chú tâm nhận rõ cảm giác: tiếc nuối.
Ngược lại, bạn có cảm thấy sung sướng khi mức độ thiền định của bạn tiến triển hay không?
Nếu có, bạn hãy nhận rõ: sung sướng. Đấy là cách thức bạn nhận rõ mỗi một trạng thái của tâm hồn, nếu không có những tư tưởng hay quan niệm được nhận rõ thì bạn trở về với sự phồng xẹp.
Trong một khoá hành thiền tích cực thì thời gian hành thiền bắt đầu từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ.
Bạn cần nhớ phải luôn luôn thực hành hoặc bài tập căn bản, hoặc là thực hành sự chú tâm liên tục suốt ngày cho đến đêm, nếu như bạn chưa buồn ngủ.
Chẳng nên dừng nghỉ phút nào.
Khi thiền định của bạn đạt được một mức độ tiến bộ cao thì bạn không còn cảm giác buồn ngủ mặc dù bạn phải hành thiền rất nhiều giờ; lúc bấy giờ bạn có thể tiếp tục hành thiền cả ngày lẫn đêm.
Tóm lại trong thời gian hành thiền, bạn phải chú tâm quán niệm đến sự chuyển động của cơ thể, dù đó là những chuyển động lớn hay nhỏ; đến mỗi một cảm giác, dầu cảm giác ấy dễ chiu hay khó chịu, đến tất cả những trạng thái của tâm, dù là trạng thái tốt hay xấu.
Trong suốt thời gian hành thiền nếu không có những biến đổi gì đặc biệt xảy ra khiến bạn phải chú ý, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng.
Nếu bạn đi làm một việc gì đó, chẳng hạn, đi uống nước, bạn hãy chú tâm đến những động tác cần thiết của sự đi; bạn phải chú tâm tỉnh thức nhận rõ từng bước đi một: đi…đi… Lúc đến nơi bạn hãy quán niệm từng động thái: đứng… cầm… nắm… uống… nhưng khi bạn thực tập thiền hành bạn phải chú tâm đến ba giai đoạn của bước đi: dở, bước, đạp.
Thiền sinh phải nỗ lực tập luyện suốt ngày đêm mới có thể khai triển tâm đến tuệ giác thứ tư (tuệ biết được sự sinh diệt) và từ đó đạt đến những tuệ giác cao hơn.
Nguồn trích dẫn: Thực Tập Thiền Minh Sát Vipassanā – Mahasi Sayadaw
Bài Viết Liên Quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB