Tham ái dẫn đi tái sanh

THAM ÁI DẪN ĐI TÁI SANH

“Do tham ái tạo thành nhân căn của hiện hữu mới nên Đức Thế Tôn đã xác định: Tham Ái là nhân của tái sanh.”

Tham ái này đưa đến tái sanh như thế nào sẽ được minh hoạ qua hai câu chuyện ở đây. Thực ra có hàng ngàn câu chuyện chứng minh cho sự kiện này, nhưng xin được lấy một câu chuyện từ các bản Chú Giải Pāḷi và một câu chuyện của thời hiện đại này.

LUYẾN ÁI VỢ TÁI SANH LÀM RẮN, CHÓ VÀ BÒ

Trong một ngôi làng nọ ở Sri Lanka (Tích Lan) có một người đàn ông ăn ở bậy bạ với vợ của anh mình. Người phụ nữ này lại luyến ái mạnh mẽ với nhân tình của mình hơn người chồng hợp pháp của cô ta. Vì thế cô ta đã xúi giục tình nhân của mình khử người anh trai của hắn đi. Người đàn ông liền phản đối,

“Này mụ! Đừng bao giờ nói như vậy nha.”

Nhưng rồi cô ta cứ lập đi lập lại đề nghị của mình tới ba lần, gã nhân tình mới hỏi, “Anh sẽ làm việc đó như thế nào?”

Cô ta trả lời, “Anh hãy đi với cái rìu này và chờ ở mé sông gần cây bạch hoa lớn. Em sẽ gọi hắn tới đó.”

Nghe như vậy, người đàn ông tiến hành đi đến đó ẩn mình sau những cành cây, và chờ anh mình đến.

Khi người chồng làm xong công việc trở về từ trong rừng, người vợ ra vẻ trìu mến và âu yếm vuốt tóc anh ta rồi nói: “Anh cần phải gội tóc cho sạch anh ạ, đầu anh dơ quá rồi đấy. Sao anh không đi ra bờ sông chỗ cây bạch hoa lớn ấy để gội đầu?”

Sung sướng với ý nghĩ, “vợ ta hôm nay thật là dịu dàng và trìu mến đối với ta,” vì thế anh vội đi ra bến tắm ở mé sông. Trong khi anh ta đang cúi xuống để gội đầu thì người em từ nơi ẩn nấp đi ra và với cái rìu, chặt đứt đầu anh ta một cách tàn nhẫn.

Do tâm luyến ái dính chặt vào người vợ, anh ta tái sanh làm một con rắn lục (một loại rắn ăn chuột, theo các học giả Tích Lan). Vẫn còn luyến ái vợ của mình, con rắn bò vào nhà và từ trên mái nhà nó thòng đầu xuống chỗ người đàn bà. Biết rằng con rắn hẳn phải là chồng cũ của mình, cô ta kêu người đập chết nó và quăng xác đi thật xa.

Ngay cả sau khi đã chết từ kiếp rắn, sự luyến ái của anh ta đối với người vợ cũ vẫn còn mãnh liệt, và anh ta tái sanh làm một con chó ngay trong căn nhà cũ của mình. Dù là chó song nó vẫn dính mắc vào người vợ cũ, nên khi cô ta đi đâu con chó đi theo đấy. Người trong làng thấy thế chế nhạo, “Bà thợ săn đi cùng với con chó kìa. Không biết là cô ta đi về hướng nào!” Thế là cô ta lại yêu cầu gã tình nhân giết con chó đi.

Con chó chết, nhưng sự luyến ái của nó vẫn mạnh mẽ và dai dẳng, nó tái sanh làm con bê ngay tại căn nhà ấy. Con bê cũng lẽo đẽo đi theo cô bất cứ chỗ nào cô đi, lôi kéo sự cười đùa và chế nhạo của mọi người một lần nữa, “Nhìn kìa, người chăn bò đã xuất hiện. Không biết đồng cỏ nào cho con bò của cô đi đến ăn cỏ hôm nay!” Và người đàn bà lại yêu cầu gã nhân tình của mình giết chết con bê. Tuy nhiên sự luyến ái dai dẳng của anh ta với người vợ cũ lại khiến cho anh phải tái sanh, lần này trong chính bào thai của cô ta.

Trong cõi nhân loại mà anh trở lại lần này, anh được sanh ra với trí nhớ về các tiền kiếp (jātissara ñāṇa). Dùng trí này, anh nhớ lại bốn kiếp đã qua và vô cùng đau buồn khi biết rằng: những kiếp ấy đều bị kết liễu theo đề nghị của người vợ cũ của anh.

“Thật mỉa mai thay! Sao ta phải tái sanh trong bào thai của một kẻ thù nghịch như thế này chứ” anh ai oán.

Từ đó anh nhất định không để cho người mẹ, là kẻ thù của anh, chạm vào người. Hễ khi nào người mẹ cố gắng ôm nó, đứa bé gào khóc một cách ầm ĩ. Vì thế ông nội phải đảm nhiệm công việc chăm sóc đứa bé.

Khi đứa bé đến tuổi biết nói, ông nội nó hỏi, “Này cháu yêu, sao mỗi lần mẹ cháu muốn ôm cháu vào lòng, cháu lại khóc ré lên như vậy?

“Đối với cháu người đàn bà này không phải là mẹ. Bà ta là kẻ thù đã giết cháu trong bốn kiếp liên tiếp”.

Nói như vậy xong, đứa bé kế lại cho ông nội nó nghe toàn bộ câu chuyện của bốn kiếp vừa qua.

Nghe được câu chuyện buồn thảm này, ông già bật khóc, ôm lấy đứa cháu vào lòng và nói: “Đến đây, này đứa cháu khốn khổ của ông, chúng ta hãy bỏ trốn, Ông thấy ở lại đây chẳng có lợi gì”.

Thế là họ bỏ trốn và đến sống trong một tu viện, ở đây họ được cho xuất gia, và đúng thời, nhờ hành thiền, đắc Đạo Quả A–la–hán.

Bài học rút ra từ những tình tiết trong câu chuyện này là sự luyến ái làm phát sanh các kiếp sống mới ngay tại nơi có sự luyến ái ấy. Câu chuyện đã xác minh rõ ràng sự thực trong lời dạy của Đức Phật, ponobhavikā… (luyến ái dẫn đến tái sanh).

Tuy nhiên sau các kiếp sống làm rắn, làm chó, làm bê, mà mỗi kiếp chấm dứt bằng một cái chết dữ, trong kiếp sống cuối cùng của một con người, khi anh ta đắc A–la–hán Thánh Quả, tham ái (taṇhā) bị dập tắt hoàn toàn. Sẽ không còn tái sanh đối với anh ta nữa, và anh ta sẽ được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi hình thức của khổ đau.

Hãy ghi nhớ kỹ trong tâm bài học của câu chuyện này và cố gắng để giải thoát khỏi mọi khổ đau qua việc hành thiền vipassanā. Những câu chuyện trích dẫn tương tợ như thế này trong Kinh Điển và các bản chú giải Pāḷi không thiếu.

Bây giờ chúng tôi sẽ bàn đến một số sự kiện đã gặp trong thời hiện đại

SANH LÀM TRÂU VÌ SỐ TIỀN 40 KYATS (Kayts: tiền Miến)

Trong một con phố nọ ở huyện Monywa, có một người đàn ông làm nghề cho vay tiền trong thời kỳ cai trị của Anh. Một lần, ông ta yêu cầu người nông dân nọ trả nợ trong khi người này nói số tiền mượn đó anh đã trả rồi.

Người cho vay tiền cứ nằng nặc cho rằng anh nông dân này chưa trả. Cuối cùng, ông tuyên bố, “Nếu như tôi thực sự có đòi anh trả hai lần số tiền 40 kyats mà anh nói là đã trả rồi ấy thì cầu cho tôi sanh làm con trâu trong nhà của anh đi.”

Với lời thề này, ông ép anh nông dân phải trả số tiền nợ một lần nữa. Như vậy, anh nông dân nghèo buộc phải trả hai lần số tiền mà anh đã mượn.

Không lâu sau đó, người cho vay tiền chết. Và trong nhà anh nông dân, người đã phải trả hai lần số tiền mượn, một con nghé sanh ra. Đoán rằng người cho vay tiền đã tái sanh làm con nghé trong nhà mình, người nông dân nghèo thử gọi con nghé, “Sayā, Sayā, đến đây con,” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền trước đây. Lạ thay, con nghé đáp lại lời gọi của anh và đi đến bên anh.

Lúc này anh tin chắc rằng người cho vay tiền cũ đã thực sự tái sanh làm con trâu trong nhà anh, đúng theo lời thề của ông ta, người nông dân bắt đầu đem chuyện này kể với mọi người.

Con gái của người cho vay tiền nghe được điều này liền kiện anh nông dân ra toà, vì đã nói xấu cha cô.

Vị thẩm phán nhận xử vụ kiện cho đòi nguyên cáo, bị cáo và con trâu cùng với các nhân chứng của cả hai bên đến.

Tại toà, người nông dân gọi con trâu, “Sayā, hãy đến đây” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền. Con trâu nghe lời anh và đi đến. Con gái người cho vay tiền thường gọi cha mình là “Shi, Shi”. Khi cô gọi “Shi, Shi” ở toà án, con trâu cũng đi đến bên cô. Vị thẩm phán đi đến kết luận rằng: anh nông dân nghèo nói đúng sự thật (không có ý định nói xấu ai cả) và do đó huỷ bỏ vụ kiện.

Từ câu chuyện này, chúng ta thấy không khó để tin rằng: từ là một người vẫn có thể tái sanh làm một con trâu như thường. Bởi thế, Đức Phật nói: taṇhā hay ái sẽ dẫn đến tái sanh. Cũng cần phải chú ý rằng: thề bậy có thể đưa một người đến tai hoạ khủng khiếp như vậy.

Trích trong: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân

Cố Đại Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Tỳ Kheo Pháp Thông dịch

Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.

THAM ÁI DẪN ĐI TÁI SANH

“Do tham ái tạo thành nhân căn của hiện hữu mới nên Đức Thế Tôn đã xác định: Tham Ái là nhân của tái sanh.”

Tham ái này đưa đến tái sanh như thế nào sẽ được minh hoạ qua hai câu chuyện ở đây. Thực ra có hàng ngàn câu chuyện chứng minh cho sự kiện này, nhưng xin được lấy một câu chuyện từ các bản Chú Giải Pāḷi và một câu chuyện của thời hiện đại này.

LUYẾN ÁI VỢ TÁI SANH LÀM RẮN, CHÓ VÀ BÒ

Trong một ngôi làng nọ ở Sri Lanka (Tích Lan) có một người đàn ông ăn ở bậy bạ với vợ của anh mình. Người phụ nữ này lại luyến ái mạnh mẽ với nhân tình của mình hơn người chồng hợp pháp của cô ta. Vì thế cô ta đã xúi giục tình nhân của mình khử người anh trai của hắn đi. Người đàn ông liền phản đối,

“Này mụ! Đừng bao giờ nói như vậy nha.”

Nhưng rồi cô ta cứ lập đi lập lại đề nghị của mình tới ba lần, gã nhân tình mới hỏi, “Anh sẽ làm việc đó như thế nào?”

Cô ta trả lời, “Anh hãy đi với cái rìu này và chờ ở mé sông gần cây bạch hoa lớn. Em sẽ gọi hắn tới đó.”

Nghe như vậy, người đàn ông tiến hành đi đến đó ẩn mình sau những cành cây, và chờ anh mình đến.

Khi người chồng làm xong công việc trở về từ trong rừng, người vợ ra vẻ trìu mến và âu yếm vuốt tóc anh ta rồi nói: “Anh cần phải gội tóc cho sạch anh ạ, đầu anh dơ quá rồi đấy. Sao anh không đi ra bờ sông chỗ cây bạch hoa lớn ấy để gội đầu?”

Sung sướng với ý nghĩ, “vợ ta hôm nay thật là dịu dàng và trìu mến đối với ta,” vì thế anh vội đi ra bến tắm ở mé sông. Trong khi anh ta đang cúi xuống để gội đầu thì người em từ nơi ẩn nấp đi ra và với cái rìu, chặt đứt đầu anh ta một cách tàn nhẫn.

Do tâm luyến ái dính chặt vào người vợ, anh ta tái sanh làm một con rắn lục (một loại rắn ăn chuột, theo các học giả Tích Lan). Vẫn còn luyến ái vợ của mình, con rắn bò vào nhà và từ trên mái nhà nó thòng đầu xuống chỗ người đàn bà. Biết rằng con rắn hẳn phải là chồng cũ của mình, cô ta kêu người đập chết nó và quăng xác đi thật xa.

Ngay cả sau khi đã chết từ kiếp rắn, sự luyến ái của anh ta đối với người vợ cũ vẫn còn mãnh liệt, và anh ta tái sanh làm một con chó ngay trong căn nhà cũ của mình. Dù là chó song nó vẫn dính mắc vào người vợ cũ, nên khi cô ta đi đâu con chó đi theo đấy. Người trong làng thấy thế chế nhạo, “Bà thợ săn đi cùng với con chó kìa. Không biết là cô ta đi về hướng nào!” Thế là cô ta lại yêu cầu gã tình nhân giết con chó đi.

Con chó chết, nhưng sự luyến ái của nó vẫn mạnh mẽ và dai dẳng, nó tái sanh làm con bê ngay tại căn nhà ấy. Con bê cũng lẽo đẽo đi theo cô bất cứ chỗ nào cô đi, lôi kéo sự cười đùa và chế nhạo của mọi người một lần nữa, “Nhìn kìa, người chăn bò đã xuất hiện. Không biết đồng cỏ nào cho con bò của cô đi đến ăn cỏ hôm nay!” Và người đàn bà lại yêu cầu gã nhân tình của mình giết chết con bê. Tuy nhiên sự luyến ái dai dẳng của anh ta với người vợ cũ lại khiến cho anh phải tái sanh, lần này trong chính bào thai của cô ta.

Trong cõi nhân loại mà anh trở lại lần này, anh được sanh ra với trí nhớ về các tiền kiếp (jātissara ñāṇa). Dùng trí này, anh nhớ lại bốn kiếp đã qua và vô cùng đau buồn khi biết rằng: những kiếp ấy đều bị kết liễu theo đề nghị của người vợ cũ của anh.

“Thật mỉa mai thay! Sao ta phải tái sanh trong bào thai của một kẻ thù nghịch như thế này chứ” anh ai oán.

Từ đó anh nhất định không để cho người mẹ, là kẻ thù của anh, chạm vào người. Hễ khi nào người mẹ cố gắng ôm nó, đứa bé gào khóc một cách ầm ĩ. Vì thế ông nội phải đảm nhiệm công việc chăm sóc đứa bé.

Khi đứa bé đến tuổi biết nói, ông nội nó hỏi, “Này cháu yêu, sao mỗi lần mẹ cháu muốn ôm cháu vào lòng, cháu lại khóc ré lên như vậy?

“Đối với cháu người đàn bà này không phải là mẹ. Bà ta là kẻ thù đã giết cháu trong bốn kiếp liên tiếp”.

Nói như vậy xong, đứa bé kế lại cho ông nội nó nghe toàn bộ câu chuyện của bốn kiếp vừa qua.

Nghe được câu chuyện buồn thảm này, ông già bật khóc, ôm lấy đứa cháu vào lòng và nói: “Đến đây, này đứa cháu khốn khổ của ông, chúng ta hãy bỏ trốn, Ông thấy ở lại đây chẳng có lợi gì”.

Thế là họ bỏ trốn và đến sống trong một tu viện, ở đây họ được cho xuất gia, và đúng thời, nhờ hành thiền, đắc Đạo Quả A–la–hán.

Bài học rút ra từ những tình tiết trong câu chuyện này là sự luyến ái làm phát sanh các kiếp sống mới ngay tại nơi có sự luyến ái ấy. Câu chuyện đã xác minh rõ ràng sự thực trong lời dạy của Đức Phật, ponobhavikā… (luyến ái dẫn đến tái sanh).

Tuy nhiên sau các kiếp sống làm rắn, làm chó, làm bê, mà mỗi kiếp chấm dứt bằng một cái chết dữ, trong kiếp sống cuối cùng của một con người, khi anh ta đắc A–la–hán Thánh Quả, tham ái (taṇhā) bị dập tắt hoàn toàn. Sẽ không còn tái sanh đối với anh ta nữa, và anh ta sẽ được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi hình thức của khổ đau.

Hãy ghi nhớ kỹ trong tâm bài học của câu chuyện này và cố gắng để giải thoát khỏi mọi khổ đau qua việc hành thiền vipassanā. Những câu chuyện trích dẫn tương tợ như thế này trong Kinh Điển và các bản chú giải Pāḷi không thiếu.

Bây giờ chúng tôi sẽ bàn đến một số sự kiện đã gặp trong thời hiện đại

SANH LÀM TRÂU VÌ SỐ TIỀN 40 KYATS (Kayts: tiền Miến)

Trong một con phố nọ ở huyện Monywa, có một người đàn ông làm nghề cho vay tiền trong thời kỳ cai trị của Anh. Một lần, ông ta yêu cầu người nông dân nọ trả nợ trong khi người này nói số tiền mượn đó anh đã trả rồi.

Người cho vay tiền cứ nằng nặc cho rằng anh nông dân này chưa trả. Cuối cùng, ông tuyên bố, “Nếu như tôi thực sự có đòi anh trả hai lần số tiền 40 kyats mà anh nói là đã trả rồi ấy thì cầu cho tôi sanh làm con trâu trong nhà của anh đi.”

Với lời thề này, ông ép anh nông dân phải trả số tiền nợ một lần nữa. Như vậy, anh nông dân nghèo buộc phải trả hai lần số tiền mà anh đã mượn.

Không lâu sau đó, người cho vay tiền chết. Và trong nhà anh nông dân, người đã phải trả hai lần số tiền mượn, một con nghé sanh ra. Đoán rằng người cho vay tiền đã tái sanh làm con nghé trong nhà mình, người nông dân nghèo thử gọi con nghé, “Sayā, Sayā, đến đây con,” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền trước đây. Lạ thay, con nghé đáp lại lời gọi của anh và đi đến bên anh.

Lúc này anh tin chắc rằng người cho vay tiền cũ đã thực sự tái sanh làm con trâu trong nhà anh, đúng theo lời thề của ông ta, người nông dân bắt đầu đem chuyện này kể với mọi người.

Con gái của người cho vay tiền nghe được điều này liền kiện anh nông dân ra toà, vì đã nói xấu cha cô.

Vị thẩm phán nhận xử vụ kiện cho đòi nguyên cáo, bị cáo và con trâu cùng với các nhân chứng của cả hai bên đến.

Tại toà, người nông dân gọi con trâu, “Sayā, hãy đến đây” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền. Con trâu nghe lời anh và đi đến. Con gái người cho vay tiền thường gọi cha mình là “Shi, Shi”. Khi cô gọi “Shi, Shi” ở toà án, con trâu cũng đi đến bên cô. Vị thẩm phán đi đến kết luận rằng: anh nông dân nghèo nói đúng sự thật (không có ý định nói xấu ai cả) và do đó huỷ bỏ vụ kiện.

Từ câu chuyện này, chúng ta thấy không khó để tin rằng: từ là một người vẫn có thể tái sanh làm một con trâu như thường. Bởi thế, Đức Phật nói: taṇhā hay ái sẽ dẫn đến tái sanh. Cũng cần phải chú ý rằng: thề bậy có thể đưa một người đến tai hoạ khủng khiếp như vậy.

Trích trong: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân

Cố Đại Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Tỳ Kheo Pháp Thông dịch

Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 18/7/2024