Sáu xứ không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ
SÁU XỨ KHÔNG NHIẾP PHỤC, KHÔNG PHÒNG HỘ, KHÔNG BẢO VỆ, KHÔNG THÂU NHIẾP, ĐEM LẠI ĐAU KHỔ❓
––––––––––––––––––––––––––––––
…
🔸 Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ–kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ. Thế nào là sáu?
❶ Mắt xúc xứ, này các Tỷ–kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
❷ Tai … ❸ Mũi … ❹ Lưỡi … ❺ Thân …
❻ Ý xúc xứ, này các Tỷ–kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
Sáu xúc xứ này, này các Tỷ–kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
🔹 Có sáu xúc này, này các Tỷ–kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc. Thế nào là sáu?
❶ Mắt xúc xứ, này các Tỷ–kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
❷ Tai … ❸ Mũi …❹ Lưỡi … ❺ Thân …
❻ Ý xúc xứ, này các Tỷ–kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
Sáu xúc xứ này, này các Tỷ–kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Hỡi các vị Tỷ–kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.
Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Ðối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối sắc, ta không thích”.
Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối tiếng, ta không thích”.
Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Ðối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.
Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.
Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Ðối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.
Ðối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.
Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ–kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: SN 35.94 – Không thâu nhiếp – Adantaaguttasutta— Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – V: Phẩm Từ Bỏ – 35.94. Thâu Nhiếp
https://suttacentral.net/sn35.94/vi/minh_chau
––––––––––––––––––––––––––––––
…
🔸 Này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời
❶ thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ
❷ … thích thú tiếng …
❸ …thích thú hương …
❹… thích thú vị …
❺… thích thú xúc …
❻ Này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
🔹 Này các Tỷ–kheo, Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác,
❶ sau khi như thật biết rõ ⑴ sự tập khởi, ⑵ sự đoạn diệt, ⑶ vị ngọt, ⑷ sự nguy hiểm và ⑸ xuất ly của sắc,
⇛⇛⇛ không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, Như Lai sống an lạc,
❷ ⇛⇛⇛ … không thích thú tiếng …
❸ ⇛⇛⇛ …không thích thú hương …
❹ ⇛⇛⇛ …không thích thú vị …
❺ ⇛⇛⇛ …không thích thú xúc …
❻ Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc.
Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Và toàn thể các pháp,
Khả lạc, hỷ, khả ý,
Như vậy, chúng được gọi.
Chư Thiên và Người đời,
Xem chúng là khả lạc,
Chỗ nào chúng đoạn diệt,
Thiên, Nhân thấy đau khổ.
Bậc Thánh thấy an lạc,
Khi thân kiến đoạn diệt,
Bậc Thánh xem trái ngược,
Mọi quan điểm của đời.
Ðiều người gọi là lạc,
Bậc Thánh gọi là khổ.
Ðiều người gọi là khổ,
Thánh nhân biết là lạc.
Thấy pháp khó nhận biết,
Kẻ vô trí mê loạn,
Tối tăm đối vô minh,
Mù lòa đối không thấy.
Thiện nhân mắt rộng mở,
Thấy rõ ràng ánh sáng,
Sống gần, biết rõ ràng,
Thuần thục trong pháp lớn.
Bị tham sanh chinh phục,
Bị dòng hữu cuốn trôi,
Bị Ác ma chi phối,
Không giác ngộ pháp này.
Ngoài Thánh không có ai,
Giác ngộ con đường này,
Con đường đạt Niết–bàn,
Chánh trí thoát lậu hoặc.
🔸 Này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời
❶ thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ
❷ … thích thú tiếng …
❸ …thích thú hương …
❹… thích thú vị …
❺… thích thú xúc …
❻ Này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
🔹 Này các Tỷ–kheo, Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác,
❶ sau khi như thật biết rõ ⑴ sự tập khởi, ⑵ sự đoạn diệt, ⑶ vị ngọt, ⑷ sự nguy hiểm và ⑸ xuất ly của sắc,
⇛⇛⇛ không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tán, đoạn diệt, này các Tỷ–kheo, Như Lai sống an lạc,
❷ ⇛⇛⇛ … không thích thú tiếng …
❸ ⇛⇛⇛ …không thích thú hương …
❹ ⇛⇛⇛ …không thích thú vị …
❺ ⇛⇛⇛ …không thích thú xúc kkởi Sau khi như thật biết rõ sự tập kkởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: SN 35.136 – Paṭhamarūpārāmasutta – Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – IV: Phẩm Devadaha – 35.136. Không Thâu Nhiếp (1)
https://suttacentral.net/sn35.136/vi/minh_chau
FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB