Sa–môn họ là ai
SA–MÔN HỌ LÀ AI❓
––––––––––––––––––––––––––––––
– Thưa đại đức! Có phải Đức Tôn Sư có thuyết rằng: “Bậc Thánh nhân là người đã diệt tận phiền não, người diệt tận phiền não được gọi là sa–môn”?
– Thưa, đúng vậy!
– Ở nơi khác, Đức Thế Tôn lại thuyết rằng: “Này các thầy tỳ khưu! Người nào có đầy đủ bốn pháp:
⑴ – có sự nhẫn nhục,
⑵ – biết tri túc về vật thực,
⑶ – dứt bỏ sự đam mê,
⑷ – không vướng bận,
thì Như Lai gọi là sa–môn!”
Thưa đại đức! Ở trên thì diệt tận phiền não gọi là sa–môn; còn ở dưới, chỉ đầy đủ bốn pháp nêu trên cũng được gọi là sa–môn?
Đầy đủ bốn pháp ấy thì một phàm tăng có tâm tu học, chưa chứng Thánh quả cũng có thể thành tựu được! Vậy thì biết tin định nghĩa nào là đúng, thưa đại đức?
– Định nghĩa nào cũng đúng cả, tâu đại vương!
– Thưa, không thể như vậy được. Một bên là diệt tận phiền não, một bên thì còn phiền não – sao đều cùng chung một tên gọi cao quý là sa–môn? Trẫm không đồng ý như thế!
Đại đức Na–tiên mỉm cười:
– Tâu đại vương! Trong các loài hoa có mặt trong quốc độ của đại vương, theo ý đại vương thì loài hoa nào quý báu hơn cả?
– Thưa, có lẽ bạch liên hoa là quý phái, sang trọng, tinh khiết và quý báu nhất!
– Quý báu, sang trọng nhất – cũng chỉ được gọi tên là hoa như các loài hoa tầm thường khác thôi sao, đại vương?
– Đấy là tên gọi gom chung lại, có tính tổng quát, thưa đại đức!
– Cũng như thế, sa–môn chỉ là tên gọi gom chung lại, có tính tổng quát như tên gọi hoa vậy, tâu đại vương!
🔸 Cứu cánh của sa–môn hạnh là diệt tận phiền não, nên những ai diệt tận phiền não thì được gọi là sa–môn.
🔹 Nhưng những vị tỳ khưu đang đi trên con đường ấy, kẻ thành tựu được bốn pháp, kẻ đang và sẽ thành tựu bốn pháp: ⑴ có sự nhẫn nhục, ⑵ biết tri túc về vật thực, ⑶ dứt bỏ sự đam mê, ⑷ không vướng bận – cũng đều được gọi là sa–môn cả thảy.
💮 Nếu như trong loài hoa, bạch liên hoa là cao quý nhất, thì cũng thế, trong hàng sa–môn, các sa–môn diệt tận phiền não rồi – là cao quý nhất!
– Trẫm đã hiểu.
– Ví như trong quốc độ của đại vương có rất nhiều loại gạo, nhưng gạo Sàli ngon nhất, thơm nhất, quý báu nhất. Cũng vậy, bậc hữu học sa–môn đang tu tập bốn pháp để diệt phiền não không cao quý bằng bậc vô lậu sa–môn đã diệt tận phiền não – nhưng họ đều có tên chung là sa–môn cả, tâu đại vương!
– Cảm ơn đại đức.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Mi Tiên Vấn Ðáp – 119. Thế nào gọi là Sa–môn?
https://www.budsas.net/uni/u–kinh–mitien/mitien–08.htm
––––––––––––––––––––––––––––––
VỊ SA–MÔN TRONG KINH PHÁP CÚ
https://budsas.net/uni/u–kinh–phapcu–ev/dhp_idx.htm
––––––––––––––––––––––––––––––
19. Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.
20. Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
142. Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì, phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh.
Vị ấy là phạm chí,
Hay sa môn, khất sĩ.
184. Chư Phật thường giảng dạy;
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng;
Niết bàn quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người.
254. Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn,
Chúng sanh thích hý luận,
Như Lai, hý luận trừ.
255. Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không dao động.
264. Ðầu trọc, không Sa môn
Nếu phóng túng, nói láo.
Ai còn đầy dục tham,
Sao được gọi Sa môn?
265. Ai lắng dịu hoàn toàn,
Các điều ác lớn nhỏ,
Vì lắng dịu ác pháp,
Ðược gọi là Sa môn.
311. Như cỏ sa vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh sa môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục.
332. Vui thay, hiếu kính mẹ,
Vui thay, hiếu kính cha,
Vui thay, kính Sa môn,
Vui thay, kính Hiền Thánh.
388. Dứt ác gọi Phạm chí,
Tịnh hạnh gọi Sa môn,
Tự mình xuất cấu uế,
Nên gọi bậc xuất gia.
––––––––––––––––––––––––––––––
VỊ SA–MÔN TRONG KINH TẠNG NIKAYA
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ)
Itivuttaka – Chương 4 – (CIII) (Cat. 4) (It. 104)
https://budsas.net/uni/u–kinh–tieubo1/tb14–ptnv3.htm
Này các Tỷ–kheo, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào
① không như thật quán tri: “Ðây là Khổ”,
② không như thật quán tri: “Ðây là Khổ tập”,
③ không như thật quán tri: “Ðây là Khổ diệt”,
④ không như thật quán tri: “Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt”.
Những Sa–môn, Bà–la–môn ấy, này các Tỷ–kheo, không được Ta chấp nhận là Sa–môn trong các hàng Sa–môn, hay là Bà–la–môn trong các Bà–la–môn.
Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa–môn hạnh hay mục đích Bà–la–môn hạnh.
Những Sa–môn hay Bà–la–môn nào, này các Tỷ–kheo,
① như thật quán tri: “Ðây là Khổ”,
② như thật quán tri: “Ðây là Khổ tập”,
③ như thật quán tri: “Ðây là Khổ diệt”,
④ như thật quán tri: “Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt”,
thời này các Tỷ–kheo, các Sa–môn hay Bà–la–môn ấy được Ta chấp nhận là Sa–môn trong các hàng Sa–môn, hay Bà–la–môn trong các hàng Bà–la–môn.
Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa–môn hạnh hay mục đích Bà–la–môn hạnh.
Những ai không quán tri,
Khổ và khổ hiện hữu,
Ở đấy, khổ hoàn toàn,
Ðược đoạn tận, không dư,
Và không biết đường ấy,
Ðưa đến chỉ tịnh khổ,
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Những vị nào quán tri,
Khổ và khổ tập khởi,
Ở đấy, khổ hoàn toàn,
Ðược đoạn tận, không dư;
Rõ biết con đường ấy,
Ðưa đến chỉ tịnh khổ,
Tâm giải thoát thành tựu,
Và cả tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già.
Bài viết liên quan
- Ai là bhikkhu – tỳ khưu, Web, FB
- Sa-môn họ là ai?, Web Link
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB