Sát Sinh
Sát Sinh
❌❌❌❌
– NVH: Thưa Sư!
Cho con được hỏi là: Cư sĩ mưu sinh bằng nghề mua bán động vật sống hoặc động vật đã chết (như thịt, thực phẩm khô được chế biến từ động vật…) có phạm tội sát sinh không?
Con xin cảm ơn Sư!
– @: Tạo Nghiệp sát sinh khi hội đủ chi phần phạm GIỚI SÁT SANH CÓ 5 CHI:
1– Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo).
2– Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇasaññitā).
3– Tính giết (Vadhakacittaṃ).
4– Ráng sức giết (Upakkamo).
5– Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena maranaṃ).
Bài viết liên quan:
- Các Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Giới, Web, FB
**********
NĂM NGHỀ BUÔN BÁN TRÁI ĐẠO CỦA CƯ SĨ
Đức Phật đã thuyết điều này cho các tỳ kheo nghe; một người cư sĩ không nên làm năm nghề buôn bán này:
1– Buôn bán vũ khí (Satthavaṇijjā), nghĩa là buôn bán bất cứ vật gì gọi là khí giới, công cụ dùng để giết hại nhau như gươm đao, cung nỏ, súng đạn v.v…
2– Buôn bán chúng sanh (Sattavaṇijjā), theo chú giải, giải thích điều gọi là buôn bán chúng sanh tức bán con người cho mua về làm nô lệ.
3– Buôn bán thịt (Maṃsavaṇijjā), theo chú giải, điều gọi là buôn bán thịt là buôn bán thú vật cho người ta mua về nuôi hoặc ăn thịt, kể cả việc mua đi bán lại thịt thú được giết mổ.
4– Buôn bán chất say (Majjavaṇijjā), nghĩa là buôn bán các chất làm cho say nghiện, như các loại rượu, cần sa á phiện…
5– Buôn bán độc dược (Visavaṇijjā), tức là buôn bán chất độc, thứ dùng để đầu độc hại chúng sanh.
Người cư sĩ nuôi sống bằng một trong các nghề buôn bán này gọi là người sống tà mạng. – A. III. 208
Nguồn trích dẫn: CƯ SĨ GIỚI PHÁP – Tỳ kheo Giác Giới
**********
Tăng chi bộ kinh – XVIII. Phẩm nam cư sĩ
Nguồn trích dẫn: Aṅguttara nikāya, xviii. Phẩm nam cư sĩ, (VII) (177) Người Buôn Bán
– Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ–kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc.
Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ–kheo, một nam cư sĩ không nên làm.
––––––––––––––––––––––––––––––
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – XV. Phẩm tikandaki – (V) (145) Con Ðường Ðến Ðịa Ngục
—Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là năm?
① Sát sanh, ② lấy của không cho, ③ tà hạnh trong các dục, ④ nói láo, ⑤ đắm say trong rượu men, rượu nấu.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là năm?
① Từ bỏ sát sanh, ② từ bỏ lấy của không cho, ③ từ bỏ tà hạnh trong các dục, ④ từ bỏ nói láo, ⑤ từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
––––––––––––––––––––––––––––––
Hỏi Đáp 10/2021
– CT: Dạ. Con xin đảnh lễ sư. Thưa thầy, con có vấn đề cần hỏi. Mong thầy có thể giải đáp.
1. Thai 5 tuần tuổi thì đã là chúng sinh chưa?
2. Nếu bỏ thai như vậy thì phạm phải tội sát sinh nặng lắm không? Con đọc sách thì bảo nếu con cái giết cha mẹ thì lúc chết sẽ nhất định rơi vào địa ngục A Tỳ. Còn trong trường hợp phá thai, thì không biết sẽ thế nào.
3. Thầy có lời khuyên gì trong trường hợp này không ạ. Làm điều gì là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này. Con thì khuyên bạn con cố gắng giữ lại nuôi. Nhưng lời khuyên của con có lẽ vẫn chưa được thuyết phục và đủ lời lẽ.
Mong thầy hoan hỷ giải đáp cho con và cho bạn con.
>>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:
⒈ Sau khi tử tâm chấm dứt thì Tâm kiết sanh có mặt (sinh khởi) và các sắc pháp đầu tiên cũng được sinh khởi trong trường hợp chúng sinh ngũ uẩn, bắt đầu cho một giai đoạn tương tục mới trong một kiếp sống mới của một chúng sinh. Một chúng sinh được coi là được sinh khởi cùng lúc với sự sinh khởi của tâm kiết sanh. Vậy phôi thai 5 tuần đã là một chúng sinh dưới dạng thai bào chờ ngày thoát thai ra khỏi bụng mẹ.
2. Nếu bỏ phá thai như vậy thì phạm tội sát sinh vì hội đủ 5 chi phần là: ① Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo). ② Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇasaññitā). ③ Có chủ ý giết chết (Vadhakacittaṃ). ④ Ráng sức giết (Upakkamo). ⑤ Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena maranaṃ).
Tội sát sinh cho quả nặng nhẹ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ theo mức độ lớn hay bé của chúng sinh (ví dụ sát sinh ruồi muỗi thì quả báo nhẹ hơn sát sinh chó mèo, voi ngựa), hay theo mức độ phát triển tâm linh (ví dụ sát sinh bậc Thánh thì quả báo sẽ vô cùng nặng so với sát sinh kẻ phàm phu, hoặc kẻ vô giới hạnh,…) … v.v…
3. Lời khuyên: tuyệt đối không sát sinh và không xúi dục người khác sát sinh. Thà phải chịu khổ đau trong kiếp sống làm người này nhưng vẫn còn có cơ hội ngay trong kiếp sống này được gặp và thực hành Chánh pháp tạo thiện nghiệp để tái sinh trong cảnh giới thiện lành sau này, hơn là sát sinh để rồi chịu quả tái sinh trong bốn đọa xứ, nhất là trong cảnh giới địa ngục nơi chỉ có khổ đau tàn khốc, không có mảy may cơ hội tạo thiện nghiệp.
Sát sinh là con đường dẫn thẳng tới địa ngục như Đức Phật đã dạy:
– Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là năm?
① Sát sanh, ② lấy của không cho, ③ tà hạnh trong các dục, ④ nói láo, ⑤ đắm say trong rượu men, rượu nấu.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là năm?
① Từ bỏ sát sanh, ② từ bỏ lấy của không cho, ③ từ bỏ tà hạnh trong các dục, ④ từ bỏ nói láo, ⑤ từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – XV. Phẩm tikandaki – (V) (145) Con Ðường Ðến Ðịa Ngục
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Tu tập Tâm và Tuệ tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Ghi chú:
Quả của ác nghiệp của người phạm điều giới sát sinh
Người nào phạm điều giới sát sinh, giết hại sinh mạng của chúng sinh, dù lớn dù nhỏ cũng tạo nên ác nghiệp sát sinh.
Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp sát sinh ấy cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới sát sinh, tạo ác nghiệp sát sinh có tội nhẹ, sau khi người ấy chết, ác nghiệp sát sinh ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ kiếp quá khứ.
Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 23 quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ kiếp quá khứ như sau:
1– Có thân hình tật nguyền.
2– Có thân hình không cân đối, xấu xí.
3– Là người chậm chạp.
4– Có lòng bàn tay, và dưới lòng bàn chân lõm sâu (không đều đặn).
5– Có thân hình xấu xí, đầy sẹo.
6– Có sắc diện tối tăm.
7– Có da thịt sần sùi.
8– Có tính hay sợ hãi.
9– Có sức khỏe yếu đuối.
10– Có lời nói lặp đi lặp lại, không suôn sẻ.
11– Bị mọi người ghét bỏ.
12– Có những bộ hạ tùy tùng bị chia rẽ.
13– Có tính hay giật mình, hoảng sợ.
14– Thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…
15– Là người si mê, ngu dốt.
16– Có rất ít bạn bè.
17– Có thân hình dị hợm, đáng ghê sợ.
18– Có thân hình kỳ dị.
19– Hay bệnh hoạn ốm đau.
20– Thường sầu não, lo sợ.
21– Con cháu thường xa lánh.
22– Mỗi kiếp thường bị chết yểu.
23– Bị chết do người khác giết.
Đó là 23 quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ trong kiếp quá khứ.
Bài viết liên quan
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Sát Sinh, Web, FB
- Ăn Chay Là Tu, Web, FB
- Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không?Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì?Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì?, Web, FB
- 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Ngũ Giới, Web, FB
- Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
- Một Số Phép Tắc Phật Tử Cần Biết, FB
- Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Hộ Độ Chư Tăng, FB
- Tu Sĩ Và Tiền Bạc
Phần 1/5: Cư sĩ hộ tăng cần biết, Web, FB